Cách Trồng Dưa Leo Tại Nhà Trong Thùng Xốp
Có thể bạn quan tâm
Dưa leo là loại quả quen thuộc và được sử dụng phổ biến hàng ngày. Trồng dưa leo không yêu cầu kỹ thuật quá cầu kỳ tuy nhiên đối với những nơi có diện tích đất khiêm tốn thì việc muốn sở hữu một vườn dưa leo trĩu quả là một vấn đề lớn. Cùng Lisado tìm hiểu cách trồng dưa leo trong thùng xốp đơn giản và hiệu quả.
Đặc điểm của dưa leo
Nội dung chính:
- Đặc điểm của dưa leo
- Thời vụ trồng dưa leo
- Cách chọn hạt giống dưa leo
- Cách trồng dưa leo trong thùng xốp
- Cách ủ hạt giống dưa leo
- Cách gieo hạt dưa leo
- Cách chăm sóc dưa leo tại nhà trong thùng xốp
- Phòng ngừa sâu bệnh cho dưa leo
- Thu hoạch dưa leo như thế nào là hợp lý nhất?
Dưa leo hay dưa chuột là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae). Chúng được xem là loại rau ăn quả thương mại quan trọng và được trồng lâu đời trên thế giới dần trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Dưa leo là cây có bộ rễ phát triển kém chúng chỉ mọc cách mặt đất khoảng 30 – 40cm. Thân cây dây leo dài trung bình từ 1-3m có nhiều tua cuốn bám lên các giá thể để định hình và phát triển, lá đơn to mọc cách trên thân, rìa lá có nhiều răng cưa.
Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, hoa cái thường mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành chùm từ 5 – 7 hoa và thường tự thụ phấn bằng côn trùng hay gió.
Quả dưa leo lúc còn non có gai xù xì nhưng khi trái lớn gai từ từ mất đi thay vào đó là vẻ bề ngoài căng mọng nước. Tùy theo từng giống dưa mà trái của chúng cũng có màu sắc khác nhau. Thông thường khi còn xanh chúng có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn sau khi chín trái chuyển dần sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh, tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau khi hoa nở.
Thời vụ trồng dưa leo
Về lý thuyết dưa leo hay dưa chuột có thể trồng quanh năm tuy nhiên dưa chuột là cây ưa thời tiết nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất cho dưa chuột phát triển là vào khoảng 20 – 30 độ C. Do đó chúng không thích hợp trồng vào thời tiết lạnh giá của mùa đông đặc biệt là mùa đông của miền Bắc. Đối với những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm có thể trồng dưa chuột mọi lúc.
Còn đối với những khu vực thời tiết nắng nóng mưa nhiều cũng không quá thích hợp trồng dưa chuột bởi nếu quá nắng chúng sẽ phát triển chậm lại. Còn khu vực miền bắc có mùa đông lạnh thì nên tránh những tháng nắng nóng cao điểm (tháng 5, 6, 7) và những tháng rét đậm (tháng 11, 12) thì có thể trồng được loại cây này.
Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều dòng dưa chuột được nghiên cứu mới ra hoặc nhập khẩu từ nước ngoài vào có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt tuy nhiên thời tiết mát mẻ vẫn là điều kiện tốt nhất để phát triển.
Cách chọn hạt giống dưa leo
Hạt giống dưa leo hiện nay được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên khi mua nên chọn những nơi uy tín, người bán có học thức và kinh nghiệm để có thể tư vấn được giống dưa phù hợp với nhu cầu của bản thân. Thông thường hạt giống dưa chuột có thể bảo quản trong vòng 6-8 năm tuy nhiên tốt nhất vẫn là từ 3-4 năm có thể cho chất lượng tốt nhất.
Cách trồng dưa leo trong thùng xốp
Dưa leo thích hợp với đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm và pH khoảng 6-7. Đất trồng cần đảm bảo sạch nấm bệnh, giàu dinh dưỡng hữu cơ để cây phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể tự phối trộn đất trồng theo tỷ lệ 3 đất : 2 mụn dừa : 2 trấu hun : 3 phân hữu cơ.
Hoặc tiện lợi và nhiều người ưu tiên nhất chính là mua đất sạch chuyên trồng hoa quả tại nhà để trồng dưa leo. Loại đất này đảm bảo sạch mầm bệnh, tỉ lệ dinh dưỡng chính xác và vô cùng tiện lợi cho quá trình gieo trồng.
Cách ủ hạt giống dưa leo
Trước khi gieo trồng cần ngâm ủ hạt giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm lớn nhất của hạt.
Ngâm hạt giống dưa leo trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng sau đó vớt ra ủ với khăn ẩm.
Khi hạt đã nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo trực tiếp vào đất đã được xử lý, gieo hạt.
Cách gieo hạt dưa leo
Khi hạt giống đã nứt nanh nảy mầm bạn có thể chọn hai cách là gieo hạt trực tiếp vào thùng xốp hoặc gieo vào khay chăm sóc đến khi cây cứng cáp mới đem chuyển qua thùng xốp để tiếp tục chăm sóc.
Gieo trực tiếp vào thùng xốp
Đào sẵn các hố có khoảng cách khoảng 30-40cm mỗi hố sâu khoảng 0,5cm gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó lấp đất lên mặt hạt. Lưu ý trong quá trình gieo hạt hạn chế tác động đến mầm nhú sẽ khiến cây có thể không thể mọc được.
Trong thời gian cây mới mọc sẽ rất yếu ớt và dễ bị côn trùng cắn phá chính vì thế bạn nên theo dõi kỹ cho đến khi chúng cứng cáp.
Gieo vào các khay ươm
Bạn có thể chọn các khay ươm đã chia sẵn vị trí để thuận tiện cho quá trình gieo trồng hoặc cũng có thể lựa chọn gieo vào bầu đất. Dùng tay ấn lỗ nhỏ, sâu khoảng 1cm và bỏ hạt vào. Mỗi lỗ từ 1 đến 2 hạt. Cuối cùng phủ thêm lớp đất mỏng lên bề mặt.
Sau đó, phun tưới nhẹ cho cho bầu ươm. Khoảng 7-10 ngày hạt sẽ nảy mầm và cây con cao khoảng 10-15cm cây con lớn ra 3 – 4 lá, thân cây mập và cứng cáp thì bạn có thể tách ra trồng riêng vào thùng xốp, xô hay chậu.
Cách chăm sóc dưa leo tại nhà trong thùng xốp
Tỉa nhánh và hoa
Không được để trái phát triển ở phần dưới 75cm (30 inch) của thân chính để khuyến khích sự phát triển sinh dưỡng nhanh chóng của cây. Các quả trên thân chính trên điểm đó được phép phát triển ở phần gốc của mỗi lá.
Để ngăn cây bị kiệt sức và cải thiện kích thước quả, hãy kiểm soát số lượng quả trên mỗi cây bằng cách tỉa thưa quả có chọn lọc.
Tuy nhiên bạn nên khống chế lượng quả ở một mức nhất định tốt nhất là mỗi cây để từ 4-6 nhánh, tránh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây đồng thời năng suất suy giảm.
Làm giàn leo
Bởi trồng trong diện tích hạn chế chính vì thế mà bạn có thể làm các giàn hết sức đơn giản bằng cách chăng dây hoặc có thể dùng một vài nhánh cây để cây có điểm tựa leo lên sao cho phù hợp với không gian gia đình mình nhất.
Tưới nước
Năng suất và chất lượng trái cao nhất sẽ đạt được nếu cây nhận được độ ẩm đầy đủ và kịp thời. Cây dưa chuột có rễ ăn nông và cần độ ẩm đất dồi dào ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Khi trái bắt đầu chín và chín, độ ẩm thích hợp trở nên đặc biệt quan trọng để phát triển.
Nên tưới 2 lần/ngày cho dưa vào sáng sớm và chiều mát. Đặc biệt, vào giai đoạn trổ hoa cây không thể bị thiếu nước bởi chúng là giai đoạn quyết định quả có thể thụ và phát triển được hay không.
Bón phân
Bạn có thể chia thành nhiều đợt bón phân trong chu kỳ sống của cây dưa leo theo chu trình sau:
- Bón thúc lần 1 khi cây có 1-2 lá thật
- Bón thúc lần 2 khi cây gần ra hoa
- Bón thúc lần 3 lúc cây dưa leo ra hoa rộ
- Bón thúc lần 4 sau khi thu hoạch lứa đầu tiên.
Phòng ngừa sâu bệnh cho dưa leo
Một số loại sâu bệnh phổ biến của cây dưa leo sâu xám, sâu vẽ bùa, bọ trĩ và sâu xanh ăn lá. Nếu số lượng còn ít, nên tiến hành bắt sâu thủ công và phun GE tỏi ớt gừng để xua đuổi sâu hại.
Đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm bệnh tật của cây phát triển rất nhanh, cây dễ mắc bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây ra. Khi đó nên giữ vườn luôn được thông thoáng để hạn chế bệnh hại. Đồng thời có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học để đẩy lùi bệnh hại mà không ảnh hưởng đến chất lượng hay sự an toàn của người dùng.
Thu hoạch dưa leo như thế nào là hợp lý nhất?
Sau khoảng 60-80 ngày trồng dưa leo là chúng ta có thể thu hoạch quả để sử dụng cho gia đình mình. Dưa leo phát triển rất nhanh cây ra hoa tầm 8-10 ngày là có thể sử dụng chính vì thế tùy theo sở thích của gia đình bạn mà bạn có thể thu hoạch từng thời điểm.
Để có thể thu hoạch được vài lứa dưa leo phục vụ cho bữa ăn gia đình bạn hãy lưu ý bón thêm phân bón giàu kali sau khi hái lứa đầu tiên để cây có thể phục hồi và đủ dinh dưỡng nuôi lứa quả tiếp theo.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa leo baby thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.
Rate this postTừ khóa » Cách Trồng Cây Dưa Leo Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Chậu, Thùng Xốp đơn Giản Tại Nhà - Eva
-
2 Cách Trồng Dưa Chuột Sạch Trong Thùng Xốp Tại Nhà Cho Quả Sai Lúc ...
-
Chia Sẻ Cách Trồng Cây Dưa Leo Trong Thùng Xốp Mau Ra Quả Nhất
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Sai Trĩu Quả - Sfarm
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Có Nhiều Trái # Miền Tây Thân ...
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Từ Lúc Gieo Đến Thu ...
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp - Dễ Chăm Và Nhiều Trái
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp, Kỹ Thuật Trồng Cơ Bản
-
Cách Trồng Dưa Leo Tại Nhà Năng Suất, Hiệu Quả - .vn
-
Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Sai Quả
-
Chi Tiết Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Cây Khỏe, Sai Quả
-
Mách Bạn Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Cho Quả Sai Trĩu Cả ...
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Dưa Leo Tại Nhà