Cách Trồng Mướp Trong Thùng Xốp, Những Kỹ Thuật Trồng Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc đến mướp hương, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một loại quả ngon – bổ – dễ trồng. Đó chính là những ưu điểm của mướp hương khiến cho nhiều người ưa thích chúng đến thế. Tuy mướp hương rất dễ trồng nhưng nhiều người vẫn chưa biết trồng cây như thế nào cho đúng. Chính vì thế, NNO muốn chia sẻ tới các bạn cách trồng mướp trong thùng xốp sai quả để áp dụng vào vườn rau nhà mình nhé.
- Ăn mướp có tác dụng gì
- Lá mướp có tác dụng gì
- Các loại mướp phổ biến hiện nay
- Phân NPK là gì
- Các loại phân kali
Thời vụ thích hợp trồng mướp hương
Thời vụ trồng mướp hương ở nước ta có sự khác biệt giữa hai miền Nam Bắc. Nếu bạn trồng mướp không đúng thời vụ, thì cây sẽ không thể cho nhiều trái được. Đối với miền Bắc, thời vụ chính để trồng mướp hương sai quả là từ tháng 2 cho tới tháng 6, còn ở miền Nam có hai vụ trồng chính là vụ xuân hè và vụ đông xuân.
Xem thêm: Trồng mướp vào tháng mấy thì đúng thời vụ
Chuẩn bị trồng mướp hương
1. Vị trí nơi trồng mướp hương
Để trồng mướp hương cho nhiều trái, yếu tố về nơi trồng không thể bỏ qua trong khâu chuẩn bị. Mướp hương là loại cây ưa ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, nên nó cần được trồng ở nơi đón cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng kéo dài trong ngày, khoảng 11 – 13 giờ/ngày để cây sinh trưởng phát triển tốt và năng suất cao.
Mướp hương thuộc loại thân leo, nên khi trồng mướp, bạn bắt buộc phải lựa chọn vị trí có thể làm giàn thuận tiện và chắc chắn để cây leo lên. Nếu chọn chỗ chật hẹp, sau này việc làm giàn sẽ bị hạn chế, hoặc không làm giàn mướp chắc chắn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, khiến cây mướp sẽ ra trái ít.
2. Đất trồng và phân bón
Mướp hương sinh trưởng phát triển tốt trên đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt. Chính vì vậy, khâu trộn đất trước khi trồng cũng rất quan trọng. Vật liệu cần gồm có đất thịt, giá thể tạo xốp (xỉ than, trấu, hoặc mùn dừa đã qua xử lý ngâm bỏ mặn chat), phân bón (phân hữu cơ như phân bò, phân gà, phân trùn quế và NPK) và vôi. Bạn trộn đều tất cả theo tỉ lệ 40% đất + 30% chất tạo xốp (mùn dừa nhiều hơn trấu và một ít xỉ than) + 20% phân hữu cơ + vôi và 1- 2 thìa NPK.
3. Hạt giống mướp hương
Khâu chuẩn bị hạt giống có vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng của nông phẩm. Bạn nên mua hạt mướp hương được bán bởi các cửa hàng, công ty sản xuất hạt giống có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và thời gian sử dụng còn dài. Sau đó, bạn loại bỏ những hạt sâu lép nếu có, chỉ chọn những hạt mướp chắc mẩy. Nếu không sàng lọc hạt giống trước khi gieo, thì sau này tỉ lệ nảy mầm sẽ thấp, và những cây mọc từ các hạt mướp kém chất lượng sẽ chậm phát triển hơn.
Trước khi gieo hạt, bạn ngâm hạt vào trong nước ấm pha thep tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4 – 6 tiếng. Sau khi ngâm hạt xong thì vớt hạt ra, rửa sạch rồi ủ vào khăn ẩm cho đến khi hạt nứt nanh thì mang ra gieo.
4. Thùng xốp
Do cây mướp có bộ rễ lớn, ngọn leo dài và có nhiều nhánh nên để cây phát triển tốt, bạn cần chọn thùng xốp to, cao đáy, thành dày để chứa được nhiều đất hơn. Việc chuẩn bị thùng xốp không chỉ cần đảm bảo chứa được nhiều đất mà cần thoát nước tốt và không bị rửa trôi chất dinh dưỡng.
Bạn dùng dao gọt trái cây chọc thẳng vào cạnh thùng cách đáy 5cm để làm lỗ thoát nước. Mỗi thùng chọc 3 – 4 lỗ, chú ý lỗ không được to quá, không đục lỗ dưới đáy thùng. NNO khuyến khích bạn nên dành chút thời gian để tạo một chiếc thùng xốp thông minh mà rất đơn giản để thuận tiện cho việc tưới tiêu sau này. Mời các bạn xem bài viết Cách làm thùng xốp trồng rau thông minh tại nhà để tìm hiểu nhé.
5. Dụng cụ làm giàn
Để trồng mướp đạt năng suất cao, bạn cần thiết phải làm một giàn chắc chắn để cho cây leo bám vào. Dụng cụ cần để thiết kế giàn mướp gồm có các thanh sào chắc chắn để làm trụ, thanh tre, nứa, dây kẽm hoặc dây cước để đan lưới trên giàn. Mời các bạn tham khảo bài viết Cách làm giàn mướp trên sân thượng để nắm chi tiết các bước làm giàn chắc chắn nhé.
Gieo hạt mướp hương trong thùng xốp
Khi gieo hạt mướp trong thùng xốp thì bạn phải căn cứ vào kích thước chỗ trồng để gieo hạt cho phù hợp. Bạn nên gieo từ 2 – 3 hạt trong một thùng to để đề phòng trường hợp có hạt bị hỏng. Sau này khi cây được 2 – 3 lá mầm, bạn chỉ nên giữ từ 1 – 2 cây trong một chậu do mướp sinh trưởng phát triển rất mạnh, nếu trồng nhiều cây trong một thùng xốp thì sẽ không đủ đất và dinh dưỡng cho các bộ rễ phát triển. Như kinh nghiệm của NNO thì nên trồng 1 cây mướp hương trong 1 thùng xốp to, và chỉ với một cây này, bạn cũng đã có cả một giàn rộng rồi.
Sau khi gieo hạt, bạn cũng cần rắc lên hạt một lớp đất phủ dày 1 cm để giữ ẩm tốt cho hạt nảy mầm, rồi dùng vòi hoa sen tưới ẩm nhẹ đều trên mặt đất.
Xem thêm: Cách gieo hạt mướp
Cách trồng mướp trong thùng xốp
1. Tưới nước, vun xới, bón phân
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây mướp, bạn cần tưới đủ ẩm, nhưng không được tưới quá đẫm, tránh gây ngập úng. Khi cây ra được 2 – 3 lá, bạn nên giữ lại 2 cây khỏe đẹp nhất trong một thùng xốp, và xới nhẹ khu vực đất quanh gốc, chú ý không xới gần gốc cây quá, làm ảnh hưởng đến cây con. Nếu thấy cây bị trơ gốc, bạn vun nhẹ đất vào gốc cho cây.
Khi mướp hương được 15 – 20 ngày, tiến hành bón thúc cho cây với phân hữu cơ và một phần phân NPK. Với phân hữu cơ, bạn trộn với đất rồi bón quanh thùng xốp rồi tưới ẩm nhẹ. Với phân NPK, bạn có thể chọc 1 lỗ xa gốc cây 1 chút rồi bón phân xuống và phủ đất lên, hoặc pha loãng với nước để tưới cho cây. Bạn cần lưu ý không bón phân NPK trực tiếp vào cây tránh làm chết cây. Cứ như vậy, sau khoảng 10 ngày bạn lại bón một lần để cây có đủ dinh dưỡng để phát triển, ra hoa đậu trái. Đến thời điểm cây ra hoa, bạn bón phân hữu cơ và phân kali để kích thích cây ra hoa. Sau giai đoạn này thì bạn chỉ nên bón phân hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Để bón phân cho mướp hương sai quả, mời các bạn tham khảo thêm về cách bón phân với bài viết Cách bón phân cho rau, nguyên tắc, cách làm và vài lưu ý nhỏ nhé.
Để cây mướp hương ra nhiều quả, bạn không được bỏ qua bước khoanh gốc cho cây. Khi cây leo cao khoảng 1 – 1,5 m, bạn dùng kéo, nhẹ nhàng cắt bỏ lá ở phần gốc, cắt các tua cuốn nhẹ nhàng từ dưới gốc lên khoảng trên, chừa lại phần ngọn khoảng 50 cm. Sau đó, cẩn thận 1 tay giữ ngọn cây, 1 tay giữ thân hạ xuống đất và quấn 2 – 4 vòng, rồi dùng đất trộn mùn dừa phủ lên phần thân được quấn dưới đất. Tiếp theo, bạn dùng dây buộc nhẹ phần ngọn vào que giàn để cây nhanh chóng bám leo lên giàn.
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần vặt bỏ lá già ở dưới gốc cho cây thông thoáng, và vặt bỏ là già, xấu, sâu bệnh để hạn chế mầm bệnh, giàn thoáng, cây tập trung nuôi ngọn và quả.
- Cách trồng đậu đũa
- Cách trồng cải bẹ xanh
- Cách trồng rau cải mầm
- Cách trồng cải ngọt
- Cách trồng cây lặc lè
- Cách trồng đỗ cô ve leo
2. Làm giàn mướp
Nếu bạn làm giàn mướp chắc chắn, thì cây sẽ có chỗ bám vững chắc, bộ rễ phát triển khỏe mạnh, ổn định, cây có nhiều chỗ leo nên lan bám rộng, khả năng cho nhiều trái hơn. Bạn dùng 4 thanh sào to, chắc chắn để làm cột giàn. Giàn thường cao tầm 2 – 2,5 m, với thiết kế kiểu mái bằng. Bạn có thể dùng các sào tre, dây kẽm, hoặc dây vải chắc chắn để đan buộc mái giàn cho mướp.
3. Phòng trừ sâu bệnh gây hại mướp
Mướp cũng thuộc loại cây trồng có nhiều loại sâu bệnh gây hại nên bạn cần thường xuyên quan sát giàn mướp để sớm phát hiện các tác nhân gây hại và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng mướp, bạn sẽ hay gặp các loài gây hại như chuột, bọ xít, ruồi đục quả, rệp, sâu ăn lá, hay một số bệnh hại phổ biến như bệnh sương mai, đốm phấn và bệnh khảm. Để nắm rõ đặc điểm từng loại sâu bệnh gây hại trên mướp hương và cách phòng trị chúng, mời các bạn xem tiếp bài viết Sâu bệnh gây hại phổ biến trên mướp hương và áp dụng xử lý trên giàn mướp của mình nhé.
4. Thu hoạch quả mướp
Sau khi gieo mướp khoảng 3 tháng, bạn có thể thu hoạch những quả mướp hương đầu tiên, và bạn có thể thu hoạch suốt trong 8 – 9 tháng. Mướp ăn rất ngon và thơm lúc còn non, nếu để quá lứa, quả sẽ bị xơ, ăn không ngon và giảm giá trị dinh dưỡng. Nếu trót để mướp già, thì bạn có thể chọn quả đẹp để làm giống, hoặc để lấy xơ mướp nhé. Xơ mướp có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đó. Để biết thêm về tác dụng của xơ mướp, mời bạn đón đọc bài viết Tác dụng của xơ mướp.
Như vậy, qua bài viết này, các bạn đã nắm được chi tiết các bước để trồng mướp hương rồi. Chỉ cần bỏ một chút công sức là bạn sẽ có những trái mướp hương thơm ngon trong thời gian dài rồi. Lúc đó, bạn sẽ thỏa thích chế biến mướp hương thành những món ăn bổ dưỡng yêu thích của mình rồi nhé.
Tags: Cây mướp • hotTừ khóa » Cách Trồng Cây Mướp Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Mướp Trong Thùng Xốp Siêu Nhiều Quả - .vn
-
Chia Sẻ Cách Trồng Mướp Trong Thùng Xốp Sao Cho Dây Tốt ( Phần 1 )
-
Hướng Dẫn Trồng Mướp Trong Thùng Thông Minh , Trái đầy Giàn , Chỉ ...
-
Cách Trồng Mướp Trong Thùng Xốp Cho Hoa Nhiều, Quả Sai Trĩu
-
Cách Trồng Mướp Tại Nhà Trong Thùng Xốp Cho Nhiều Trái Và Tạo Bóng ...
-
Cách Trồng Mướp Trong Thùng Xốp Cho Cây Phát Triển Nhanh Nhất
-
Bí Kíp Tự Trồng Mướp Hương Trong Thùng Xốp Sai Trĩu Quả ăn Quanh ...
-
Cách Trồng Mướp Trong Thùng Xốp Cho Quả Vừa To Vừa Dài, Gấp 3 ...
-
Cách Trồng Mướp Hương Sai Quả Trong Thùng Xốp - Sanvuonaz
-
Kinh Nghiệm Trồng Bầu Bí, Mướp ... Trong Thùng Xốp Sai Quả
-
Cách Trồng Mướp Hương Trong Thùng Xốp Vẫn Sai Quả | Cleanipedia
-
Kỹ Thuật Trồng Mướp Bằng Thùng Xốp Tại Nhà - Nhanh Thu Hoạch
-
Cách Trồng Mướp Hương Tại Nhà Bằng Thùng Xốp, Chậu Cho Sai Quả
-
Kinh Nghiệm Trồng Bầu, Bí, Mướp... Trong Thùng Xốp Sai Quả