Cách Trồng ớt Chuông Tại Nhà Cho Trái Chuẩn Nhà Vườn - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Ớt chuông là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ngày càng được trồng phổ biến. Cây ớt chuông không chỉ cho quả để chế biến món ăn mà còn có tác dụng làm cây cảnh trang trí. Trồng ớt chuông không khó nhưng làm thế nào để cây sai quả và quả chất lượng? Hãy đọc ngay bài viết của Đặng Gia Trang để tìm hiểu cách trồng ớt chuông tại nhà cho trái chuẩn nhà vườn nhé.
- 1/ Giới thiệu cây ớt chuông
- 1.1 Đặc điểm sinh sống
- 1.2 Công dụng
- 1.3 Thời vụ trồng
- 2/ Cách trồng ớt chuông
- 2.1 Vị trí trồng ớt chuông
- 2.2 Chuẩn bị chậu trồng
- 2.3 Chọn giống trồng cây ớt chuông
- 2.4 Chọn đất trồng ớt chuông
- 2.5 Ngâm ủ, ươm hạt
- 2.6 Tiến hành trồng cây con sang chậu lớn
- 3/ Cách chăm sóc cây ớt chuông
- 3.1 Chế độ nước
- 3.2 Làm cỏ dại và tỉa cành cây
- 3.3 Cách bón phân cho cây
- 3.4 Quản lý sâu bệnh hại
- 4/ Thu hoạch ớt chuông
1/ Giới thiệu cây ớt chuông
Ớt chuông có nguồn gốc từ các nước Mexico, phía Bắc Nam Mỹ và Trung Mỹ. Nhưng với vị thơm ngon cùng vẻ đẹp lạ mắt, ớt chuông đã dần lan rộng và phổ biến khắp thế giới.
Ớt chuông không cay như những giống ớt khác, mà lại có vị ngọt thơm nên chúng còn có tên gọi khác là ớt ngọt.
1.1 Đặc điểm sinh sống
Cây ớt chuông thường mọc thành bụi, có khả năng sinh trưởng tốt quanh năm. Quả có kích thước khá to, khi đến độ thu hoạch quả có đường kính khoảng 5 – 8cm. Hình dáng lạ mắt, nhìn giống như chiếc chuông.
Phổ biến nhất là ớt chuông có màu xanh, đỏ, vàng và cam. Hiếm gặp hơn thì có thể là màu tím sẫm, vàng xám, nâu, trắng,… tùy từng giống. Ớt chuông xanh ít ngọt, hơi đắng và ít giá trị dinh dưỡng hơn loại vàng, cam. Ớt chuông đỏ là loại có vị ngọt nhất. Tuy nhiên, vị của ớt chuông còn tùy thuộc vào điều kiện trồng và bảo quản sau thu hoạch.
Ớt chuông được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ôn đới lạnh với điều kiện nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Tại Việt Nam, ớt chuông được trồng nhiều ở Đà Lạt nên người dân còn hay gọi là ớt chuông Đà Lạt.
1.2 Công dụng
Ớt chuông được ưa chuộng không chỉ bởi hương vị ngon thơm hay vẻ ngoài lạ mắt, mà chúng còn có nhiều công dụng khác.
– Giàu giá trị dinh dưỡng:
Đây là loại quả chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng, nên luôn được những người nội trợ chọn để nấu ăn. Theo nhiều nghiên cứu, ớt chuông rất giàu vitamin A, C, E, B6 và các loại dưỡng chất thiết yếu khác.
– Tác dụng làm đẹp:
Nếu bạn ăn ớt chuông thường xuyên, làn da của bạn sẽ được cải thiện, trở nên mịn màng và căng bóng hơn. Điều đặc biệt là tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng ớt chuông lại chứa rất ít năng lượng, nên chúng có tác dụng giúp giảm cân vô cùng hiệu quả.
– Tác dụng y học:
Nhờ những thành phần chứa trong quả mà ớt chuông có khá nhiều công dụng trong y học. Chúng có thể tiết dịch tiêu hóa nên giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa. Không những thế, người ta tin rằng ớt chuông có khả năng phòng ngừa một số loại ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
– Trang trí ngoại cảnh:
Bên cạnh những công dụng tốt đối với sức khỏe, cây ớt chuông còn được tận dụng làm cây cảnh trang trí cho không gian sân nhà. Với dáng cây không quá lớn, quả có màu sắc đẹp và hình dáng lạ mắt, nhiều người đã trồng ớt chuông ngay tại nhà để có chậu cây vừa cho quả ăn lại có thể làm đẹp không gian.
1.3 Thời vụ trồng
Là loại cây có thể sinh trưởng quanh năm, tại Việt Nam, thường chia làm 2 vụ chính để trồng ớt chuông, đó là đông xuân hoặc hè thu. Nếu muốn năng suất cao thì trồng vào vụ chính đông xuân, còn trồng trái vụ vào hè thu tuy năng suất không cao nhưng giá ớt chuông lại rất đắt.
2/ Cách trồng ớt chuông
2.1 Vị trí trồng ớt chuông
Bạn có thể trồng ớt chuông chỉ với một mảnh vườn trống nhỏ, hay tận dụng những khay, chậu, thùng xốp có lỗ thoát nước để trồng. Để ớt chuông phát triển thuận lợi, cần trồng chúng ở những vị trí có nhiệt độ ấm, nhiều nắng. Lưu ý ớt chuông cần được bảo vệ trước những cơn gió mạnh, nên có thể làm mái che, cọc giữ cố định.
2.2 Chuẩn bị chậu trồng
Khi chọn chậu thì cần chú ý đến kích thước, chất liệu và khả năng thoát nước của chậu. Một chiếc chậu có khoảng 3 – 4 lỗ thoát nước dưới đáy, đảm bảo cây không bị ngập úng. Không nên sử dụng chậu nhựa màu đen, vì nó sẽ làm tăng nhiệt độ rất nhiều nếu vào mùa hè oi nóng, gây tổn thương cho rễ cây.
Lúc mới trồng hoặc nếu trồng cây giống nhỏ thì có thể sử dụng chậu có đường kính khoảng 5 – 10cm. Nhưng khi cây trưởng thành, thì bạn cần chọn những chậu có kích thước đường kính khoảng 30 – 35cm và sâu từ 25 – 30cm. Với một chậu lớn như vậy, bạn có thể trồng 1 cây loại lớn hoặc 2 – 3 cây loại nhỏ. Để cách trồng ớt chuông đúng kỹ thuật, bạn nên chuẩn bị nhiều chậu trồng có kích thước từ bé đến lớn.
2.3 Chọn giống trồng cây ớt chuông
Trong kỹ thuật trồng cây, quá trình chọn giống rất quan trọng, ảnh hưởng đến năng suất của cây. Khi tìm hiểu giống cây, phải chú ý về đặc điểm hình dạng, màu sắc, chất lượng của quả, sản lượng và khả năng chịu sâu bệnh.
Tại Việt Nam hiện đang phổ biến loại ớt chuông đỏ và ớt chuông vàng. Giống này có giá trị dinh dưỡng cao, quả thường có vị ngọt thơm không đắng.
Về cách trồng ớt chuông thì thường trồng bằng hạt giống hoặc cây con. Sau khi ăn, bạn có thể lấy hạt không bị sâu hay lép, phơi khô làm giống để trồng. Tuy nhiên, nên mua hạt giống từ các cửa hàng nông nghiệp vì chúng đã được xử lý mầm bệnh và đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, giống trồng cây ớt chuông có thể là những cây con khỏe mạnh, kháng được sâu bệnh hại. Cây giống con phải đạt từ 35 – 40 ngày tuổi với chiều cao khoảng 16 – 20cm, có bộ rễ đã phát triển tốt và ít nhất 4 – 6 lá.
2.4 Chọn đất trồng ớt chuông
Ớt chuông sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện đất màu mỡ, tơi xốp, thoáng khí. Thế nên đất trồng có thể là đất thịt, đất phù sa ven sông hay đất pha cát đều được.
Nếu là đất tự nhiên thì bạn cần xử lý trước khi sử dụng. Đảm bảo không có cỏ dại và tưới nước cho đất ẩm. Sau đó bón phân NPK/ phân chuồng hoai mục và một lớp vôi để cung cấp dưỡng chất và loại bỏ mầm bệnh ở đất. Bạn chỉ cần trộn theo tỉ lệ: 5 phần đất nền + 3 phần giá thể tạo xốp (xơ dừa/ trấu/ mùn cưa…) + 2 phần phân bón (phân chuồng/ phân NPK). Sau đó, rải một lớp vôi lên bề mặt, trộn đều với đất rồi tưới nước cho vôi hòa tan.
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm bầu đất nhỏ để gieo hạt giống. Trộn đất sạch đã đập vụn nhỏ cùng mùn cưa, trấu, xơ dừa để tạo độ thông thoáng.
Trong trường hợp không có đất trồng, bạn chỉ cần mua đất sạch chuyên dụng ở các cửa hàng nông nghiệp. Bạn sẽ được tìm hiểu và lựa chọn đất sạch với các thành phần như nào và phù hợp với từng loại cây mà bạn muốn trồng. Chẳng hạn như đất sạch hữu cơ Sfarm đảm bảo chất lượng và thích hợp với nhiều loại cây trồng đang rất được tin dùng.
2.5 Ngâm ủ, ươm hạt
Quy trình ngâm ủ, ươm hạt và trồng ớt chuông thường khiến nhiều người bị rối, nên bạn hãy tham khảo hướng dẫn cách trồng ớt chuông sau nhé.
Hạt giống chuẩn bị xong thì đem ngâm trong nước ấm khoảng 50 độ C để hạt nứt nanh. Sau khoảng 12 giờ, tiếp tục đem gieo hạt giống vào bầu đất đã chuẩn bị. Lưu ý gieo hạt sâu khoảng 5mm.
Đặt bầu ủ hạt ở vị trí ấm áp, nhiệt độ trên 15 độ C. Tưới ẩm hàng ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Nếu duy trì được độ ấm và độ ẩm nhất định, hạt sẽ nảy mầm sau khi gieo khoảng 1 – 3 tuần.
2.6 Tiến hành trồng cây con sang chậu lớn
Khoảng 10 – 14 ngày sau khi hạt nảy mầm, sẽ thấy cây con có khoảng 2 lá thật. Lúc này tiếp tục duy trì nhiệt độ để cây cứng dần trước khi trồng ra ngoài trời.
Từ khi nảy mầm sau 1 tháng, cây con đã phát triển, mọc nhiều lá thật và có chiều cao khoảng 20cm. Đây là thời điểm thích hợp để cấy cây vào chậu đất nhỏ, đem chúng vào những khu vực thoáng mát, giữ độ ẩm hàng ngày để cây mau chóng bén rễ mới.
Khi cây ngày càng lớn thì chuyển dần chúng sang các chậu có kích thước to hơn đã chuẩn bị sẵn từ trước. Chẳng hạn, nên chuyển dần cây con từ chậu có đường kính khoảng 5cm sang chậu khoảng 10cm, rồi 15cm.
Nếu quan sát thấy chậu đã được lấp đầy rễ thì khi đó, cây ớt chuông đã sẵn sàng để được chuyển sang chậu trồng cố định, có kích thước đường kính khoảng 30 – 35cm, sâu từ 25 – 30cm.
Nhiều người thắc mắc sao không trồng ớt chuông vào chậu lớn luôn mà không cần bước cấy cây. Cách trồng ớt chuông như vậy không sai nhưng cây sau này sẽ có năng suất thấp hơn.
Cách trồng ớt chuông tại nhà
3/ Cách chăm sóc cây ớt chuông
3.1 Chế độ nước
Ớt chuông là giống cây trồng cần khá nhiều nước nên luôn phải giữ ẩm cho đất. Sau khi trồng, cần tưới nước ngay, đồng thời duy trì lượng nước tưới hàng ngày. Tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát là tốt nhất.
Khi tưới thì chú ý nếu đất khô mới tưới thêm nước, vì nếu chậu ngập nước lâu, nước đọng nhiều sẽ tạo điều kiện phát sinh mầm bệnh hại cây. Tránh làm ướt lá khi tưới nước cũng là tránh cho cây bị nhiễm nấm.
3.2 Làm cỏ dại và tỉa cành cây
Trong quá trình chăm sóc ớt chuông, nhổ cỏ cho cây là rất cần thiết. Thường xuyên làm sạch cỏ dại giúp đất sạch sẽ và thông thoáng, tập trung dưỡng chất nuôi cây.
Đồng thời, cần phải cắt tỉa cành, chỉ để lại 3 – 4 nhánh mỗi cây, để cây ớt chuông tập trung phát triển những cành chính. Trong thời kỳ đầu, cây cao khoảng 15 – 20cm, nên cắt tỉa ngọn để chúng phân nhánh nhiều hơn. Sau khi cấy cây khoảng 20 ngày, có thể thực hiện tỉa cành, mỗi lần tỉa cách nhau hàng tuần.
Với những lá già, lá héo úa cũng phải cắt tỉa bớt, chỉ để lại những lá xanh tươi. Nếu cành, lá quá nhiều hay bị nhiễm bệnh thì cũng phải cắt tỉa và loại bỏ. Nếu xuất hiện hoa sớm thì phải cắt đi để không ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Ngoài ra, nếu cây có quá nhiều quả hay quả có dấu hiệu sâu bệnh thì cũng cần loại bỏ bớt để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Việc tỉa quả ớt chuông chỉ nên thực hiện vào thời gian quả có kích thước bằng hạt đậu. Tiến hành kiểm tra và thường xuyên tỉa quả giúp tăng kích thước và chất lượng quả ớt chuông khi thu hoạch.
3.3 Cách bón phân cho cây
Cây ớt chuông cần nhiều chất dinh dưỡng nên bạn cần chú ý chăm bón cho cây. Lượng phân bón phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây và độ dinh dưỡng của đất trồng. Mỗi lần bón phân thì kết hợp vun xới và làm cỏ, và cần chú ý khoảng cách giữa các đợt bón phân.
– Sau khi cấy cây khoảng 2 tuần, có thể bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân NPK,…
– Đợt thứ 2 bón sau khoảng 12 – 15 ngày tính từ đợt đầu tiên.
– Đợt thứ 3 sau đợt 2 từ 25 ngày – 1 tháng, thường là khi ớt chuông vào giai đoạn thu hoạch lần đầu. Lúc này bón phân và vun gốc cho đất tơi xốp, để đợt sau cây cũng ra nhiều quả.
3.4 Quản lý sâu bệnh hại
Muốn chăm sóc ớt chuông hiệu quả, năng suất cao, quả chất lượng thì cần thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu sâu bệnh hại để kịp thời diệt trừ. Một số loại sâu hại và bệnh mà cây ớt chuông gặp phải như:
– Nhện trắng: gây hiện tượng xoăn lá, xoăn ngọn
– Ruồi trắng: kích thích sự phát triển của nấm mốc
– Rệp: thường xuất hiện trên các ngọn hoặc lá vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5
– Bệnh sương mai: phát sinh từ mép lá, sau đó lan nhanh ra phá hoại tất cả bộ phận của cây.
– Bệnh thán thư: gây thối quả hàng loạt
Một số lưu ý về cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ớt chuông:
– Đất trồng đã được xử lý mầm bệnh trước khi gieo hạt, trồng cây con.
– Kiểm soát điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng,…), chế độ tưới nước, lượng phân bón phù hợp, cân đối.
– Thường xuyên vệ sinh cỏ dại xung quanh.
– Nếu sâu hại chưa nhiều, có thể tiêu diệt thủ công bằng cách bắt sâu vào buổi sáng hoặc chiều mát.
– Loại bỏ sớm những bộ phận bị nhiễm bệnh, tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều lượng.
4/ Thu hoạch ớt chuông
Sau cả một quá trình trồng và chăm sóc, chắn chắn ai cũng mong chờ thời gian thu hoạch ớt chuông. Hơn 2 tháng sau trồng, cây sẽ bắt đầu ra hoa và đậu quả. Tiếp tục chăm sóc đến khi cây được 3 tháng tuổi, đây cũng là lúc những quả ớt chuông đầu tiên được thu hoạch.
Bạn có thể thu hoạch ớt chuông khi chúng còn xanh nhưng đã kích thước đã đạt chuẩn, hoặc khi quả chín chuyển sang màu đỏ, vàng hoặc cam tùy giống. Những quả có vỏ bóng, ấn vào thấy cứng tay và nghe tiếng “pốp” là có thể thu hoạch. Lưu ý, nếu quả đã già hay quá non thì đều ăn không ngon, quả già kém chất lượng còn quả non thịt mỏng, không ngọt.
Ớt chuông năm đầu tiên sẽ ra nhiều đợt hoa nên có thể thu hoạch nhiều lần. Khi thu hái, bạn dùng kéo sắc cắt cuống quả, tránh làm hại hoa và quả non khác.
Như vậy, Đặng Gia Trang đã chia sẻ toàn bộ những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng ớt chuông và chăm sóc tại nhà cho trái chuẩn nhà vườn. Mong bạn có thể áp dụng và trồng những chậu ớt chuông tươi xanh cho sai quả và quả màu đẹp, thật chất lượng cho gia đình mình. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Kỹ thuật trồng ớt trong chậu cho thu hoạch trĩu quả
- Kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim cho quả ngon ngọt
- Cách trồng dưa lưới trong thùng xốp chuẩn chuyên gia
- Cách trồng bí đỏ tại nhà siêu dễ cho quả siêu to
Từ khóa » Cách ươm Hạt Cây ớt Chuông
-
CÁCH ƯƠM HẠT GIỐNG ỚT CHUÔNG ĐẠT NĂNG SUẤT
-
Cách Trồng Ớt Chuông Trong Chậu Tại Nhà Bằng Hạt CỰC Dễ
-
How To Germinate Bell Pepper Seeds, Plant Bell Pepper Trees In Tropics.
-
Cách Trồng ớt Chuông Trong Chậu Cho Trái Sum Suê - Bách Hóa XANH
-
Trồng Và Chăm Sóc Ớt Chuông Trong Chậu
-
Hướng Dẫn Cách Trồng ớt Chuông Tại Nhà đảm Bảo Sức Khỏe
-
Hướng Dẫn ươm Mầm Hạt Giống ớt Ngọt Bigdaddy
-
Bật Mí Cách Trồng ớt Chuông Trong Chậu Cho Quả Giòn Ngọt
-
Cách Trồng ớt Chuông Tại Nhà Với đất Trồng Rau Và Hoa Namix
-
Cách ươm Hạt ớt Chuông, Trồng ớt Chuông Bằng Hạt Tại Nhà Có Trái ở ...
-
Cách Trồng ớt Chuông Trong Thùng Xốp – Nhanh Cho Thu Trái
-
Kỹ Thuật Trồng ớt Chuông Từ A đến Z Thu "sản Lượng Lớn"
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây ớt Ngọt (ớt Chuông)
-
Cách để Trồng ớt Chuông Xanh: 15 Bước (kèm Ảnh) - WikiHow