Cách Trồng Khoai Lang Lấy Củ To Ngon BỰ Chà Bá Trên đất - .vn

Khoai lang có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như bổ sun vitamin A, cải thiện chức năng tiêu hóa, chống viêm, kháng khuẩn, giảm căng thẳng, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường trí nhớ, tăng cường chức năng sinh sản…

Khoai lang không chỉ để ăn củ, mà lá cũng được dùng để luộc và xào ăn rất ngon, nhiều dinh dưỡng nên trở thành loại rau ăn phổ biến.

Cách trồng khoai lang lấy củ

Trong bài viết này, Fao sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng khoai lang với quy mô lớn hoặc trồng trên đất, cùng cách chăm sóc để thu được những củ khoai lang chất lượng nhất nhé.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách trồng khoai lang trong thùng xốp, trong cốc nước, trồng thủy canh, trồng bonsai… thì Fao cũng có thêm những bài viết cụ thể hướng dẫn. Hãy kích vào ô tìm kiếm bên trên để tìm đến bài viết bạn cần.

Trồng khoai lang cần chuẩn bị gì?

Để có thể thành công kỹ thuật trồng khoai lang tại nhà thì bạn cần nắm được những yếu tố cơ bản dưới đây nhé.

1. Nên trồng khoai lang vào tháng mấy?

Thời điểm thích hợp để tiến hành trồng khoai lang nhật là vụ Đông Xuân, thời điểm dao động từ 15/9 cho tới 25/9.

Các bạn thực hiện kỹ thuật trồng khoai lang lấy củ càng sớm thì càng cho năng suất cao. Thời gian muộn nhất để trồng khoai lang được khuyến cáo là 05/10.

2. Có những loại giống khoai lang nào?

Các loại giống khoai lang

Khoai lang được chia thành 2 giống chính, hiện đang được rất nhiều nơi lựa chọn đó là KL20-209 và giống khoai Hoàng Long. Mỗi giống khoai sẽ có một lại ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào vùng đất trồng khoai lang.

Giống khoai lang KL20-209: trồng khoai lang giống này có đặc điểm là thời gian sinh trưởng dao động từ 100 đến 110 ngày (đối với vụ đông). Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, thân to mập.

Đi kèm với nó là có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, chậm thoái hóa giống. Trồng khoai lang này cho thân củ dài, ngoài vỏ màu đỏ, trong ruột có màu vàng đặc trưng.

Củ có hương vị rất ngon và phù hợp cả ăn sống hoặc chế biến. Năng suất trung bình dự kiến từ 14 cho tới 17 tấn / ha.

Trồng khoai lang Yên Thủy (khoai lang Hoàng Long): loại khoai này có thời gian phát triển ngắn hơn, kéo dài từ 95 đến 100 ngày. Dây khoai Hoàng Long có màu tím nhạt, độ dài trung bình mặt dưới và gân lá có sắc tím.

Vỏ củ của chúng có màu hồng nhạt, ruột vàng hơn và độ ngon chỉ ở mức trung bình. Giống khoai này cho năng suất từ 8 đến 10 tấn/ha.

Tùy thuộc vào điều kiện giống và thổ nhưỡng tại địa phương nơi bạn trồng, các bạn lựa chọn giống khoai lang sao cho thích hợp. Tuy giống là một phần, nhưng để có thể sở hữu những củ khoai lang to và ngọt phần lớn nhờ công sức người chăm sóc.

3. Hướng dẫn chuẩn bị giống

Để có thể nhân giống khoai lang, thường áp dụng 2 phương pháp chính: nhân giống bằng củ và nhân giống từ dây.

Nhân giống bằng dây

Nhân giống khoai lang bằng dây

Để có thể thực hiện cách trồng khoai lang trên giàn đặt năng suất cao thì chiều dài của những dây khoai dao động từ 45 đến 75 ngày tuổi, phần thân dây to và mập.

Cắt nhỏ những đoạn dây có độ dài ngắn từ 25 đến 30cm, đốt ngắn, lá khỏe. Lưu ý là đoạn dây giống này chưa hình thành rễ, chưa có hoa và không hề bị nhiễm sâu bệnh nhé.

Nên tiến hành việc cắt dây vào thời điểm buổi chiều, đồng thời rải mỏng dây tại những vị trí thoáng mát trước 1 ngày khi trồng khoai lang nhé.

Nhân giống bằng củ

Nhân giống khoai lang bằng củ

Chọn lựa những củ khoai lang giống từ vụ đông của năm trước đó. Hãy chọn những khóm khoai có củ đều, nhiều củ và củ ra chủ yếu tại một số mắt. Củ bánh tẻ và cây không bị nhiễm sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng khoai lang lấy củ

Để có thể thực hiện cách trồng khoai lang trong chậu đạt chất lượng tốt thì bạn cần nắm được những kỹ thuật cơ bản, hãy thực hiện từng bước theo sự hướng dẫn của Fao dưới đây để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh nhé.

1. Tiến hành làm đất

Chọn lựa các khu đất có thành phần cơ giới nhẹ. Gần nguồn nước để dễ dàng trong việc tưới tiêu.

Đất trồng khoai lang

Làm đất thật tơi xốp, loại bỏ đi toàn bộ cỏ dại và những tác nhân phá hoại (như chuột, rắn). Các bạn thực hiện làm luống dọc theo chiều dốc của ruộng. Độ rộng của luống dao động từ 1,2 đến 1,5m (bao gồm cả rãnh), và có chiều cao nằm trong khoảng 35 đến 40cm.

2. Cách trồng khoai lang

Sau khi các bạn đã tiến hành lên luống hoàn chỉnh, đi kèm với đó là giống khoai lang đã được chuẩn bị sẵn sàng. Thực hiện rạch 1 đường chính tại vị trí giữa luống có độ sâu từ 10 đến 15cm.

Rải một lớp phân bón lót mỏng, phủ một lớp đất nhẹ lên trên bề mặt sau đó tiến hành đặt dây hoặc củ.

Mật độ trồng khoai lang dao động từ: 3 đến 4 khóm/mét vuông. Các bạn sẽ trồng khoai lang theo từng hàng đơn, sau đó vùi dây giống dọc theo phương chiều dài luống. Dây nối đuôi dây và song song so với mặt luống khoai lang.

Kỹ thuật trồng khoai lang

Nếu các bạn tiến hành trồng khoai lang bằng củ: Trước khi đem trồng khoai lang, các bạn hãy cắt củ khoai thành những lát nhỏ có chiều dầy nằm trong khoảng từ 2,5 đến 3cm.

Sau khi cắt, cần thực hiện chấm với nước xi măng sau đó để trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày giúp vết cắt khô miệng lại sau đó mới đem đi trồng khoai lang.

Đặt miếng khoai giống đã có mầm hướng lên trên, mật độ trồng khoai lang khoảng 40x40cm. Tiếp theo phủ một lớp đất mỏng lên trên bề mặt đất.

Nếu nhiệt độ quá hanh khô, cần thường xuyên tưới nước đủ ẩm tại vị trí bên dưới rạch hố trồng. Ngay sau khi trồng khoai lang, lấp đất xong cũng phải tưới lại 1 lượt để đảm bảo cây có đủ độ ẩm.

Xem video hướng dẫn cụ thể

Cách chăm sóc khoai lang

Công đoạn chăm sóc cho cây sau khi hoàn thiện cách trồng khoai lang là vô cùng cần thiết, chúng sẽ giúp cây phát triển vượt trội cùng với đó là chất lượng thu được của củ cũng rất cao.

Vì vậy, các bạn cần phải thường xuyên tưới nước và bón phân cho cây với liều lượng vừa đủ nhé.

1. Chăm sóc sau khi trồng

Sau khoảng thời gian 1 tuần sau khi trồng khoai lang, các bạn hãy đi kiểm tra và dặm những dây bị chết để bảo đảm mật độ trồng luôn duy trì ổn định.

Sau khoảng thời gian từ 20 đên 25 ngày trồng khoai lang, các bạn nên thực hiện xới xáo đất, làm cỏ và thực hiện bón thúc lần 1.

Khoảng từ 40 đến 45 ngày sau khi trồng khoai lang, các bạn thực hiện xới xáo đất, làm cỏ sau đó bón thúc lần 2.

Chăm sóc khoai lang

Bấm ngọn: Khi dây khoai lang phát triển tới độ dài khoảng 40 đến 45cm, các bạn bắt đầu bắt tay vào bấm bớt ngọn. Chừa lại phần thân chính có khoảng 4 đến 5 mắt, việc làm này giúp hạn chế thân chính vươn dài.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên vun xới cao luống và phủ đất kín xung quanh gốc cây. Mục đích là để tạo điều kiện thuận lợi cho củ sinh trưởng, cũng như hạn chế sự sinh trưởng của bọ hà.

Để hạn chế sự sinh trưởng của rễ phụ, cần thực hiện nhấc dây thường xuyên. Nhấc nhẹ nhàng sau đó đặt dây lại như vị trí ban đầy, thực hiện đều đặn theo tần suất là 1 tháng/lần.

2. Bón phân cho khoai lang

Để có thể trồng khoai lang có chất lượng tốt thì chế độ bón phân cho cây là không thể bỏ qua.

Đối với mỗi 1 sào bắc bộ (khoảng 360 m2) các bạn sử dụng một lượng phân bón từ 300 đến 400 kg phân chuồng (có thể thay thế bằng 50kg/ phân hữu cơ vi sinh).

Đạm ure dùng một lượng là 6kg, phân lân super chừng 10kg, và 8g phân kali.

Bón phân cho khoai lang

Liều lượng bón phân phù hợp các bạn chia thành 3 quá trình như sau:

Bón lót: Sử dụng toanf bộ số phân chuồng, phân lân cùng với 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali

Bón thúc đợt 1: Bắt đầu từ 20 đến 30 ngày sau khi trồng khoai lang, thực hiện bón hết toàn bộ lượng đạm cùng với 1/3 lượng kali.

Bón thúc đợt 2: Khoảng thời gian từ 40 đến 45 ngày sau khi trồng khoai lang, bón hết toàn bộ lượng phân còn lại.

3. Sâu bệnh hại khoai lang

Trong suốt khoảng thời gian thực hiện kỹ thuật trồng khoai lang thì khó có thể tránh khỏi tình trạng cây bị nhiễm sâu bệnh.

Vì vậy, các bạn hãy thường xuyên theo dõi cây trồng, phòng khi cây bị nhiễm bệnh thì nhanh chóng có những biện pháp cứu chữa.

Để có thể tiêu diệt sâu bệnh hại hãy áp dụng biện pháp IPM (phòng trừ tổng hợp) giúp bảo vệ cây khoai lang.

Và chú ý chỉ sử dụng tới thuốc trừ sâu nếu như sâu bệnh sinh trưởng ở mức mật độ cao, không áp dụng biện pháp thủ công được.

Sâu bệnh hại khoai lang

Các bệnh phổ biến trên khoai lang như:

Bọ hà

Biểu hiện: Gây bệnh tại vị trí thân và trên củ, nhưng chủ yếu củ là vị trí tấn công chính của bọ Hà.

Biện pháp phòng trừ: Sử dụng đất vun cao sau đó ấp kín gốc để ngăn ngừa bọ hà đẻ trứng.

Bệnh ghẻ

Biểu hiện: Xuất hiên vết trắng xám trên thân và cuống lá, sau chuyển sang nâu nhạt, hình bầu dục dài hoặc tròn; vết bệnh sần sùi nâu xám hoặc nấu tối. Vết bệnh có thể liên kết thành từng đám.

Trên lá thì vết bệnh tụ thành từng đám nhỏ, màu nâu, tập trung nhiều ở gân lá. Vết bệnh phát triển gây cong queo, làm toàn bộ lá co lại.

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống sạch, trồng luân canh cây khác, lên luống cao ráo, tiêu hủy tàn dư sau thu hoạch.

Có thể dùng thuốc Zin 80WP để xử lý củ giống hoặc cành giống, ngâm với nồng độ 1/600 trong 15 phút.

Khi có dấu hiệu bệnh, dùng các thuốc CLEARNER 75WP, SAIZOLE 5SC, SULOX 80WP, DIPOMATE 430SC… phun lặp lại lần 2 sau 5 ngày nếu bệnh nặng.

Bệnh héo vàng

Biểu hiện: Bệnh do nấm lan qua nước ruộng hoặc công cụ làm đất, phát triển trong điều kiện nóng nhiệt độ 30 độ C, đất nhiều cát, mưa nắng xen kẽ. Bệnh khiến lá vàng và héo dần, nặng thì chết khô, khiến cây chậm phát triển ảnh hưởng tới năng suất.

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống khỏe không bệnh, luân canh trồng cây khác, thu dọn tàn dư sau thu hoạch.

Khi có dấu hiệu bệnh dùng các thuốc CAROSAL 50SC, NUSTAR 40EC, CAZET M10-72WP, CANTOX D35WP, ZINCOPPE 50WP, CANTOPM 72WP liều lượng theo hướng dẫn.

Bệnh héo rũ

Biểu hiện: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum trong đất và hom giống, gốc bị vết bệnh mọng nước màu vàng nhạt, chuyển dần sang nâu.

Củ thì bị vết sọc nâu, mọng nước bề mặt, mạch dẫn trong củ biến màu, củ thối một phần hoặc toàn bộ.

Biện pháp phòng trừ: Chọn giống khỏe, hom giống cẩn thận, ngâm ruộng trong nước sau khi thu hoạch và luân canh trồng các cây khác.

Khi xuất hiện bệnh dùng các thuốc Canthomil 47WP, Kasuran 47WP hoặc Cansunin 2L liều lượng theo hướng dẫn.

Sâu đục thân dây

Biểu hiện: Do sâu non màu đỏ nhạt đục vào dây khoai lang ở gần gốc đi lên, tạo thành các đường hầm và đùn phân nâu đen ra quanh gốc. Khiến cây sinh trưởng kém, kém tạo củ hoặc chết.

Sâu này trưởng thành chuển màu kem, có nhiều chấm đen trên thân, do bướm đêm đẻ trứng mặt dưới lá, mỗi con đẻ khoàng 150 – 300 trứng.

Biện pháp phòng trừ: Diệt nhộng và trứng trước khi trồng bằng cách hom giống, vun luống cao và luân canh trồng các cây khác.

Phun các thuốc lưu dẫn như FENTOX 25EC, CAZINON 50 ND, CAGENT 800WG, CAHERO 585EC, ANITOX 50SC… liều lượng theo hướng dẫn.

Trồng khoai lang bao lâu thì thu hoạch

Chắn chắn đây là công đoạn mà các bạn mong chờ nhất phải không nào, tuy nhiên đừng quá vội vàng mà thu hoạch không đúng thời điểm nhé.

Dựa vào đặc điểm phát triển của cây cũng như là thời gian kể từ khi trồng khoai lang mà tiến hành thu hoạch cho đúng thời điểm.

Khi cây khoai lang có dấu hiệu ngừng phát triển chính là thời điểm các bạn có thể thu hoạch. Biểu hiện là phần gốc chuyển sang màu vàng, củ kiểm tra vỏ sẽ mịn và nhẵn và có ít nhựa.

Tiến hành thu hoạch khoai lang vào những ngày trời có thời tiết nắng ráo, và hạn chế làm xây xước củ. Nếu củ bị xây xước thì sẽc ảnh hưởng xấu tới mã và thời gian bảo quản cũng rút ngắn lại.

Thu hoạch khoai lang

Để có thể bảo quản củ lâu hơn, các bạn nên thực hiện cất chúng trong kho lạnh. Hay xếp củ dựng đứng thành 1 hoặc 2 lớp, để tại những vị trí khô ráo thoáng mát và không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Cùng với đó là các bạn hãy thường xuyên kiểm tra để loại bỏ đi những củ bị thối, củ dập.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng khoai lang cũng như cách chăm sóc để có thể thu được những củ khoai lang có chất lượng tốt nhất rồi.

Qua bài viết này, Fao hy vọng các bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây khoai lang ngay tại sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa » Các Loại Củ Khoai Dễ Trồng