Cách Trồng Hoa Lồng đèn Nở Hoa đẹp Mê Hồn

Hoa lồng đèn lên ngôi khi có mặt trên thị trường hoa trang trí tại Việt Nam. Với vẻ đẹp bắt mắt, ngộ nghĩnh của những bông hoa rực rỡ rũ xuống tạo vẻ đẹp mê hồn cho không gian xanh vườn nhà.

Hoa lồng đèn đỏ tím

Mang ý nghĩa về sự may mắn, thịnh vượng, cùng vẻ đẹp cuốn hút. Hoa lồng đèn là một trong những loại hoa được lựa chọn hàng đầu trong việc trồng và trải nghiệm quá trình chinh phục một loài hoa đẹp bằng cách tự trồng hoa lồng đèn tại nhà. Vậy để có được những chậu hoa lồng đèn đẹp cần lưu ý một số kỹ thuật trồng như sau:

1. Trồng hoa lồng đèn vào thời điểm nào để cho hoa đẹp?

- Cây hoa lồng đèn có thể sống trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau nhưng thích hợp nhất là khí hậu mát mẻ. Cây phát triển tốt những nơi có nhiệt độ từ 15 – 30oC và thích ánh sáng nửa râm (sợ ánh sáng trực tiếp).

- Thời điểm thích hợp để trồng hoa lồng đèn tùy vào đặc điểm mỗi vùng trồng. Đối với các vùng có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa pa, Mộc châu…có thể trồng quanh năm. Đối với các vùng có những thời điểm nhiệt độ cao hơn 30oC thì nên tránh trồng hoặc nếu trồng cần che bóng cho cây. Các vùng miền Bắc nên trồng bắt đầu vào mùa thu, từ tháng 8 – 4 năm sau dương lịch.

Hoa lồng đen tím

2. Cách lựa chọn giống và phương pháp nhân giống hoa lồng đèn

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hoa lồng đèn với các màu sắc đa dạng khác nhau như đỏ, tím, hồng, trắng… Nhưng phổ biến nhất là hai tông màu chủ đạo hồng và đỏ. Tùy vào sở thích, ý tưởng trang trí mà chọn các giống hoa lồng đèn có màu sắc thích hợp.

- Hoa lồng đèn có thể trồng bằng cả hai phương pháp đó là gieo hạt và cây con (cây nuôi cấy mô, cây giâm cành). Nhưng phổ biến nhất là giâm cành do phương pháp gieo hạt tỷ lệ thành công thấp.

Hoa lồng đen kép trắng đỏ

* Cách nhân giống hoa lồng đèn bằng phương pháp giâm cành

- Cắt cành lá cây gốc làm hom đem trồng tốt hơn cành ra hoa. Nếu muốn lấy cành để nhân hom giống thì xử lý để cây không ra hoa, bằng phương pháp ngày ngắn (thời gian chiếu sáng ít hơn 12 giờ) và giữ nhiệt độ dưới 21oC. Cắt hom cành dài 7 – 8 cm với 2 - 3 cặp lá trưởng thành.

- Giá thể giâm hom sử dụng cát hạt nhỏ được chọn lọc sạch và khử khuẩn. Trải một lớp cát giá thể dày 4 – 5 cm. Giữ môi trường nhân giống từ 20 – 22oC và dùng phương pháp ngày ngắn.

- Xử lý hom giống với thuốc kích thích ra rễ rồi giâm vào giá thể. Sau 20 – 25 ngày thì hom giống sẽ mọc rễ. Sau khi hom mọc rễ có thể chuyển ra bầu để cây phát triển tiếp hoặc có thể trồng trực tiếp vào chậu.

Xem thêm < Auxin Alpha NAA Ấn độ 99% >

3. Cách chọn chậu trồng hoa lồng đèn

- Tùy theo nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để có được chậu hoa lồng đèn đẹp, hoa rực rỡ nên chọn các chậu có kích thước lớn, bề sâu và đường kính miệng chậu trên 10 cm thì cây sẽ phát triển tốt hơn, cho hoa đẹp, thời gian cho hoa cũng dài hơn.

- Là loại hoa có vẻ đẹp bởi các bông hoa rủ xuống như những chiếc đèn. Vì vậy nên lựa chọn các dạng chậu hình chảo, chậu để cheo có các hình dạng khác nhau. Trồng hoa lồng đèn khá đa dạng với nhiều thiết kế lạ mắt, cũng có thể trồng trước ban công, hiên nhà tạo điểm nhấn cho không gian xanh cần trang trí.

Hoa lồng đèn kép tím đỏ

4. Cách chọn giá thể trồng hoa lồng đèn

- Cây hoa lồng đèn là cây ưa ẩm nhưng sợ úng, nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt.

- Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp để trồng hoa lồng đèn như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …

- Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

Hoa lồng đen trồng trang trí hàng rào

5. Cách trồng hoa lồng đèn

- Chọn vị trí trồng hoa lồng đen: Cây hoa lồng đèn là cây ưa ánh sáng nhẹ (thích điều kiện nửa râm). Hoặc có thể đặt cây ở các vị trí thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hoặc nếu trồng ở điều kiện nắng, thì nên có các biện pháp che chắn hợp lý để cây sinh trưởng trong môi trường tốt nhất. Nếu trồng trong nhà thì lưu ý cần cho cây phơi nắng 3 – 4 ngày/tuần hoặc lựa chọn vị trí có nắng khuếch tán như cửa kính, cửa sổ là các vị trí thích hợp.

Hoa lồng đèn màu Mix đỏ tím

* Cách trồng hoa lồng đèn ra nhiều hoa

- Đối với kích thước chậu nhỏ thì nên trồng 1 cây/chậu, với kích thước lớn hoặc trồng trực tiếp trong bồn lan can thì khoảng cách trồng là 15 – 25 cm để cây phát triển nhiều cành, nhánh cho nhiều hoa.

- Thời điểm trồng hoa nên trồng vào buổi chiều mát. Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu, bồn đã định sẵn sao cho giá thể cách miệng chậu, bồn từ 4 – 5 cm. Trước khi trồng cần tưới ẩm cho giá thể.

- Nhẹ nhàng chuyển cây từ bầu trồng vào chậu, tránh làm vỡ bầu đất làm tổn thương đến bộ rễ có thể gây chết cây. Lấp một lớp đất mỏng đến cổ rễ, không trồng sâu, cây sẽ dễ chết do thối gốc. Dùng tay ấn nhẹ để cố định cây. Sau khi trồng cần để cây ở vị trí thoáng mát khoảng 10 – 15 ngày để cây ổn định, rồi mới tiến hành các biện pháp chăm sóc tiếp theo.

- Khi cây đạt 4 – 5 cặp lá hoàn chỉnh thì tiến hành bấm ngọn. Đối với cây lồng đèn chỉ bấm ngọn 1 lần trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Hoa lồng đèn cheo trang trí ban công

6. Cách chăm sóc cho cây hoa lồng đèn cho nhiều hoa rực rỡ

6.1 Chế độ nước tưới cho cây hoa lồng đèn

- Trong suốt quá trình trồng hoa lồng đèn cần kiểm tra độ ẩm đất thường xuyên. Độ ẩm đất cần luôn duy trì từ 60 – 70%, nếu thấy thiếu hụt cần bổ sung nước ngay vì cây dễ bị héo. Nếu như dư nước cần thoát nước tạo độ thông thoáng cho đất.

- Khi mới trồng cây con không yêu cầu quá nhiều nước nhưng luôn phải duy trì độ ẩm để rễ nhanh phát triển, nên tưới 2 – 3 lần/ngày mỗi lần chỉ tưới nhẹ. Sau trồng từ 20 – 35 ngày cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra nhiều nhánh và cây ổn định tưới 2 lần/ngày với lượng nước mỗi lần tưới nhiều hơn. Tùy vào thời tiết và độ ẩm đất để định lượng số lần tưới nước cho hoa, nhưng mỗi lần chỉ nên tưới vừa đủ, cây con tưới nhẹ. Không tưới đẫm và tưới ngập, tránh tình trạng bị thối gốc, thối lá và gây chết cây.

Hoa lồng đèn đơn hồng trắng

6.2 Cách bón phân cho cây lồng đèn

- Cây hoa lồng đèn có khả năng sinh trưởng phát triển manh, cho các đợt hoa liên tục và kéo dài nên cây cần bổ sung nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, cây không ưa bón phân nặng dễ gây chết cây, chỉ tiến hành pha phân loãng, bón nhẹ cho cây và bón đều đặn để cây sinh trưởng phát triển tối ưu.

- Sau trồng từ 15 – 20 ngày, cây ổn định, bén dễ phát triển thân lá, nhánh mới thì tiến hành pha loãng phân bón chuyên dành cho hoa tưới cho cây (nên chọn các dòng phân hữu cơ, phân dạng lỏng là tốt nhất). Liều lượng bón cho cây hoa lồng đèn giảm nồng độ một nửa so với khuyến cáo nhà sản xuất. Trong giai đoạn này tưới phân định kỳ 14 ngày/lần.

- Khi cây bắt đầu nhú hoa thì định kỳ 7 – 10 ngày tưới phân 1 lần, nếu bổ sung phân bón qua lá cho cây thì giản thời gian tưới phân gốc cho cây từ 14 – 18 ngày/lần, phun phân bón lá vào khoảng giữ hai lần bón gốc.

- Chú ý sau khi tưới phân nên tưới nhẹ nước sạch để giữ ẩm và giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tối ưu. Nên tưới phân vào chiều mát tránh tưới vào lúc trời nắng dễ làm cây chết do sót phân.

Xem thêm < Vitamin B1 (99%) - Tăng sinh trưởng cây trồng >

6.3 Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây hoa lồng đèn

- Cây hoa lồng đèn ít bị sâu bệnh gây hại, có gây hại cũng không đáng kể chủ yếu sử dụng phương phát thủ công để phòng trừ sâu bệnh là chính. Nhưng thường thối nhũn gốc, hư rễ, thối thân do tiếp xúc với nước quá nhiều hoặc do quá ẩm thấp. Vì vậy nên trồng cây nơi thoáng gió, đất phải thật thoát nước, nhiều ánh sáng nhưng tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Nên lưu ý không để cây dầm mưa lâu ngày làm dập nát và thối rễ gây chết cây.

- Một số đối tượng sâu bệnh hại cần lưu ý hại cây như bướm trắng, rầy mềm, nhện đỏ làm xoăn lá…nếu trồng với số lượng không nhiều thì chỉ cần theo dõi bắt thủ công, không cần phun thuốc phòng trừ.

- Cây hoa lồng đèn đôi khi nhiễm bệnh rỉ sắt. Nguyên nhân chính là cây con nhiễm từ quá trình nhân giống không sạch bệnh từ cây mẹ. Chính vì vậy khi chọn cây giống cần lưu ý sạch bệnh. Trong trường hợp cây nhiễm bệnh thì cần làm cây thoáng khí, đặt các cây với khoảng cách thích hợp và giữ gìn về sinh cây cho tốt, thu dọn các lá bệnh đi tiêu hủy, tránh lây lan sang cây khác.

Hoa lồng đèn trang trí không gian xanh trong vườn

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Cách trồng hoa lồng đèn đẹp mê hồn, hoa lồng đèn, nên trồng hoa lồng đèn khi nào, cách trồng hoa lồng đèn, hoa lồng đèn có những loại nào, cách nhân giống hoa lồng đèn bằng phương pháp giâm cành, kỹ thuật chăm sóc hoa lồng đèn, giá thể trồng hoa lồng đèn FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Cây Bông Lòng đèn