Cách Trồng Lúa Cảnh Trang Trí Siêu đẹp Tại Nhà | Sfarm

Ngày nay, những cánh đồng lúa như dải lụa xanh mát như được thu nhỏ vào chậu mạ non xinh xắn và đã trở thành một trào lưu được ưa chuộng nhất hiện nay. Với 5 cách trồng lúa cảnh cực đơn giản của Đặng Gia Trang, bạn sẽ sở hữu ngay vài chậu để đổi mới không gian sống và nơi làm việc. Hãy cùng tìm hiểu 5 cách trồng như thế nào trong bài viết hôm nay nhé!

  1. 1/ Đặc điểm của lúa cảnh
  2. 2/ Ý nghĩa phong thủy của lúa cảnh
  3. 3/ Cách trồng lúa cảnh trên đất
    1. 3.1 Chuẩn bị
    2. 3.2 Trồng lúa cảnh
  4. 4/ Cách trồng lúa cảnh thủy canh trong nước
    1. 4.1 Chuẩn bị
    2. 4.2 Trồng lúa cảnh
  5. 5/ Cách trồng lúa cảnh bằng bông gòn
    1. 5.1 Chuẩn bị
    2. 5.2 Trồng lúa cảnh
  6. 6/ Cách trồng lúa cảnh bằng mụn dừa
    1. 6.1 Chuẩn bị
    2. 6.2 Trồng lúa cảnh
  7. 7/ Cách trồng lúa cảnh bằng viên đất nung, đá Vermiculite
    1. 7.1 Chuẩn bị
    2. 7.2 Trồng lúa cảnh
  8. 8/ Cách chăm sóc lúa cảnh sau khi trồng

1/ Đặc điểm của lúa cảnh

Bạn có thể trồng lúa cảnh (mạ non) từ lúa, nếp hay lúa mạch,… chúng có nguồn gốc bắt nguồn từ khu vực vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tại các nước đông nam Á hoặc châu Phi. Chúng bắt đầu vòng đời từ lúc hạt mầm đến khi lúa chính (5-6 tháng), nhưng thông thường người ta chỉ sử dụng mạ non (giai đoạn lúa còn nhỏ) để trang trí. Mạ non phát triển chiều cao từ 5-15cm, lá mảnh dài và vươn thẳng như những thanh kiếm. Rễ mạ mọc thành chùm màu trắng và bám chặt vào giá thể.

Nếu sử dụng giống lúa mạch thì sau 7-9 ngày, bạn sẽ có nguyên liệu cho món salad hay kẹo mạch nha, sinh tố,…. Mầm lúa mạch không chỉ đẹp về phẩm mỹ mà chúng còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm huyết áp,…

2/ Ý nghĩa phong thủy của lúa cảnh

Những cánh đồng lúa bất tận đã đồng hành cùng cha ông chúng ta từ các trận chiến ngàn xưa đến ngày hòa bình hôm nay. Chúng mang ý nghĩa đặc biệt về sự no ấm hạnh phúc và cái chất phát nhất của người nông dân tại làng quê.

Theo quan niệm dân gian, các hạt giống nảy mầm nối tiếp nhau vươn lên như sự nảy nở may mắn, tài lộc và đem lại thịnh vượng cho gia chủ. Sắc lá xanh mướt đầy sức sống cũng sẽ khiến người nhìn cảm thấy thoải mái và thư giản tốt hơn sau một ngày làm việc căng thẳng.

Cây mạ non còn là kết quả nghiên cứu thành công của kỹ thuật nuôi trồng công nghệ cao và đánh dấu bước tiến mới quan trọng của nền nông nghiệp nước ta. Từ môi trường sống dưới ruộng đồng, cây lúa đã được nuôi trồng trong điều kiện được kiểm soát và dễ dàng chăm sóc. Cây lúa cảnh vừa là loại hoa chậu phẩm mỹ vừa có thể nâng cao năng suất.

3/ Cách trồng lúa cảnh trên đất

3.1 Chuẩn bị

Hạt giống bạn có thể tìm mua ở những cửa hàng hoặc website uy tín, chất lượng, với số lượng khoảng 1 nấm/chậu.

Bạn nên chọn loại đất trồng hữu cơ Sfarm với nhiều đặc tính phù hợp cho các loại hoa chậu.

Chậu trồng hoặc cốc, ly,… tùy theo sở thích và số lượng hạt bạn muốn trồng.

Các dụng cụ trồng rau sạch như bình tưới dạng phun xịt, xẻng nhỏ, khăng bông,…

3.2 Trồng lúa cảnh

Hạt giống cần được ngâm vào nước trong 2 giờ. Trong lúc ngâm bạn nên loại bỏ hạt lép nổi trên mặt nước (vì chúng không nảy mầm) rồi vớt ra để ráo.

Tiếp tục ngâm hạt vào nước khoảng 4 ngày rồi vớt ra ủ. Dùng bát lớn đựng hạt và sử dụng màng bọc thực phẩm phủ kính miệng bát. Sau đó lấy đũa chọc 3-4 lỗ trên màng phủ rồi đặt ở nơi kín gió.

Hạt sẽ nứt nanh trắng trong khoảng 3-4 ngày và lúc này có thể gieo hạt vào đất trồng (đất đã được phun ẩm và xới nhẹ từ trước).

Khi mạ non cao lên 5-7cm là có thể mang vào trang trí và bạn cần tưới nước (dạng phun sương) thường xuyên để duy trì độ ẩm ổn định cho cây.

trong lua canhTrồng lúa cảnh trên đất

4/ Cách trồng lúa cảnh thủy canh trong nước

4.1 Chuẩn bị

Số lượng hạt giống tùy vào mục đích trồng và bạn có thể mua tại các cửa hàng cây giống, hoa cảnh tại địa phương.

Các loại cốc, chậu đất nung, ly thủy tinh hoặc khay nhựa,… đều sử dụng trồng mạ non thủy canh được. Nên chọn chậu không có lỗ thoát nước (hoặc dùng nến, sáp, silicon,… để dán lỗ lại).

Bình tưới dạng phun xịt, kéo, băng dính, tấm lưới nhựa dẻo (lỗ nhỏ hơn hạt giống),…

4.2 Trồng lúa cảnh

Bạn có thể phân loại hạt chắc, hạt lép trong lúc ngâm hạt vào nước ấm 40oC (2 sôi: 3 lạnh), thì sau 8-10 giờ vớt hạt ra rửa sạch và tiếp tục ủ hạt bằng khăn ẩm từ 6-8 giờ.

Cho nước vào ⅔ chậu trồng và cắt tấm lưới nhựa dẻo với kích thước vừa hoặc nhỏ hơn một chút so với miệng chậu. Khéo léo cài tấm lưới vào miệng chậu (hoặc dùng băng dính cố định) cách mặt nước khoảng 1-2 cm.

Khi ủ hạt nảy mầm thì trải đều hạt lên mặt lưới (không quá dày) và phun nước giữ ẩm. Sau đó đậy miệng chậu lại bằng bìa giấy hoặc vải đen và đặt chậu ở nơi thoáng mát. Mầm non và rễ sẽ hấp thụ hơi nước để phát triển và kéo dài rễ xuống nước. Nên thường xuyên kiểm tra, thay nước và tưới ẩm cho mầm non.

Mạ non lên cao 5-10cm thì bạn nên chuyển cây ra nơi có ánh sáng nhẹ (cho cây dần thích nghi). Giai đoạn này bạn cũng có thể bổ sung thêm một ít phân trùn quế Sfarm và vitamin B11 pha loãng, để thay nước trồng hoặc tưới lên lá 1 lần/tuần (vitamin B11).

5/ Cách trồng lúa cảnh bằng bông gòn

5.1 Chuẩn bị

Hạt mạ non được bán ở nhiều cửa hàng cây giống và bạn nên lựa chọn những nơi có uy tín để mua được hạt chất lượng.

Chậu trồng có nhiều loại để lựa chọn như chậu đất nung, chậu thủy tinh, cốc hoặc chén,… và các loại này phải có lỗ thoát nước tốt.

Theo cách này thì bạn phải chuẩn bị bông gòn thấm nước thay cho đất trồng, bình tưới dạng xịt, kéo cắt,…

5.2 Trồng lúa cảnh

Cho bông gòn vào chậu và thêm vài viên đất nung Sfarm hoặc đá màu (khi dùng chậu thủy tinh) trước khi trải bông lên đáy chậu, để trang trí thêm. Nên trải đều bông với độ dày khoảng 1-2 cm để rễ cây mạ có chỗ bám tốt.

Ngâm nước hạt giống để loại bỏ hạt lép rồi vớt ra, sau đó tiến hành phủ đều hạt lúa trên bề mặt lớp bông gòn. Chỉ cần rải vừa đủ, không nên quá nhiều để tránh mạ non lên quá dày và không đủ bông cho chúng bám rễ vào.

Tiếp theo, lại phủ lên hạt 1 lớp bông mỏng và duy trì phun tưới nước để giữ ẩm cho hạt. Bạn nên đặt chậu ở nơi thông thoáng, cao ráo (phòng khi chuột gặm hạt) và khi mầm hạt mới lên còn yếu, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mạnh vào giờ trưa.

6/ Cách trồng lúa cảnh bằng mụn dừa

6.1 Chuẩn bị

Cách trồng lúa cảnh bằng mụn dừa cũng không khác lắm so với cách trồng cây lúa cảnh bằng đất.

Khi chọn giống, bạn nên lựa những hạt to mẩy và chắc khỏe hoặc mua trong các cửa hàng, website chất lượng và uy tín.

Loại mụn dừa Sfarm với 100% mụn dừa đã qua xử lý chất chát và diệt sạch mầm bệnh, cũng là một loại giá thể thay thế rất phù hợp nếu không có đất sạch hữu cơ Sfarm.

Chuẩn bị trước chậu trồng có lỗ thoát nước và một số dụng cụ trồng rau tại nhà.

6.2 Trồng lúa cảnh

Với cách trồng này, bạn vẫn cần ngâm hạt vào nước ấm 40oC khoảng 2 giờ và loại bỏ hạt lép. Tiếp tục ngâm hạt trong nước khoảng 4 ngày, rồi cho vào khăn ẩm và ủ yên. Trong thời gian ủ, bạn cần tưới ẩm và kiểm tra hạt hằng ngày, tránh để hạt khô và bị côn trùng tấn công.

Khoảng 3-4 ngày sau hạt sẽ nảy mầm, thì bạn có thể bắt đầu gieo hạt. Mụn dừa trong chậu được xới nhẹ khoảng 0,5cm và tưới ẩm rồi mới gieo hạt, sau đó đặt chậu ở nơi có ánh sáng nhẹ. Giữ cho giá thể luôn ẩm bằng cách đặt chậu lên đĩa đã có nước và viên đất nung Sfarm (các viên có kích thước đều nhau và đổ nước không vừa đủ). Đợi khoảng 1 tuần, khi mạ non cao được 5-10cm thì dời ra chỗ bạn muốn trang trí.

7/ Cách trồng lúa cảnh bằng viên đất nung, đá Vermiculite

7.1 Chuẩn bị

Lựa chọn hạt giống là điều quan trọng để mạ nọn lên đều và khỏe mạnh, bạn nên mua ở những cửa hàng hoặc website uy tín và chất lượng, hãy nhớ kiểm tra bao bì cũng như sạn sử dụng của sản phẩm.

Chuẩn bị các loại khay hoặc chậu trồng có chiều sâu 5-6cm và giá thể là viên đất nung Sfarm hoặc đá Vermiculite.

Còn có các dụng cụ trồng rau tại nhà như xẻng nhỏ, bình tưới, bìa cứng,…

7.2 Trồng lúa cảnh

Để trồng mạ non bằng viên đất nung hay đá Vermiculite thì khá đơn giản như cách trồng bằng đất hoặc mụn dừa, tương tự như một vài điểm sau:

Vẫn loại bỏ hạt lép khi ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) khoảng 8-10 giờ, sau đó rửa sạch hạt và cho hạt vào ủ trong khăn ẩm 6-8 giờ cho đến khi hạt nảy mầm.

Viên đất nung/đá vermiculite thì bạn nên phun nước làm ẩm trong 1 giờ trước khi cho vào chậu, để viên đất nung/đá vermiculite hút nước và tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm. Tiếp theo cho hạt giá thể nào vào ⅓ chậu và tiến hành rải đều hạt giống lên trên giá thể, sao cho các hạt giống nằm sát vào nhau (không quá dày). Rồi phủ thêm 1 lớp giá thể mỏng lên trên hạt (chọn những hạt nhỏ vừa để không đè nặng mầm hạt) và phun nước cấp ẩm cho hạt.

Sử dụng bìa cứng đề đậy miệng chậu trong 2-3 ngày, để giữ ẩm và giúp hạt lên mầm đều hơn. Nên đặt chậu ở trong phòng và hạn chế ánh sáng mạnh đến khi mạ non đã cao 5-10cm, là có thể đem ra trang trí phòng khách, bàn làm việc,…

8/ Cách chăm sóc lúa cảnh sau khi trồng

Về ánh sáng: Khi cây mạ non đã trưởng thành thì rất ưa sáng và không khí thoáng, nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng buổi sáng 3-5 giờ/ngày. Bạn có thể đặt chúng trong nhà hoặc nơi làm việc, những nơi gần cửa sổ đón ánh sáng trực tiếp để cây lên màu chuẩn và phát triển tốt.

Về tưới nước: Đa số cây lúa cảnh đều có nguồn gốc từ giống lúa nước nên chúng cần được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Trung bình mỗi ngày chúng cần tưới từ 150-200ml nước và thay nước 2-3 lần/tuần nếu sử dụng phương pháp thủy canh.

Về phân bón: Vào các khoảng thời gian nhất định, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho mạ non bằng các loại phân bón như phân trùn quế Sfarm dạng thường hoặc viên nén, kết hợp với phân urê pha loãng và 5-10 viên đạm để cây không bị vàng lá.

Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng, thì bạn có thể áp dụng các phương pháp trồng lúa cảnh trong bài viết hôm nay của Đặng Gia Trang nhé! Hãy bắt tay vào hiện và sớm phản hồi với những chậu mạ non xinh xắn nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

  • Cách trồng cỏ lúa mì – “thần dược” chống lão hóa ngừa ung thư
  • Trồng bưởi sạch cho thu nhập gấp 10 lần trồng lúa
  • Ruộng lúa bờ hoa – mô hình dễ làm nhưng hiệu quả cao
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 4.5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Trồng Lúa Cảnh Bằng Bông Gòn