Cách Trồng Khoai Mỡ Dễ Dàng Cho Năng Suất Cao Nhất

Khoai mỡ là loại cây ăn củ giàu chất dinh dưỡng và thường được trồng nhiều hiện nay. Bởi nó có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Nó có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và còn được ứng dụng trong phòng bệnh. Việc trồng loại cây này cũng không có gì quá khó khăn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng khoai mỡ nhé!

Mục lục nội dung

  • 1 Nguồn gốc của khoai mỡ
  • 2 Có mấy loại khoai mỡ?
  • 3 Đặc điểm của khoai mỡ
    • 3.1 Đặc điểm hình thái
    • 3.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
  • 4 Dinh dưỡng của khoai mỡ
  • 5 Ứng dụng của khoai mỡ trong cuộc sống
  • 6 Cách trồng khoai mỡ cho năng suất
    • 6.1 Thời gian trồng khoai mỡ
    • 6.2 Chọn nơi trồng
    • 6.3 Chuẩn bị đất trồng
    • 6.4 Chọn giống khoai mỡ
    • 6.5 Tiến hành trồng khoai mỡ
  • 7 Kỹ thuật chăm sóc khoai mỡ
    • 7.1 Bón phân cho cây
    • 7.2 Phòng trừ sâu hại cho khoai mỡ
  • 8 Thu hoạch và bảo quản khoai mỡ
  • 9 Những lưu ý khi trồng khoai mỡ

Nguồn gốc của khoai mỡ

Cách trồng khoai mỡ cho năng suất

Không có một nghiên cứu hay tài liệu nào chỉ rõ về nguồn gốc của khoai mỡ. Người ta chỉ thấy nó được trồng nhiều ở Tây Phi, khu vực Thái Bình Dương. Tại Việt Nam loại cây này cũng được trồng ở một số nơi. Trong đó nhiều nhất phải kể đến tỉnh Long An.

Có mấy loại khoai mỡ?

Ở Việt Nam có 2 loại khoai mỡ phổ biến như sau:

  • Loại ruột trắng: loại này có củ thành từng chùm, có trọng lượng vượt trội hơn hẳn so với loại ruột tím. Mỗi củ có khối lượng trung bình khoảng 4-5kg. Giống khoai này cho năng suất khá cao.
  • Loại ruột tím: trong loại này lại có 2 nhánh nhỏ là tím than và tím nhạt. Giống này có kích thước nhỏ hơn, thuôn dài. So sánh về hương vị thì loại này có phần đậm đà và ngon hơn so với loại ruột trắng. Về màu sắc cũng có phần bắt mắt hơn nên được nhiều người yêu thích.

Đặc điểm của khoai mỡ

củ khoai mỡ

Tại Việt Nam khoai mỡ còn có nhiều tên gọi khác nhau như: khoai tím, củ đỏ, khoai vạc,…Khoai mỡ được trồng nhiều những đặc điểm của nó thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đặc điểm hình thái

Khoai mỡ là một loại thực vật lá mầm. Nó có khá nhiều dây leo giúp bám chắc chắn và lòng đất và lấy chất dinh dưỡng. Thân cây khá dài, những cây trưởng thành có thể dài từ 5-20m.

Rễ của cây thuộc loại rễ chùm. Củ khoai khá giống với khoai môn nhưng có thân thuôn dài hơn và kích thước cũng to hơn. Vỏ của nó có màu đen, hơi xù xì và bóng. Đặc biệt có nhiều rễ bám xung quanh củ.

Bên trong của khoai mỡ có nhiều đốm trắng, nhìn giống mỡ và có màu nhạt hơn khoai môn. Lá của khoai môn mọc thành từng dãy và mọc so le nhau. Hình dạng của lá nhìn như những mũi mác, đầu nhọn. Lá khoai mỡ khá rộng, khoảng 8cm.

Nên xem: Khắc phục khoai lang bị bệnh do nấm gây hại

Hoa của khoai mỡ được phát triển từ các nách lá và có nhiều hình dạng khác nhau thì theo từng giống khoai.

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Tuỳ thuộc vào từng điều kiện đất và khí hậu khác nhau mà thời gian sinh trưởng và phát triển của khoai mỡ cũng khác nhau. Ngoài ra giống khoai cũng ảnh hưởng một phần đến thời gian thu hoạch. Trung bình sau khoảng 3-5 tháng là các bạn đã có thể thu hoạch được rồi.

Loại cây này có thể sinh trưởng quanh năm. Tuy nhiên nó không có khả năng chịu úng tốt. Chính vì vậy các bạn nên lựa chọn thời gian sau khi mùa mưa lũ đã qua đi để gieo trồng.

Dinh dưỡng của khoai mỡ

Không ai có thể phủ nhận công dụng của khoai mỡ. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Một số chất điển hình có trong khoai mỡ đó chính là: vitamin C, vitamin B6, chất xơ, mangan.

Ứng dụng của khoai mỡ trong cuộc sống

Theo quan niệm của Đông Y thì loại khoai này có nhiều tác dụng trong việc chữa trị bệnh tỳ, phế,…

Trong khoai mỡ có chứa vitamin B6 – đây là một dưỡng chất có khả năng ngăn chặn các bệnh về tim mạch. Đặc biệt khoai mỡ có tính nhầy do có chứa chất sợi và chất nhầy. Nhờ đặc tính này mà nó có khả năng làm nhuận tràng.

Người ta cũng thường dùng khoai mỡ để làm giảm các triệu chứng mãn kinh ở phái nữ. Bởi nó có chứa hoạt chất steroidal saponins – có thành phần tương tự như hormone progesterone.

Ngoài ra thì khoai mỡ còn được dùng để nấu canh bởi nó có vị thơm ngon. Ngoài ra thì nó còn được sử dụng trong nhiều món khác nhau như: nấu xôi, làm bánh, nấu cháo,….Ở một số nơi lá và đọt của cây còn được dùng để làm rau. Người ta chế biến thành những món xào, luộc và nấu khác nhau để thưởng thức.

Cách trồng khoai mỡ cho năng suất

Cách trồng khoai mỡ cũng không quá phức tạp nên dù những bạn chưa trồng bao giờ cũng có thể thực hiện. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thời gian trồng khoai mỡ

Thời vụ trồng khoai mỡ phụ thuộc rất nhiều vào mực nước lũ mỗi năm. Bạn có thể tùy chọn thời gian ươm giống và trồng sao cho phù hợp nhất. Thông thường người ta thường ươm giống vào tháng 7 âm lịch và trồng vào tháng 9 âm lịch. Năng suất khoai mỡ cho cao nhất khi trồng vào vụ Xuân.

Nên xem: Khắc phục cây khoai môn nhiễm bệnh thối gốc rễ

Chọn nơi trồng

Khoai được trồng tốt nhất ở những nơi có đủ ánh sáng, có khả năng thoát nước cao. Tuy nhiên nếu không có đủ điều kiện tốt về nơi trồng thì bạn có thể tận dụng thùng xốp trống hoặc thau nhựa.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng cho năng suất cao là những loại đất sét pha, có độ tơi xốp vừa phải. Với những loại đất quá xốp có thể cho năng suất không cao. Nếu đất đã trồng qua nhiều vụ thì bạn nên dọn sạch cỏ, cày bừa lại cho đất trở nên tơi xốp hơn.

Bạn nên xới thành các luống có độ cao khoảng 50cm và độ rộng mặt luống khoảng 100cm. Khoảng cách giữa các luống nên ở tầm 30cm-40cm. Điều kiện này sẽ giúp thoát nước dễ dàng hơn. Đồng thời cũng giúp cây lấy được nhiều dưỡng chất hơn.

Chọn giống khoai mỡ

Giống cây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ mùa. Ngay từ lúc chọn giống các bạn cần cẩn trọng. Nên chọn những củ to, già và không bị nhiễm sâu bệnh. Các củ giống này bạn có thể thu hoạch được từ vụ mùa trước hoặc bạn cũng có thể chọn mua ở những cửa hàng chuyên bán giống cây.

Tiến hành trồng khoai mỡ

Để việc trồng khoai mỡ được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất, các bạn nên tiến hành theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Từ những củ khoai giống các bạn có thể dùng dao cắt thành nhiều mục giống nhỏ khác.
  • Bước 2: Nhúng mặt của mục giống vào hỗn hợp xi măng và vôi. Điều này sẽ giúp củ không bị thối và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
  • Bước 3: Sử dụng một cái thau nhỏ, trải một lớp tro lên. Sau đó xếp các mục giống đã được chuẩn bị sẵn lên phía trên. Tiếp đó bạn hãy phủ tiếp 1 lớp tro lên bề mặt của khoai. Tưới nước đều đặn 2-3 ngày 1 lần.
  • Bước 4: Sau khoảng 20 ngày khoai sẽ nảy mầm, lúc này bạn có thể mang đi trồng. Trong quá trình vận chuyển cần tránh làm gãy mầm.
  • Bước 5: Dùng vật dụng đào những lỗ sâu khoảng 3cm. Đặt khoai xuống lỗ đã đào. Lưu ý mầm hướng xuống đất. Mỗi lỗ cách nhau khoảng 60cm để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.

Kỹ thuật chăm sóc khoai mỡ

Ngoài việc tưới nước hằng ngày cho cây thì bạn cần đảm bảo một số yếu tố sau để có một vụ mùa bội thu.

Bón phân cho cây

Khoai mỡ là loại cây có khả năng tự sinh trưởng khá tốt. Tuy nhiên chúng ta cũng cần bón thêm phân cho cây để có năng suất tốt hơn. Sau khi trồng khoảng 15 ngày thì bạn nên tưới một chút kali pha loãng cho cây. Việc này sẽ giúp thân và lá của cây phát triển tốt hơn. Sau đó khoảng 1 tháng thì nên tiếp tục bón phân chuồng hoại mục.

Nên xem: Kỹ thuật trồng sắn "siêu thu hoạch" bạn cần biết!

Phòng trừ sâu hại cho khoai mỡ

Một số loại sâu gây hại cho cây khoai mỡ mà chúng ta thường gặp phải như:

  • Sâu xám: Loại sâu này phá hoại cây vào ban đêm. Chúng thường bò từ đất lên và cắn lá khoai. Để phòng ngừa và tiêu diệt, bạn có thể sử dụng thuốc Peran 50EC, Cyperan 50EC hoặc Atabron 5EC.
  • Rệp sáp: loài này thường trú ngụ ở dưới đất và gây hại cho rễ cây. Biểu hiện khi cây gặp phải rệp sáp đó là lá cây vàng úa, khoai kém phát triển. Thuốc trị có thể dùng như: Supracide, Nokaph.
  • Bệnh cháy lá: đây là loại bệnh do nấm gây nên. Nó xuất hiện trên thân và lá. Những chỗ bị nhiễm bệnh sẽ có màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu nâu. Khi có điều kiện ẩm ướt thì những chỗ bị bệnh sẽ có mốc trắng. Để phòng trừ các bạn nên tưới vừa đủ phân bón, chú ý thoát nước tốt.
  • Sâu xanh da láng: loại sâu này có màu xanh, hai bên thân có 2 sọc màu vàng, da trơn láng. Loại sâu này chúng ta có thể tiêu diệt bằng thuốc Mimic 20DF.

Thu hoạch và bảo quản khoai mỡ

Trước khi thu hoạch khoai khoảng 1-2 ngày các bạn nên tưới nước đủ ẩm. Việc làm này sẽ giúp dễ dàng thu hoạch, củ không bị đứt, gãy. Bạn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ như: xẻng, cuốc,… để việc thu hoạch được dễ dàng hơn. Những củ to, đạt chất lượng và không nhiễm sâu bệnh có thể giữ lại để làm giống cho những mùa vụ sau.

Khoai mỡ sau khi được thu hoạch sẽ được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Hoặc các bạn cũng có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau.

Những lưu ý khi trồng khoai mỡ

Bên cạnh có những cách trồng khoai mỡ đạt chuẩn thì các bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:

  • Không tưới quá nhiều nước, gây ngập úng, thối rễ và chết cây.
  • Tưới đạm vừa phải, nếu thừa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
  • Khi cắt mặt khoai cần sử dụng dao sắc, cắt nhanh và bằng phẳng.
  • Củ giống nên được phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại trước khi mang đi trồng.

Trên đây là những cách trồng khoai mỡ và một số kỹ thuật chăm sóc cho cây cần thiết. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về việc trồng cây khoai mỡ. Chúc các bạn thành công!

Theo: Nguyễn Hiền

Rate this post

Từ khóa » Củ Khoai Mỡ