Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp Sai Trĩu Quả - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Dưa leo với vị ngọt thanh, giàu dinh dưỡng được ưa chuộng trồng tại nhiều vườn nhà. Nhất là vườn phố, có không gian diện tích nhỏ vừa. Tuy nhiên, dưa leo khá “khó tính” nếu không được trồng và chăm sóc đúng cách. Đặc biệt khi được trồng trong thùng xốp. Vậy cách trồng dưa leo thùng xốp thế nào? Cách chăm sóc dưa leo ra sao? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
- 1/ Đặc điểm của dưa leo
- 2/ Dinh dưỡng của dưa chuột
- 3/ Tác dụng của dưa leo
- 4/ Các giống dưa leo hiện nay
- Dưa leo Baby
- Dưa leo trắng
- Dưa leo Shiraz
- Dưa leo Thái Lan
- Dưa leo Nhật Bản
- 5/ Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo/dưa chuột thùng xốp
- Thời vụ
- Đất trồng cây dưa leo tại nhà
- Chậu trồng
- 6/ Cách trồng cây dưa chuột/dưa leo thùng xốp
- 6.1 Trồng từ hạt
- 6.2 Trồng từ cây con dưa chuột
- 7/ Cách chăm sóc cây dưa chuột/dưa leo
- Tưới nước
- Làm giàn
- Bón phân cho dưa leo
- Sâu, bệnh hại cây dưa leo
- 7/ Thu hoạch và bảo quản dưa leo
- Thu hoạch
- Bảo quản
1/ Đặc điểm của dưa leo
Dưa leo thuộc nhóm ưa nhiệt. Nhiệt độ ban ngày thích hợp là 30 độ C và ban đêm khoảng 18-21 độ C. Tùy vào từng loại giống sẽ có phản ứng với độ dài ngày khác nhau. Thông thường, ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái. Vì vậy, điều kiện thời tiết vùng đồng bằng sẽ giúp dưa leo ra hoa kết quả quanh năm.
Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa chuột rất lớn. Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitacin làm đắng quả. Tuy nhiên, độ ẩm không khí cao lại giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.
2/ Dinh dưỡng của dưa chuột
Trong 100gr dưa leo có chứa 96gr nước, 0,6gr protein, 0,1gr mỡ, 22gr đường cùng vitamin và khoáng chất quý. Dưa là loại quả giàu vitamin, cụ thể là vitamin A, vitamin B2, vitamin B1, vitamin A. Cùng các khoáng vi lượng như sắt, canxi, magie và photpho.
3/ Tác dụng của dưa leo
Với dinh dưỡng và khoáng chất quý. Dưa leo rất tốt cho sức khỏe và là “bí kíp” làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ.
Đối với sức khỏe, dưa chứa nhiều nước và ít calo nên không thể thiếu trong thực đơn giảm cân của bạn. Ăn dưa leo còn giúp giảm căng thẳng, giải độc và ngừa táo bón. Ngoài ra còn giúp điều hòa huyết áp, lượng cholesterol trong máu và ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt, có chứa sterols có tác dụng bảo vệ động mạch khỏi quá trình oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch.
Đối với làm đẹp, dưa giúp giảm thâm quầng mắt, dưỡng ẩm và tái tạo làn da tươi trẻ. Bên cạnh đó, còn giúp giảm gãy rụng và trả lại vẻ suôn mượt cho mái tóc.
4/ Các giống dưa leo hiện nay
Dưa leo Baby
Hay còn được gọi là dưa chuột bao tử. Dưa dễ sinh trưởng và năng suất cao nên ngày càng được trồng nhiều. Kích thước khoảng 3-5cm, quả có màu xanh lá, sọc trắng, vị ngọt và thanh mát.
Dưa leo trắng
Kích thước quả dài khoảng 4-6cm, có vị ngọt mát dễ chịu. Khi chín quả sẽ chuyển từ màu xanh sang màu trắng hay vàng nhạt.
Dưa leo Shiraz
Nổi bật với vỏ mỏng, độ giòn và vị ngọt thanh hơn các loại dưa khác. Quả thon dài, kích thước khoảng 16-18cm, màu xanh đậm có sọc và gân nổi.
Dưa leo Thái Lan
Được trồng phổ biến vì thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Dưa có kích thước khoảng 18-20cm, quả suông và màu xanh mướt.
Dưa leo Nhật Bản
Quả rất dài, kích thước khoảng 30-50cm và đặc ruột hầu như không hạt. Vỏ quả màu xanh đậm có nhiều gai, thơm ngọt, mát dịu và nhiều nước.
5/ Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo/dưa chuột thùng xốp
Thời vụ
Tuy có khả năng sinh trưởng và cho trái quanh năm. Nhưng để cây trĩu quả, đúng vị và đậm dinh dưỡng, nên trồng vào:
– Từ tháng 11 đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau;
– Từ tháng 5 đến tháng 7 hoặc tháng 8.
Đất trồng cây dưa leo tại nhà
Dưa yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, đủ ẩm và pH khoảng 6-7. Đất trồng cần sạch nấm bệnh, giàu dinh dưỡng hữu cơ để cây phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể tự phối trộn đất trồng theo tỷ lệ 3 đất : 2 mụn dừa : 2 trấu hun : 3 phân hữu cơ. Trong lúc phối trộn cần bổ sung thêm nấm Trichoderma giúp tăng VSV có ích trong đất.
Ngoài ra, có thể sử dụng đất sạch hữu cơ chuyên trồng rau ăn qua tại nhà. Trong số đó, đất sạch hữu cơ SFARM loại chuyên dùng cho rau ăn củ – quả đang được nhiều vườn nhà sử dụng. Bởi hàng loạt ưu điểm:
– Phối trộn tiện lợi các thành phần hữu cơ
– Đầy đủ dinh dưỡng từ mùn hữu cơ, phân trùn và phân gà
– Tơi xốp, thoáng khí và giữ ẩm tốt từ các thành phần mụn dừa, trấu hun
– Sạch mầm bệnh với vôi nông nghiệp, bột neem, VSV đối kháng và VSV phân giải
– Được phối trộn theo công thức chuẩn chuyên gia, tối ưu cho rau ăn quả sinh trưởng và phát triển.
Đất trồng dưa leo
Chậu trồng
Là giống có bộ rễ phát triển mạnh và khỏe. Do đó, chọn chậu trồng có kích thước lớn và sâu lồng. Có thể sử dụng thùng xốp loại to, thùng hay xô nhựa cỡ lớn khi trồng.
Để tránh ngập úng cho cây sinh trưởng cần tạo lỗ ở thành chậu cách đáy 2-3cm. Không nên tạo lỗ thoát nước ở đáy chậu vì sẽ tốn rất nhiều công tưới nước.
6/ Cách trồng cây dưa chuột/dưa leo thùng xốp
6.1 Trồng từ hạt
Ngâm ủ hạt giống dưa leo
Để đảm bảo có giàn dưa chuột tươi tốt và khỏe mạnh từ hạt giống. Phải tiến hành ngâm, ủ hạt trước khi trồng nhằm tăng tỷ lệ nảy mầm. Với cách ngâm, ủ đơn giản:
– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi : 3 lạnh ( khoảng 30 – 35°C) từ 2-4 tiếng
– Sau đó vớt ra, rửa sạch và ủ trong khăn kín khoảng 3-5 ngày. Thường xuyên phun nước cho khăn ủ luôn đủ ẩm để hạt nảy mầm.
– Kiểm tra hạt nứt nanh và đem đi gieo.
Cách gieo hạt
Cách 1: Gieo trực tiếp trên luống trồng/thùng xốp
Đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoặc pha hỗn hợp phân đạm + lân + kali.
Cây cách cây khoảng 30-40cm, nếu thùng xốp nhỏ thì trồng mỗi chậu 1 cây. Tạo lỗ sâu khoảng 0,5cm, gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó lấp đất lên mặt hạt.
Việc gieo trực tiếp ở đất sẽ gặp khó chăm sóc trong việc quản lý hạt lên cây hơn vì nếu gặp mưa, nắng nóng, ốc sên gây hại sẽ khó kiểm soát.
Cách 2: Ươm vào khay/vỉ
Đất ủ cần tơi xốp, đủ ẩm và dinh dưỡng. Chọn khay/vỉ hoặc vỏ trứng, bầu lá chuối… để ươm hạt. Dùng tay ấn lỗ nhỏ, sâu khoảng 1cm và bỏ hạt vào. Mỗi lỗ từ 1 đến 2 hạt. Cuối cùng phủ thêm lớp đất mỏng lên bề mặt.
Sau đó, phun tưới nhẹ cho cho bầu ươm. Khoảng 7-10 ngày hạt sẽ nảy mầm và cây con cao khoảng 10-15cm cây con lớn ra 3 – 4 lá, thân cây mập và cứng cáp thì bạn bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn.
6.2 Trồng từ cây con dưa chuột
Hiện nay, ngoài cách tự ươm hạt thì việc trồng từ cây con được nhiều nhà vườn lựa chọn. Sau khi mua cây con về, tạo hố sâu trong chậu trồng, nhẹ nhàng lấy cây con khỏi bầy và trồng vào hố. Vùi kín và đôn chặt đất xung quanh cây con.
Để cây con không bị sốc nhiệt, nên trồng vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi trồng cần dùng cỏ khô, rơm rạ… tủ gốc cây. Sau 1-2 ngày cây con sẽ hồi phục và bắt đầu phát triển.
7/ Cách chăm sóc cây dưa chuột/dưa leo
Tưới nước
Là giống cây chịu hạn rất yếu, nên cần tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho đất trồng. Nên tưới 2 lần/ngày cho dưa vào sáng sớm và chiều mát. Đặc biệt, vào giai đoạn trổ hoa cây không thể bị thiếu nước.
Làm giàn
Là loại cây thân leo nên cần dựng giàn kiêng cố, thông thoáng để cây đậu nhiều hoa và trĩu quả. Sau khoảng 1 tháng trồng, tiến hành dựng giàn để cây phát triển. Chiều cao tối ưu của giàn khoảng 1,5-2m.
Vật liệu dựng giàn có thể là tre, gỗ, trụ bê tông và lưới leo chuyên dụng cho cây. Các dạng giàn phổ biến là giàn chữ A và giàn thẳng đứng. Tùy thuộc vào địa hình vườn mà làm giàn phù hợp.
Bón phân cho dưa leo
– Bón thúc lần 1 cho cây dưa leo
Quan sát khi thấy cây có 1-2 lá thật thì ta tiến hành bón thúc cho nó. Các bạn có thể lựa chọn MỘT trong những cách bón sau:
+ Pha 2-3ml phân đạm cá với một lít nước để tưới gốc.
+ Hoặc pha 1gram phân bón nhập khẩu NPK 40-10-10 với một lít nước cộng một lượng nhỏ Avan Combi 9 tưới gốc hoặc phun lên lá đều tốt.
+ Hoặc bón phân dơi khoảng 2 muỗng cà phê (nhớ bón xa gốc cây ra nha) hoặc nếu có ngâm phân dơi tưới thì phải ngâm trước khi bón một tuần. Khi tưới nhớ pha loãng dung dịch phân dơi ra nhé.
– Bón phân thúc lần 2 cho cây dưa leo/dưa chuột
Bón 2-3 muỗng phân hữu cơ nở hoặc 2 nắm phân trùn quế để bổ sung hữu cơ cho đất.
Pha 1 – 2gram Lân Xanh cộng một ít phân bón vi lượng Avan Combi 9 (hoặc Boron Top) với 1 lít nước tưới cho cây dưa leo để tạo mầm hoa. Lân xanh sẽ giúp thúc đẩy hình thành hoa, giúp cây dưa leo ra hoa nhiều.
– Bón phân thúc lần 3 lúc cây dưa leo ra hoa rộ
Pha 1gram NPK 40-10-10 cộng với 2 gram Kali Solupotasse với một lít nước để tưới cho cây dưa leo.
– Bón phân sau khi thu hoạch lứa dưa leo lần 1
Sau khi thu hoạch đợt trái đầu tiên thì pha 2-3ml phân đạm cá với một lít nước để tưới cho dưa leo. Có thể thay thế bằng NPK 40-10-10 hoặc phân dơi.
Các đợt bón tiếp theo thì dùng Super 27 pha 1gram với 1 lít nước để bón cho cây, mỗi lần bón cách nhau 5 ngày.
Lưu ý: quy trình này sử dụng cho bón gốc, nếu bạn bón trên lá thì khi xịt sẽ dính lên trái. Nếu có phun xịt thì phải cách ly 7 ngày trước khi thu hoạch.
Là loại cây cần nhiều dinh dưỡng hữu cơ, nhất là vào giai đoạn sinh trưởng. Trong đó, phân trùn được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất. Bởi loạt ưu điểm cho cây:
– Đầy đủ đa – trung – vi lượng cho cây sinh trưởng
– Acid humic, Acid fulvic tự nhiên, tăng thêm đề kháng
– Dồi dào hệ VSV, chẳng sợ sâu bệnh gây hại
– Dinh dưỡng lành tính, an toàn cho cây
Sâu, bệnh hại cây dưa leo
Các loại sâu bệnh thường xuất hiện trên cây gồm sâu xám, sâu vẽ bùa, bọ trĩ và sâu xanh ăn lá. Nếu số lượng còn ít, nên tiến hành bắt sâu thủ công và phun GE tỏi ớt gừng để xua đuổi sâu hại.
Vào thời tiết nóng ẩm, cây cùng dễ mắc bệnh thối nhũn do vi khuẩn gây ra. Khi đó nên giữ vườn luôn được thông thoáng để hạn chế bệnh hại. Đồng thời tăng sức đề kháng cho cây bằng cách phun GE quế với liều lượng 5-7ml/ 1 lít nước sạch.
Bệnh héo xanhBệnh khảm
Sâu xanh ăn lá
7/ Thu hoạch và bảo quản dưa leo
Thu hoạch
Sau khoảng 60-80 ngày trồng là bắt đầu thu hái thành quả dưa leo. Nên hái quả dưa chuột vào sáng sớm khi trời dịu mát. Sau khi thu hoạch nên bón thêm phân bón giàu kali cho cây 2 lần/tuần. Để phục hồi và đủ dinh dưỡng nuôi lứa quả tiếp theo.
Bảo quản
Trước khi dùng dưa chuột để chế biến món ăn cần rửa sạch. Để bảo quản được lâu nên dùng khăn giấy bao riêng từng quả, tiếp theo cho vào hộp thực phẩm hoặc túi có dây kéo. Cuối cùng để dưa leo vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này sẽ giữ được độ tươi, giòn và ngọt của quả khoảng 1-2 tuần.
Chúc bạn thu hoạch những quả tươi ngon và đậm vị. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm:
- Cách trồng mướp thùng xốp trĩu quả
- Cách trồng hoa Thiên Lý thu hoa quanh năm
- Cách trồng su hào tại nhà cho củ siêu to
- Cách trồng bắp cải tại nhà cuộn chắc nịch
Từ khóa » Trồng Dưa Leo Lùn
-
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Dưa Leo Tại Nhà
-
Tự Trồng Dưa Leo Tại Nhà Rất đơn Giản
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Chậu Trái Bự Chảng, Hái Nhiều đợt - YouTube
-
Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo-cách Trồng Dưa Leo đạt Năng Suất Cao
-
Cách Trồng Dưa Leo Sai Quả Quanh Năm - .vn
-
Hướng Dẫn Trồng Dưa Leo Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Dưa Leo Nhật Bản Tại Nhà Chuẩn ...
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Dưa Chuột Sai Trĩu Quả Từ A-Z - Lisado
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Dưa Leo Trong Chậu An Toàn, Sai Quả
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Thùng Xốp - Dễ Chăm Và Nhiều Trái
-
Kinh Nghiệm Trồng Dưa Leo (Dưa Chuột) Đúng Cách Nhất Hiện Nay
-
Cách Trồng Dưa Leo Trong Chậu, Thùng Xốp đơn Giản Tại Nhà
-
MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA CHUỘT ...
-
Hạt Giống Dưa Chuột Chùm Siêu Trái