Cách Trồng Mướp đắng Trong Thùng Xốp Cho đậu Nhiều Trái Tại Nhà

 Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp – cho đậu nhiều trái

Giới thiệu về cây khổ qua

Cách trồng mướp đắng trong thùng xốp

    Khổ qua (Mướp đắng) có tên khoa học là Momordica charantia là một loại rau dây leo thuộc họ bầu bí thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại rau đắng nhất trong nhóm rau ăn quả. Đối với những ai yêu thích vị đắng của khổ qua thì không thể bỏ lỡ việc trồng loại rau này ngay tại nhà đúng không nào?

    Mướp đắng là loại rau củ được trồng phổ biến ở Việt Nam. Vị đắng của khổ qua nhiều người mới bắt đầu ăn sẽ cảm thấy hơi khó khăn nhưng nếu bạn đã ăn quen rồi thì chắc chắn sẽ ghiền loại rau củ này rồi đấy!

    Nhận thấy được những lợi ích tuyệt vời của mướp đắng, nhiều gia đình đã nảy ra ý tưởng tự trồng một giàn mướp đắng ngay trong vườn nhà. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mướp đắng không khó. Trong bài viết hôm nay, Học nâu ăn – Cách làm sẽ chia sẻ với bạn cách trồng mướp đắng đơn giản nhưng rất sai trái ngay tại vườn nhà!

    Điều kiện sinh trưởng và phát triển

    Khổ qua trồng được quanh năm nhưng tốt nhất là vụ Đông Xuân, cây phát triển tốt và cho quả nhiều.

    Trồng khổ qua trong thùng xốp cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, tránh đất thịt nặng, tỷ lệ sét cao.

    Khổ qua là cây ưa sáng nên cần chọn nơi có nhiều ánh sáng, thông thoáng để trồng cây.

    Công dụng cho sức khỏe của khổ qua

Công dụng cho sức khỏe của khổ qua

    Khi thu hoạch cả cây và quả lá nấu nước uống rất tốt để kiểm soát đường huyết cho người tiểu đường, hoặc ngắt lá nấu nước tắm chữa rôm sảy cho trẻ....

Đặc điểm về cây khổ qua

    Đây là giống cây leo ngắn ngày được trồng quanh năm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới chúng có thể cao tới 5m. Mướp đắng nở hoa vàng được thụ phấn nhờ côn trùng.    Trái của chúng có vị đắng được dùng trong nấu ăn. 

    Để những hạt giống Mướp Đắng có thể đâm chồi và nảy ra tốt nhất các bạn cần xử lý hạt mầm đúng cách. Đồng thời, sau đó chuẩn bị đất trồng phù hợp tiêu chuẩn phát triển của loài cây này

 Cây khổ qua và một số thông tin trước khi trồng

Cách trồng cây khổ qua trong thùng xốp, trong chậu

    Chuẩn bị vật liệu

Cách trồng khổ qua trong thùng xốp, trong chậu
  • Đất trồng rau
  • Khay, chậu, thùng xốp có chiều cao tối thiểu 30 cm
  • Hạt giống khổ qua
  • Khay ươm
  • Gieo và ươm hạt

    Chuẩn bị đất trồng

Chuẩn bị đất trồng cây khổ qua
  • Dùng thùng xốp cần đục lỗ thoát nước dưới đáy hoặc bên hông (hoặc chậu dất có lỗ thông hơi).
  • Trộn đất với tỷ lệ: 5 đất thịt + 3 xơ dừa/ trấu+ 2 phân hữu cơ.
  • Có thể lót thêm dưới đáy chậu 1 lớp trấu/ bã mía/ xỉ than, …
  • Đổ đất vào chậu, độ dày đất trong chậu khoảng 20cm Không nên đổ đất đầy chậu mà nên để khoảng cách đất cách mặt chậu khoảng 5cm, để tránh khi tưới nước hoặc trời mưa làm đất bắn ra ngoài gây bẩn sàn.

Chuẩn bị hạt mướp giống

    Bạn có thể mua hoặc sử dụng hạt từ quả mướp đắng già để trồng mướp đắng. Hạt giống mướp đắng bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán giống cây trồng.

    Nếu lựa chọn trồng từ hạt quả quả mướp đắng, bạn phải chọn những quả già, không sâu bệnh. Sau khi đã chọn được quả mướp đắng đúng ý muốn, bạn dùng dao cắt đôi quả mướp đắng, tách lấy hạt khỏi lớp màng rồi rải đều ra một chiếc mâm, phơi 1 đến 2 nắng cho hạt khô, teo lại là được.

    Ngâm ủ hạt giống

ngân hạt khổ qua

    Hạt phải xử lý nước ấm 2 sôi 3 lạnh ngâm trong vòng 5-6 giờ 

    Sau khi ngâm vớt hạt ra sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm, sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo

( Chú ý: Đừng để khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt và đừng để rễ mọc dài khi đem gieo rễ dễ bị gãy).

    Khi thấy hạt bắt đầu nứt vỏ và nhú 1 xíu rễ thì lấy hạt ra khỏi khăn và đem gieo hạt vào đất.

    Gieo mầm khổ qua-mướp đắng trong thùng xốp

Đổ đầy đất vào trong các khay, thùng xốp đã chuẩn bị

    Đất sau khi trộn xong, nếu đất khô thì tưới thêm nước cho ẩm. Tạo những lỗ nhỏ rắc hạt vào rồi phủ đất lên. Mỗi lỗ 1 hạt.

    Tưới nước nhẹ nhàng tránh trôi đất. Để chậu vào nơi râm mát hoặc lấy bìa carton đậy lên, tránh ánh nắng trực tiếp. Khi cây nảy mầm khỏi mặt đất thì bỏ bìa carton ra. Cho ra nơi có ánh nắng. Không gieo quá dày, năng suất sẽ không cao. 

    Trồng dự trù một số trong bầu đất, để trồng dậm những cây không lên, bị sâu bệnh phá hại.

Gieo hạt trực tiếp :

Gieo hạt trực tiếp cho cây mướp đắng

    Bạn có thể gieo trực tiếp hạt khổ qua vào thùng xốp luôn, tuy nhiên để tăng tỷ lệ nảy mầm và giảm thời gian mọc bạn nên xử lý hạt giống trước khi trồng.

     Gieo vào đất sâu 0,5 cm hoặc gieo trong các khay ươm hạt, sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên, tưới nước giữ ẩm cho hạt nảy mầm. Sau 5 – 7 ngày gieo hạt sẽ mọc mầm.

    Đối với hạt giống được ươm trong khay thì sau khi cây có 2 – 3 lá thật, bạn gỡ cây giống và cấy vào thùng xốp. Tùy vào kích thước của thùng xốp mà một thùng bạn có thể trồng từ 2 – 3 cây.

Lưu ý, khi trồng cây con xong bạn nên rải thuốc diệt ốc để tránh cây bị ốc sên ăn. Cách trị ốc sên

    Bón phân

    Phân Urê 20Kg + 5Kg DAP dùng bón thúc cứ 7 ngày bón 1 lần 

    Dùng cây dài có đường kính 1,5Cm đục lỗ sâu 0,3Cm về phía trà le, cách cây khổ qua 15Cm, bỏ phân vào lỗ,1 muỗng canh phân Urê.

    Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống

    Bón 1 muỗng canh DAP vào lỗ. Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì..

    Dùng phân hữu cơ để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường

    Tận dụng nước vo gạo, nước rửa rau, sữa hết hạn để tưới cây hàng ngày. Các loại rác hữu cơ nhà bếp như cơm thiu, rau, vỏ trái cây, bã trà, bã cafe,… bạn cắt nhỏ rồi chôn vào đất cách gốc cây ít nhất 5cm để tránh ảnh hưởng tới rễ. KHÔNG chôn rác thẳng vào gốc cây sẽ có thể làm chết cây.

    Chăm sóc và bắc giàn cho cây

    Vị trí Đặt chậu cây ở nơi có ánh nắng chiếu vào, tùy loại cây mà cần nắng nhiều hay ít. Những ngày đầu khi cây còn nhỏ (chưa ra lá thật) thì chỉ cần tưới ngày 1 lần, tưới thật nhẹ nhàng tránh làm ngả, ngãy cây.

    Khoảng 3 tuần sau, cây sẽ ra các lá non và đạt chiều cao khoảng 12-15cm, bạn thường xuyên tưới nước và bắt đầu làm giàn để cây nhanh lớn.

    Tưới nước :

    Khi cây ra lá thật: Ngày nắng thì tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Tránh tưới vào lúc trời đang nắng. Ngày râm mát thì tưới 1 lần là đủ. Vào ngày mưa thì bạn kiểm tra xem độ ẩm đất như thế nào, có thể không cần tưới hoặc tưới ít.

    Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước trong ruộng trong mùa mưa.

    Đổi chậu

Khi cây cao 25 đến 30cm, bắt đầu ra từ 5 đến 6 lá thật và đã bắt đầu xuất hiện tua cuốn, ta đem trồng cây ra chậu lớn hơn hoặc trồng ra hẳn đất vườn rồi làm giàn cho chúng.

    Làm giàn

    Khi cây dài khoảng 1m thì làm giàn cho leo. Khi cây leo giản khoảng 1m thì có thể bấm ngọn để cây ra nhiều nhánh. Để đảm bảo tỷ lệ đậu quả cao thì khi cây ra hoa cái có thể tiến hành thụ phấn cho hoa.

    Cây khổ qua-mướp đắng khi đã có tua cuốn thì rất mau lớn, ta có thể làm giàn kiểu chữ A, X hoặc để mặc chúng leo lên bờ tường. Với nhà ở thành phố, bạn có thể tận dụng mắc lưới tường để cho khổ qua- mướp đắng leo giàn.

    Cắt tỉa

    Để lại 2-3 cành cấp 1/dây, dùng dây để buộc ngọn khổ qua vào lưới để chúng có thể leo lên. Cắt tỉa những dây yếu ớt, cho trái không hiệu quả để tạo dàn thông thoáng cho những mầm khỏe mạnh phát triển.

    Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.

    Giai đoạn này bạn cần ngắt bớt lá quá dày ở gần quả để tập trung chất dinh dưỡng và nhận được nhiều ánh sáng để phát triển.

    Ra hoa và đậu quả

    Ra hoa và đậu quả Hoa thường bắt đầu xuất hiện trên giàn leo trong vòng một vài tuần lễ sau khi trồng cây.

    Hoa đực sẽ nở đầu tiên còn hoa cái có một phần bầu nhỏ ở cuống hoa sẽ nở tiếp sau đó hoảng một tuần

    Bạn có thể để ong bướm thụ phấn cho hoa hoặc có thể tự làm.

    Quả non sẽ nhú ra ở cuống khi hoa tàn rồi phát triển dần đến khi to bằng kích thước chuẩn.

    Cứ tầm 2 ngày thu hoạch 1 lần , thời gian thu hoạch sẽ kéo dài khoảng 1-2 tháng, thu quả tùy theo độ tuổi. 

Chúc các bạn thành công!!!

Từ khóa » Cách Bắc Giàn Mướp đắng