Cách Trồng Dưa Leo Hữu Cơ Tại Nhà - AZ Farming
Có thể bạn quan tâm
Cách trồng dưa leo (dưa chuột) tại nhà đang được nhiều bà con yêu thích trồng rau tại nhà rất quan tâm, đây là một trong những loại rau củ quả có nhiều lợi ích và xuất hiện trong nhiều món ăn hằng ngày trong các mâm cơm gia đình việt.
Trong bài viết này, hãy cùng AZ Farming tìm hiểu chi tiết về thông tin, cách trồng, chăm sóc và thu hoạch dưa leo nhé!
#1 Một số thông tin về dưa leo
Dưa leo hay thường gọi là Dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus, là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí được trồng và làm thực phẩm ở hầu hết các quốc gia trên Thế giới.
Quả của các giống dưa chuột có hình trụ nhưng thuôn dài với các đầu thuôn nhọn, chiều dài trung bình là 15-25cm và đường kính 5-10cm. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, mùi vị thơm ngon dễ ăn mà dưa leo trở thành một trong những loại thực phẩm phổ biến đặc biệt là ở Việt Nam.
Một số thông tin thực vật của loài dưa chuột:
Tên khoa học | Cucumis sativus |
Tên gọi khác | Cucumber |
Loài (species) | C. sativus |
Chi (genus) | Cucumis |
Họ (familia) | Cucurbitaceae; Juss |
Bộ (ordo) | Cucurbitales |
Lớp (class) | Plantae |
Loại thực vật | Cây dây leo |
#2 Cách trồng dưa leo tại nhà
Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam thì Dưa leo có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tùy vào vụ trồng khác nhau mà dưa leo cho ra năng suất và chất lượng quả khác nhau. Thời điểm tốt để trồng dưa chuột là từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm sau hoặc từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8.
Về cơ bản thì đây là một loại cây khó trồng vì chúng rất dễ bị sâu bệnh tấn công. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về điều kiện sinh trưởng của dưa leo:
Nhiệt độ | 25 – 30 độ C |
Ánh sáng | Tối thiểu 6-8 giờ sáng mỗi ngày |
Đất trồng | Đất pha cát, đất nhiều mùn hay đất phù sa |
Độ pH đất | 5.5-6.8 |
Nhu cầu nước | Trung bình |
Phân bón | Phân hữu cơ, phân bón lá |
Nhân Giống | Gieo hạt |
Sâu bệnh | Các loại nấm, thối rễ, bọ dưa… |
Chuẩn bị thùng trồng
Thùng chứa trồng dưa leo tại nhà có thể là các loại chậu nhựa chuyên dụng, thùng xốp, các loại bao trồng cây…tùy vào điều kiện và sử thích của mỗi người. Thùng trồng cần có lỗ thoát nước dưới đáy để đảm bảo độ thoát nước của đất trồng.
Chuẩn bị đất trồng dưa leo
Dưa leo không quá kén đất trồng, nó có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất như: đất cát pha, đất mùn hay đất phù sa, tuy nhiên đất cần đảm bảo đất giàu dinh dưỡng bằng cách trộn phân trộn hoặc phân chuồng ủ trước khi gieo hạt hoặc trồng cây con..
Đối với những bà con ở các khu đô thị thì có thể sử dụng các loại đất trồng rau chuyên dụng như: đất trồng rau AZ Farming, đất sạch Tribat… Đối với các loại đất này, bà con chỉ cần mua về và sử dụng ngay rất tiện dụng.
Chọn mua hạt giống
Hiện nay có rất nhiều giống dưa leo F1 từ các nước Mỹ, Nhật, Thái Lan…bà con có thể dễ dàng tìm mua. Bà con nên mua hạt giống tại các cơ sở phân phối có uy tín để đảm bảo mua được hạt giống tốt nhé!
Các bước trồng dưa leo tại nhà
Bước 1: ngâm hạt giống trong nước ẩm từ 2-3 tiếng, sau đó vớt ra ủ bằng khăn giấy, bông gòn hay vải ướt trong 12 giờ.
Bước 2: bà con có thể gieo hạt trực tiếp vào thùng chứa trồng cây hoặc ươm hạt bằng khay ươm (nếu có điều kiện thì AZ Farming khuyên bạn nên ươm hạt trong khay ươm).
Nếu gieo trực tiếp thì nên gieo 3-4 hạt trong một lỗ, độ sâu của lỗ là 1-2cm, lỗ cách lỗ 40 – 50cm.
Bước 3: khi cây được con cao khoảng 10cm, cây cứng cáp thì bà con có thể chuyển cây từ khay ươm ra trồng trong thùng đất. Trong thời gian cây còn nhỏ thì cần che bóng râm cho cây.
Bước 4: khi cây bắt đầu lớn thì bà con bắt đầu làm giàn cho cây leo, có nhiều cách làm giàn khác nhau như dùng dây, dùng lưới, dùng thành tre gỗ sắt….
#3 Cách chăm sóc cây dưa leo
Ánh sáng
Dưa chuột phát triển mạnh trong điều kiện ánh nắng đầy đủ, tối thiểu là cây cần 6 giờ sáng mỗi ngày.
Tưới nước
Dưa leo cần nhiều nước để phát triển nhưng không ưa đất úng nước vì thế bạn cần tưới nước thường xuyên nhưng với liều lượng vừa đủ và chú ý đến khả năng thoát nước của đất trồng.
Bón phân cho dưa chuột
Vào tuần thứ 3 bà con bắt đầu bón đạm + lân + kali cho cây. Nếu trồng theo hướng hữu cơ thì bà con không cần dùng phân NPK hóa học mà cùng các loại phân như:• Phân trùn quế hoặc dịch trùn quế: bổ sung các chất dinh dưỡng và các loại acid rất tốt cho đất.• Định đạm chuối: cung cấp kali cho cây• Phân đạm cá: cung cấp lượng nới đạm (Nitơ)
Khoảng 30 – 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, ngoài bổ sung chất dinh dưỡng vào đất trồng thì bà con có thể bón thêm phân bón lá phun lên dàn dưa leo để giúp cây đậu quả tốt hơn.
Cắt tỉa
Cắt tỉa bấm ngọn là việc làm quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của giàn dưa leo. Tỉa bỏ bớt các lá ở phần gốc, nếu cây ra nhiều trái non thì bà con cũng cần cắt bỏ bớt chỉ để lại số trái vừa phải để chất lượng quả dưa leo sau này sẽ to và ngon hơn. Việc cắt tỉa làm thông thoáng giàn dưa chuột cũng giúp hạn chế bớt sâu bệnh.
Phòng trị sâu bệnh trên cây dưa leo
Dưa leo rất dễ bị nấm bệnh và các loại sâu, côn trùng gây hại tấn công như (các loại bệnh rỉ sắt, bệnh phấn trắng, bọ dưa chuột, bọ trĩ, sâu xám, sâu vẽ bùa, sâu xanh ăn lá…). Trong bài viết này với tiêu chí hướng dẫn cách trồng dưa leo tại nhà theo hướng hữu cơ vì thế AZ Farming không sẽ đề cập đến các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp sinh học an toàn.
Để bảo vệ cây dưa leo một cách tổng thể, bà con có thể sử dụng loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật toàn diện. Khi trồng cây 20 ngày, bà con phun liên tục 5-7 ngày, sau đó ngưng 7-10 ngày và tiếp tục phun liên tiếp 5 ngày và lặp lại chu kỳ này. Với cách phun này thì ngoài công dụng tiêu diện sâu bệnh thì còn có công dụng cắt đứt vòng đời của các loại sâu và côn trùng gây hại.
#4 Cách thu hoạch và bảo quản dưa leo
Tùy thuộc vào từng giống dưa leo và điều kiện chăm sóc mà bạn có thể thu hoạch dưa leo sau 60-80 ngày trồng. Bà con nên tiến hành thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Sau khi đã thu hoạch hết thì bà con cần bón phân 2 lần 1 tuần cho cây để cây tiếp tục ra quả lứa tiếp theo.
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch dưa leo là khi quả dưa vừa chín tới (hơi non) bằng cách quan sát đầu quả dưa còn cánh hoa chưa rụng hết và còn lớp phấn trắng dính trên vỏ dưa chuột.
Dưa leo có thể ăn ngay sau khi thu hoặc, hoặc bảo quản trong tủ lạnh từ 4-7 ngày. Để sử dụng dưa được lâu thì bạn có thể làm món dưa muối và sử dụng dần.
Bài viết cùng chủ đề
- Cách trồng măng tây (hướng dẫn chi tiết)
- Cách trồng và chăm sóc rau arugula
- Cách trồng rau xà lách hữu cơ tại nhà
Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.
Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy
- Nhấn tin
- Chat zalo
- Messenger
- Gọi điện
- Đầu trang
Đăng nhập
Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *
Mật khẩu *
Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập
Quên mật khẩu?
Từ khóa » Trồng Dưa Leo ở Mỹ
-
Cách Trồng Cây Dưa Leo Trong Chậu ở Mỹ - YouTube
-
#3-Trồng Dưa Leo ở San Jose, Cali - YouTube
-
Cuộc Sống ở Mỹ : Ngắt đọt Dưa Leo, Khổ Qua / Hè 2018 - YouTube
-
Thu Hoạch Xà Lách,Rau Sống, Dưa Leo ở Mỹ - YouTube
-
【HOT】Hạt Giống Dưa Chuột Mỹ Siêu Dài Armenia - Chất Lượng F1
-
DƯA LEO SIÊU DÀI MỸ SNAKE - BaTriVina
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Dưa Leo Tại Nhà
-
HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT RẮN MỸ | Shopee Việt Nam
-
Tự Trồng Dưa Leo Tại Nhà Rất đơn Giản
-
[DOC] 5. Tổng Quan ở Việt Nam Và Thế Giới 5.1. Tình Hình Sản Xuất Và Tiêu ...
-
Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo-cách Trồng Dưa Leo đạt Năng Suất Cao
-
Cách Trồng Dưa Leo Trên Sân Thượng Sai Trĩu Quả - Lisado
-
Trồng Dưa Leo Lãi 15 Triệu đồng/công
-
MÔ HÌNH TRỒNG TRỒNG DƯA LEO XEN BẮP MANG LẠI HIỆU ...