Cách Trồng Măng Tây Bằng Rễ Nhanh Cho Thu Hoạch Nhất

Trồng măng tây bằng rễ còn khá mới mẻ ở Việt Nam tuy nhiên đây lại là phương pháp trồng phổ biến ở các nước phương Tây vì quy trình trồng đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và cả chi phí đầu tư. Cùng theo dõi cách trồng măng tây qua bài viết sau đây.

1. Trồng măng tây bằng rễ cần chuẩn bị gì?

Để không cảm thấy bỡ ngỡ khi trồng măng tây bằng rễ bạn cần làm thật tốt giai đoạn chuẩn bị với các lưu ý sau:

  • Bộ rễ măng tây phải là loại ít nhất trên 2 năm tuổi để đảm bảo độ khỏe và khả năng sinh sống sau khi gieo trồng. Một nhánh măng tây phải đảm bảo có từ 15 – 20 rễ phụ và dài từ 15 – 20cm. Rễ cây khỏe mạnh, không bị nhiễm nấm bệnh hoặc mốc.

Trồng măng tây bằng rễ cần chuẩn bị gì?

  • Chọn thời vụ trồng măng trong khoảng tháng 2 – 3 hoặc tháng 9 – 11 lúc này môi trường có nhiệt độ vừa phải, không vào mùa mưa.
  • Đất trồng giống như điều kiện gieo trồng bằng hạt giống măng tây là các loại đất phù sa màu mỡ, đất thịt pha cát, đất tơi xốp,… với độ nghiêng dốc không quá 10%  đảm bảo thoát nước tốt. Trước khi trồng đất cần được cày bừa kỹ lưỡng, làm sạch lại cỏ dại và sâu bệnh; bổ sung thêm phân hữu cơ, đạm, trùn quế,… và tro, trấu để giúp đất tơi xốp hơn, đồng thời cải thiện độ màu mỡ.
  • Tạo luống rãnh  để trồng măng tây với khoảng cách theo đúng kỹ thuật thông thường 100 – 120cm, khoảng cách giữa các khóm măng là 50 – 60cm.

2. Các bước trồng măng tây bằng rễ

Sau khi xử lý đất trồng và tạo luống rãnh trồng măng tây bạn có thể lựa chọn thời điểm chiều mát để trồng rễ măng tây.

Bước 1: Ngâm bộ rễ măng tây vào nước khoảng vài tiếng để rễ măng ngậm đủ nước, không bị khô héo khi trồng.

Bước 2: Tạo các mô đất để trồng rễ măng tây bằng cách đào giữa các luống sâu 20cm. Sau đó cách 50 – 60cm vun một mô đất tròn cao chừng 10 – 15cm để áp bộ rễ măng tây lên trên.

Các bước trồng măng tây bằng rễ

Bước 3: Khi rễ măng tây đã ngậm đủ nước bạn bắt đầu tác từng rễ cây ra và áp sang 2 bên hoặc theo vòng chụp như chiếc nón lên mô đất sao cho cụm nhánh ở chính giữa và lấp đất lên.

Lưu ý: Đất lấp không quá dày và không được lèn chặt đất khiến măng tây chậm phát triển, đảm bảo luống măng tây sau khi vun trồng có chiều cao từ 10 – 20cm so với rãnh thoát nước. Quá trình tách và xếp rễ làm khéo léo theo đúng chiều của bộ rễ và không làm đứt gãy rễ nhánh.

Bước 4: Sau khi lấp đất tiến hành tưới ẩm cho măng tây bằng công nghệ phun sương để mặt đất có độ ẩm mà lại không quá sũng hay đọng nước.

Ngoài ra, sau khi bộ rễ bắt đầu lên cây cao chừng 20 – 30cm bạn có thể bắt đầu vun thêm đất vào gốc măng để đảm bảo độ cao cho luống và giữ măng được tốt hơn.

3. Kỹ thuật chăm sóc măng tây trồng bằng rễ

Măng tây trồng bằng rễ cần có một quá trình chăm sóc thật kỹ lưỡng để đảm bảo được tốc độ phát triển và sống sót.

Kỹ thuật chăm sóc măng tây trồng bằng rễ

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn măng tây trồng bằng rễ nên áp dụng quy trình chăm sóc sau:

  • Hàng ngày tưới ẩm cho vườn măng bằng cách phun sương vào sáng sớm và chiều tối, không để măng bị ngập úng nhưng bề mặt đất trồng cũng không được quá khô. Độ ẩm thích hợp cho măng tây phát triển là từ 60 – 70%.
  • Thường xuyên kiểm tra độ PH trong đất trồng, đảm bảo luôn đạt chuẩn từ 6 – 7 là mức tốt nhất cho cây phát triển.
  • Đảm bảo trước khi trồng đất đã được trộn với phân bón dinh dưỡng như NPK, trùn quế, phân hữu cơ. Sau 30 ngày trồng tiếp tục bón lót cho cây bằng các loại phân giàu dinh dưỡng để cây phát triển nhanh.
  • Thực hiện vun đất là làm cỏ dại, phun thuốc diệt nấm bệnh cho măng tây mỗi tháng 1 lần theo đúng chu kỳ cách 30 ngày.
  • Khi cây bắt đầu lên thân thì lấy que chống từng cây để không bị đổ, gãy do mưa gió. Trong giai đoạn cây bắt đầu ra cành loại bỏ những cành nhỏ, giữ lại những cành và cây khỏe mạnh, thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh và tiếp tục bón thúc lần 2.
  • Sau khoảng 6 – 9 tháng măng bắt đầu cho mầm măng có thể thu hoạch. Tuy nhiên, chỉ nên thu hoạch trong khoảng 1 tháng rồi ngừng thu hoạch để dưỡng lại cây khoảng 40 ngày rồi tiếp tục khi hoạch lần 2. Lặp lại bước này khoảng 2 – 3 lần để giúp vườn măng khỏe mạnh hơn trước khi cho thu hoạch ổn định.
  • Khi vườn măng đi vào ổn định thực hiện tưới ẩm hàng ngày, bón phân và thuốc diệt côn trùng sâu bệnh định kỳ 1 – 2 tháng 1 lần tùy theo tình trạng măng.

Trên đây là quy trình trồng măng tây bằng rễ đã được nhiều nhà vườn áp dụng thành công. Chúc bạn trồng được vườn măng tây bằng rễ chất lượng, tiết kiệm cả thời gian và chi phí.

Từ khóa » Trồng Măng Tây Bằng Rễ