Cách Trồng Hoa Thiên Lý đúng Kỹ Thuật Cho Nhiều Hoa

Mục lục

  • Cách trồng hoa thiên lý đúng kỹ thuật cho nhiều hoa
  • Giai đoạn chuẩn bị trồng hoa 
  • Cách trồng hoa thiên lý
    • Bước 1: Xử lý đất
    • Bước 2: Ươm dây hoa thiên lý
    • Bước 3: Trồng hoa thiên lý vào chậu mới
    • Bước 4: Chăm sóc cây hoa thiên lý
    • Bước 5: Thu hoạch hoa thiên lý
5 (100%) 1 vote

Cách trồng hoa thiên lý đúng kỹ thuật cho nhiều hoa

Thiên lý là một loại cây được đánh giá là dễ trồng và dễ chăm sóc. Giống cây này rất ưa ẩm và ưa ánh sáng nên người trồng cần tưới nhiều nước trong giai đoạn đang phát triển. Bỏ túi cách trồng hoa thiên lý và những điều cần biết trong bài viết dưới đây nhé!

Cách trồng hoa thiên lý đúng kỹ thuật cho nhiều hoa

Giai đoạn chuẩn bị trồng hoa 

Để giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì bà con cần chuẩn bị phân bón, xử lý đất và những dụng cụ trồng. Cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị chậu trồng: Bà con có thể tận dụng những đồ dùng có sẵn trong nhà như thùng xốp, chậu,… và khoét lỗ dưới đáy để giúp cây dễ thoát nước
  • Đất trồng: Nên xử lý đất kỹ lưỡng trước khi trồng hoặc mua sẵn tại các vườn ươm. Sau khi mua về, trộn đất với hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng.
  • Phân bón: Gợi ý hàng  đầu luôn là phân bón hữu cơ, tiếp đến là phân chuồng hoai mục,…
  • Chọn hom giống thiên lý: Chọn những hom bánh tẻ có chiều dài từ 50-60cm để cây thuận lợi phát triển.

Cách trồng hoa thiên lý

Bước 1: Xử lý đất

Trước khi trồng cây vào trong chậu thì cần tiến hành xử lý đất. Theo đó, bà con cày xới đất tơi xốp, bổ sung thêm phân chuồng hoai mục trước khoảng 1 tuần.

Cách trồng hoa thiên lý

Bước 2: Ươm dây hoa thiên lý

Để thúc đẩy cây nhanh ra rễ, ra mầm nhanh thì bà con có thể sử dụng loại thuốc kích rễ. Loại thuốc này có thể tìm thấy ở các cửa hàng bán giống hoặc siêu thị nông nghiệp. 

Khoảng 1 tuần sau đó thì tiến hành giâm cành hoa vào trong đất hoặc bầu. Khi cây đã ra rễ và lá mới thì sang chậu. 

Ươm dây hoa thiên lý

Bước 3: Trồng hoa thiên lý vào chậu mới

Sau khi đổ đất đã xử lý vào trong chậu, bà con đem bầu cây giống đặt xuống chậu rồi dùng tay lấp nén chặt gốc không bị lung lay. Tiếp đến, tưới nước đầm gốc cây và xung quanh chậu

Lúc này, dùng cọc tre hay que gỗ có chiều dài từ 1m-1,5m rồi cắm sát thân cây. Tiếp theo, lấy một đoạn dây buộc chặt vào cọc. Cách làm này giúp cố định cọc và giúp cây phát triển tốt hơn.

Trong thời gian đầu mới trồng thì mỗi ngày nên tưới nước cho cây từ 1-2 lần. Đồng thời, kết hợp tạo phủ bóng che mát để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng.

Bước 4: Chăm sóc cây hoa thiên lý

Cây thiên lý cần được tưới nhiều nước. Tuy nhiên, cây không thể được ngập úng nên lượng nước đảm bảo vừa phải. Nếu tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị thối rễ. Ngược lại, để đất quá khô cằn thì làm cho cây bị còi cọc.

Chăm sóc cây hoa thiên lý

Việc trồng cây thiên lý trong chậu sẽ giúp công đoạn làm giàn đơn giản hơn. Bởi vì người trồng có thể dễ dàng mang chậu di chuyển đến những vị trí phù hợp. Hơn nữa, bạn cũng có thể tạo điều kiện cho cây dễ leo lên bờ rào hoặc lưới. Tùy thuộc vào thiết kế giàn leo mà cây cũng phát triển khác nhau.

Sau 2 tuần trồng cây, bạn có thể pha loãng thêm hỗn hợp phân đạm và urê với nước rồi tưới vào gốc. Nếu bạn đã bón thúc lần 1 thì tiếp tục bón các lần tiếp theo với hàm lượng 200g phân NPK/lần cách nhau từ 10 – 12 ngày. Cụ thể:

  • Giai đoạn chuẩn bị thu hoạch: Thời điểm cây chuẩn bị cho vụ thu hoạch hoa, thì trước đó khoảng 15 ngày nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.
  • Sau thu hoạch: Sau mỗi đợt thu hoạch, bà con cần phải bón thúc thêm hỗn hợp phân chuồng ủ hoai, rơm rạ hoặc tro trấu,… vào xung quanh gốc cây với liều lượng từ 15 – 25kg/ gốc cây. Trường hợp bón phân NPK thì mỗi gốc cần bón với liều lượng 300g vào gốc rồi kết hợp tưới nước để cây tiếp tục phát triển.

Song song với việc bón phân vì công đoạn tỉa cây cũng cần được chăm chút kỹ lưỡng. Bởi vì, giai đoạn cây đang phát triển sẽ thường xuyên xuất hiện các cành nhánh nhỏ hay cành mọc kém. Lúc này, bà con cần tiến hành loại bỏ để cây có thể tập trung tối đa dinh dưỡng vào thân và cành chính. Điều này còn có công dụng là hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại cho cây đấy!

Cuối cùng là phòng trừ các loài sâu gây bệnh cho thiên lý như bọ trĩ, rệp,… Giai đoạn “đỉnh điểm” tấn công của những loại côn trùng này đó là vào những ngày thời tiết nắng nóng. Khi đó, bà con cần cung cấp đầy đủ nước để cây phát triển. Nếu phát hiện cây bị rệp hoặc rầy non thì cần tiến hành bắt chúng ngay hoặc sử dụng thuốc phòng trừ sâu.

Người đàn ông thu tiền tỷ nhờ trồng cây quen thuộc này | Tin tức Online

Bước 5: Thu hoạch hoa thiên lý

Khoảng 3 tháng kể từ ngày ươm trồng thì bà con có thể cho thu hoạch vụ hoa đầu tiên. Lúc này, chúng ta chỉ cần hái những chùm hoa và lá non vào buổi sáng sớm. Mỗi vụ trồng cho thu hoạch đến 4 – 6 năm mới phải xử lý và trồng lại. Tuy nhiên, bà con cần lưu ý quy trình cắt bỏ những nhánh già và giữ lại thân cây và nhánh chính. Cuối cùng là vun xới gốc và bón thêm phân để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển cho vụ mùa mới.

Thu hoạch hoa thiên lý

Hy vọng, bài viết hữu ích trên đã giúp bà con có được góc nhìn toàn diện về cách trồng thiên lý đúng kỹ thuật. Hãy thử áp dụng và chia sẻ thành quả cho chúng tôi nhé!

Từ khóa » Trồng Hoa Thiên Lý Trong Chậu