Cách Trồng ớt Trong Chậu Tại Nhà - AZ Farming

Skip to content Trang chủ / Trồng Trọt / Trồng Rau / Cách trồng ớt trong chậu tại nhà

Cách trồng ớt trong chậu tại nhà đơn giản không sử dụng hóa chất hóa học cho những bà con yêu thích trồng rau tại nhà và muốn có nguồn thực phẩm sạch hữu cơ cho gia đình.

Trong bài viết này, AZ Farming xin chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc và thu hoạch loài ớt hiểm (Capsicum annuum ‘Bird’s Eye’), loại ớt thường được sử dụng trong các bữa ăn thường ngày truyền thống của Việt Nam.

#1 Một số thông tin về loài ớt hiểm

Ớt hiểm, còn gọi là ớt mắt chim, ớt thóc, hay ớt Thái là một giống ớt thuộc loài Ớt cựa gà L. trong họ Cà, thường mọc ở Đông Nam Á, Ấn Độ và một số khu vực ở Châu Á. Ớt hiểm là loại cây lâu năm, thân nhỏ, trái thuôn nhỏ, thường mọc thành chùm 2, 3 trái ở đốt. Trái của nhiều loại ớt hiểm thường có màu đỏ, một số loại có màu vàng, tím hoặc đen. Trái ớt hiểm rất cay (Độ cay của ớt: 50,000-100,000 SHU). Hoa có màu trắng xanh hoặc trắng vàng.

Một số thông tin thực vật học của loài ớt hiểm:

Tên khoa họcCapsicum annuum ‘Bird’s Eye’
Tên gọi khácBird Eye Chilli
Loài (species)Capsicum annuum
Chi (genus)Capsicum
Họ (familia)Solanaceae
Bộ (ordo)Solanales
Giới (regnum)Plantae
Độ cay 50,000-100,000 SHU

#2 Cách trồng ớt trong chậu tại nhà

Đối với nhu cầu trồng ớt tại nhà thì bà con không cần quan tâm đến thời điểm trồng, có thể trồng bất cứ khi nào. Một vài cây ớt có thể cung cấp đủ hoặc dư cho nhu cầu sử dụng của một gia đình vì thế trồng loại cây này cũng không tốn quá nhiều diện tích. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về điều kiện sinh trưởng của loài ớt:

Nhiệt độ20 – 32 độ C
Ánh sángÁnh sáng đầy đủ
Đất trồngĐất giàu dinh dưỡng, ẩm nhưng thoát nước tốt
Độ pH đất6.5-7.0
Nhu cầu nướcTrung bình
Phân bónCác loại phân có hàm lượng kali cao
Nhân GiốngGieo hạt
Sâu bệnhRệp, bọ ve, sâu vẽ bùa, bệnh đốm lá, bệnh thán thư

Chuẩn bị chậu trồng ớt

Bạn có thể sử dụng các loại chậu nhựa chuyên dùng trồng hoa đường kính 20-25cm, hoặc sử dụng thùng xốp hay tận tận dụng các loại vậy chứa khác tùy vào điều kiện và sở thích của mỗi người.

Chuẩn bị đất trồng ớt

Cây ớt ưa đất ẩm, thoát nước tốt, màu mỡ vài độ pH trung tính. Bà con có thể tham khảo trộn hỗn hợp đất trồng với tỷ lệ: ⅓ đất thịt vườn + ⅓ vật liệu hữu cơ (phân hữu cơ, phân trộn, phân chuồng hoai…) + ⅓ cát.

Đối với những bà con ở thành phố không có thời gian và đất để tự trộn thì có thể sử dụng các loại đất trồng rau chuyên dụng như: đất trồng rau AZ Farming, đất sạch Tribat… Đối với các loại đất này, bà con chỉ cần mua về và sử dụng.

Chuẩn bị hạt giống

Bà con có thể dùng hạt từ quả ớt có sẵn trong nhà để gieo, tuy nhiên nếu có điều kiện và để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao và chất lượng ót sâu này thì bà con nên tìm mua các loại hạt ớt giống F1 tại các cơ sở cung cấp uy tín.

Ươm cây ớt giống

Các nước trồng ớt trong chậu

Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 8 – 12 giờ trước khi trồng.

Bước 2:  Gieo hạt sâu khoảng 5mm trong khay ươm hạt giống. Đặt khay ươm ở nơi thoáng mát, nhiều bóng râm cho đến khi hạt nảy mầm. Bà con cũng có thể gieo hạt trực tiếp vào chậu trồng ớt nếu không có khay ươm.

Bước 3: Chuyển cây con vào chậu. Sau 10 – 14 ngày thì chọn những cây con khỏe mạnh chuyển cây vào chậu để trồng và chăm sóc. Những cây nhỏ, yếu thì có thể trồng 2 cây vào một chậu.

#3 Cách chăm sóc khi trồng ớt tại nhà

Ánh sáng

Ớt hiểm sẽ phát triển tốt nhất khi được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đầy đủ, cây cần ít nhất 8h nhận sáng mỗi ngày.

Tưới nước

Tưới nước cho ớt phức tạp hơn những loại cây khác một chút, cây ớt ưa ẩm nhưng không  chịu được đất ngập nước. Để giữ ấm tốt bạn có thể tưới nước sâu và sử dụng một lớp phủ bên trên (rơm rạ, lá cây, mùn dừa…). Chú ý đến tình trạng của lá ớt, nếu lá bị vàng có thể bạn đang gặp vấn đề ở khâu tưới nước.

Phân bón

Cây ớt hiểm cần đất giàu chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Khi bón phân cho cây ớt bà con cần sử dụng các loại phân giàu kali, không nên bón phân giàu Nitơ vì khi đó cây phát triển tàn lá mà không tập trung vào quả. 

Nếu không muốn sử dụng các loại phân NPK hóa học thì bà con có thể sử dụng phân trùn quế để bón cho cây, khi cây bắt đầu ra hoa thì bà con phun dịch chuối để bổ sung kali cho cây.

Cách chăm sóc cây ớt

Cắt tỉa cây ớt

Khi cây cao khoảng 15-20cm, tiến hành bấm ngọn để cây đẻ nhánh nhiều hơn. Nếu bạn thấy những bông hoa xuất hiện sớm thì cũng cắt bỏ chúng. Thường xuyên cắt tỉa dưới tán cây để cây được thông thoáng và phát triển khỏe mạnh.

Sâu bệnh

Cây ớt rất dễ bị các loại nấm bệnh, sâu bọ và côn trùng tấn công, trong đó loài côn trùng hại ớt phổ biến nhất là Rệp. Để trồng ớt hữu cơ thì bà con cần áp dụng các biện pháp sinh học hữu cơ. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để phòng trị tổng thể các loại nấm bệnh và côn trùng.

#4 Thu hoạch ớt và chăm sóc cây sau khi thu hoạch

Thông thường bạn có thể thu hoạch ớt sau 2-3 tháng kể từ khi trồng. Bạn có thể hái chúng khi còn xanh (vị khá nhẹ). Hoặc để chúng trên cây cho đến khi chúng chuyển sang màu đỏ (vị mạnh hơn, nóng hơn).

Sau khi thu hoạch bạn cần chăm sóc cây lại để cây phục hồi cho quả vào lứa sau, tiền hành cắt bỏ các cành lá bị hư hại, bón phân cho cây, sau 1 tháng cây sẽ tiếp tục cho quả lứa tiếp theo. Nếu bà con chăm sóc chậu ớt tốt thì cây sẽ cho cho quả trong thời gian rất lâu.

Bài viết cùng chủ đề

  • Cách trồng măng tây (hướng dẫn chi tiết)
  • Kỹ Thuật Trồng Củ Cải
  • Cách trồng và chăm sóc rau arugula
  • Cách trồng dưa leo hữu cơ tại nhà
  • Cách trồng rau xà lách hữu cơ tại nhà
Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng AZ Farming Nếu bài viết này bổ ích. Bạn đừng quên chia sẻ với cộng đồng nhé! Thanks You! tác giả Bao PhamBao Pham

Xin Chào! Tôi là Bao Pham với sở thích nghiên cứu nông nghiệp tôi đã thành lập AZ Farming, với mong muốn đồng hành cùng những người yêu thích nông nghiệp và làm vườn…Cùng xây dựng một nền nông nghiệp xanh sạch hiện đại bền vững.

Đóng Góp Ý Kiến Của BạnHủy

  • Nhấn tin
  • Chat zalo
  • Messenger
  • Gọi điện
  • Đầu trang
  • Đăng nhập

    Tên tài khoản hoặc địa chỉ email *

    Mật khẩu *

    Ghi nhớ mật khẩu Đăng nhập

    Quên mật khẩu?

Từ khóa » Cách Trồng Cây ớt Nhật