Cách Trồng Rau đay Tại Nhà Chuẩn Nhất Cho Nông Dân Phố - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Bạn có biết rằng tuy rau đay rất dễ trồng, lại cho thu hoạch lâu dài, nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật trồng rau đay, rất có thể cây sẽ bị già nhanh chỉ sau một vài lần hái. Đặng Gia Trang xin chia sẻ tới các bạn cách trồng rau đay đơn giản tại nhà, đảm bảo có rau ăn suốt mùa hè nhé!
- 1/ Giới thiệu về rau đay
- 1.1 Đặc điểm, công dụng
- 1.2 Mùa vụ
- 2/ Chuẩn bị trồng rau đay
- 2.1 Dụng cụ trồng
- 2.2 Vị trí trồng
- 2.3 Cách chọn giống trồng rau đay
- 2.4 Phân bón
- 2.5 Cách làm đất trồng rau đay
- 3/ Ngâm ủ hạt giống
- 4/ Tiến hành trồng rau đay
- 5/ Cách chăm sóc rau đay
- 5.1 Cách tưới nước trồng rau đay
- 5.2 Bón phân
- 5.3 Phòng trừ sâu bệnh
- 6/ Giai đoạn thu hoạch
- 7/ Cách nhân giống trồng rau đay
- 8/ Lưu ý khi trồng rau đay tại nhà
1/ Giới thiệu về rau đay
1.1 Đặc điểm, công dụng
Cây rau đay thuộc loại thân thảo, cao từ 1 – 2m hoặc thậm chí hơn. Thân có màu xanh hoặc đỏ nâu tùy thuộc vào giống. Lá màu xanh, hình trứng dài, có lá kèm ở gốc lá. Hoa màu vàng ngọc mọc ở kẽ lá, có từ ba hoa trên từng cuống. Quả hình trụ, có sống dọc. Hạt hình lê, khi bổ ngang, hạt có hình năm cạnh.
Rau đay không chỉ sử dụng làm rau ăn trong bữa ăn hàng ngày, có tác dụng thanh mát. Bên cạnh đó, rau đay còn được biết đến như một vị thuốc điều trị các vấn đề về tiêu hóa, lợi tiểu, hô hấp, kháng viêm,… Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như một vị thuốc giúp lợi sữa, an thai.
1.2 Mùa vụ
Cây rau đay ưa khí hậu ấm áp, ôn hòa, có thể chịu được nắng nhưng khả năng chịu rét kém, thích hợp trồng mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7. Nếu trồng rau đay vào mùa lạnh, hạt giống sẽ chậm nảy mầm, cây phát triển kém, còi cọc. Nhiệt độ cho cây rau đay phát triển tốt từ 25 – 30 độ C.
2/ Chuẩn bị trồng rau đay
2.1 Dụng cụ trồng
Nếu bạn không có diện tích đất trồng tại vườn nhà, hãy tận dụng những khoảng không gian như sân thượng, ban công. Trồng trong thùng xốp, chậu nhựa hoặc khay trồng cây chuyên dụng bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp.
Ngoài ra, cần chuẩn bị những dụng cụ trồng như xẻng, bình tưới, kéo cắt,…
2.2 Vị trí trồng
Một số gia đình thường hay bỏ qua bước này vì nghĩ không quan trọng. Trên thực tế vị trí trồng quyết định đến yếu tố nhiệt độ và ánh sáng đến sự sinh trưởng của cây. Rau đay là cây ưa thích ánh sáng tán xạ, có thể trồng ở những nơi có bóng râm. Do đó, nên đặt chậu tại vị trí có bóng râm, làm mái che nếu cần thiết. Ánh nắng gay gắt sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của rau đay. Chính vì thế, trong kỹ thuật trồng rau đay tại nhà cần lưu ý đến vị trí trồng cây.
2.3 Cách chọn giống trồng rau đay
Hiện nay, có hai giống rau đay phổ biến là rau đay trắng và rau đay đỏ. Thời gian sinh trưởng của rau đay đỏ chậm hơn rau đay trắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn ưa chuộng rau đay đỏ nhiều hơn, vị ăn ngon hơn rau đay trắng. Trồng rau đay bằng hạt, nên chọn mua hạt giống tại những cửa hàng bán hạt giống uy tín, hạt giống còn thời hạn sử dụng dài để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao.
Giống rau đay đỏ trồng tại nhà
2.4 Phân bón
Trồng rau đay trong thùng xốp, chậu hoặc khay nhựa càng phải chú ý đến dinh dưỡng cây trồng. Bón lót là công đoạn quan trọng đầu tiên cần thực hiện để bổ sung dinh dưỡng. Trộn một số loại phân hữu cơ vào cùng đất trồng như phân bò, phân trùn quế, phân gà,… và bón bổ sung thêm NPK. Vì diện tích chậu cây khá nhỏ nên phải thường xuyên bón thúc, nuôi dưỡng cây. Bón thêm phân hữu cơ hoặc phân vô cơ trong quá trình chăm sóc. Lưu ý ngưng bón phân vô cơ trước thu hoạch ít nhất 7 ngày.
2.5 Cách làm đất trồng rau đay
Nền đất tốt sẽ giúp cây phát triển tốt. Đối với rau đay yêu cầu đất trồng cần có độ tơi xốp và độ ẩm tốt. Bạn hoàn toàn có thể tự phối trộn đất với các giá thể tại nhà với thành phần xơ dừa, tro trấu, phân trùn quế,…theo tỷ lệ 5 phần đất nền + 3 phần tro trấu hoặc xơ dừa + 2 phần phân trùn quế, hoặc mua sẵn đất trồng rau chuyên dụng do SFARM sản xuất.
3/ Ngâm ủ hạt giống
Trồng rau đay rất đơn giản, có thể bỏ qua bước ngâm ủ hạt giống. Nhưng để đảm bảo hạt giống lên đều và mau nảy mầm thì bạn nên ngâm hạt trước khi gieo. Hạt giống khi mua về ngâm với nước ấm tỷ lệ 2 nước sôi: 3 nước lạnh trong vòng 4 – 5 tiếng, sau đó vớt hạt để ráo nước, ủ trong bóng tối. Khi hạt nứt nanh tì tiến hành đem gieo.
4/ Tiến hành trồng rau đay
Tiến hành rải hạt giống đã nứt nanh vào chậu đất chuẩn bị sẵn. Bạn có thể gieo rải khắp mặt chậu hoặc gieo theo hàng đều được. Sau khi gieo xong, cần phủ một lớp đất mỏng trên mặt và tưới nước giữ ẩm. Hạt sau khi gieo đảm bảo độ ẩm sẽ mau nảy mầm.
5/ Cách chăm sóc rau đay
5.1 Cách tưới nước trồng rau đay
Định kỳ tưới nước 1 – 2 lần trong ngày, tránh hiện tượng đất bị khô hoặc úng nước đều ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh trưởng của cây.
Khi cây phát triển được 4 – 5 lá, tiến hành tỉa lược bớt cây, trồng dặm vào những vị trí mọc thưa. Đảm bảo giữ khoảng cách cho cây rau đay phát triển, cây cách cây từ 10cm trở lên.
5.2 Bón phân
Tiến hành bón lót phân hữu cơ ( phân chuồng, phân gà, phân trùn quế,…) sau khi cây phát triển 4 – 5 lá. Kết hợp xới xáo đất tạo độ xốp, thông thoáng cho bộ rễ phát triển mạnh. Thực hiện định kỳ hai tuần bón phân một lần.
5.3 Phòng trừ sâu bệnh
Cây rau đay thường ít gặp sâu bệnh. Tuy nhiên trong quá trình trồng bạn sẽ bắt gặp một số sâu hại như sâu khoang, sâu ăn lá. Thường xuyên kiểm tra, thăm vườn, bắt sâu và ngắt ổ sâu bằng tay. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn.
6/ Giai đoạn thu hoạch
Trồng rau đay sau 40 – 45 ngày sẽ cho thu hoạch. Khi thu hái nên sử dụng dao sắc hoặc kéo để cắt. Lưu ý không nên cắt sát gốc, chừa lại một khoảng 20 – 30cm để cây tiếp tục phát triển cành nhánh. Cứ lặp lại như vậy, đảm bảo bạn luôn có rau đay phục vụ gia đình trong một thời gian dài.
7/ Cách nhân giống trồng rau đay
Nếu như bạn không muốn thu hoạch rau đay để ăn nữa, bạn đừng vội nhổ chúng đi ngay mà có thể giữ lại lấy giống. Một cây có rất nhiều cành nhánh, đảm bảo bạn sẽ có rất nhiều hạt giống cho vụ sau. Hãy tiếp tục chăm sóc cây rau đay cho chúng nở hoa, kết quả và thu hoạch khi quả già. Phơi khô quả và đập lấy hạt, bảo quản thật kín trong chai lọ hoặc túi nhựa.
8/ Lưu ý khi trồng rau đay tại nhà
Rau đay là loại cây cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Vì vậy hãy đảm bảo rằng chậu trồng đã được đục lỗ sẵn và điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp.
Nếu không biết cách thu hoạch, cây rau đay sẽ bị già nhanh. Khi cây phát triển đạt từ 40cm, nên ngắt ngọn để kích thích đẻ nhánh. Lặp lại như vậy với những cành nhánh đợt sau, tránh tình trạng chỉ hái mỗi đọt non, như vậy cây sẽ mau già.
Như vậy, với hướng dẫn cách trồng rau đay trên đây của Đặng Gia Trang, hy vọng bạn sẽ có được một vườn rau xanh tốt suốt mùa hè. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
Sfarm.vn
*Xem thêm
- Kỹ thuật trồng rau trên sân thượng đầy đủ nhất
- Cách trồng rau muống nước bằng cành 100% thành công
- Cách trồng rau má sạch cực đơn giản tại nhà
- Cách trồng rau thơm cực dễ tại nhà
- Cách ươm giống rau đơn giản tại nhà
Từ khóa » Cây Rau đay Có ưa Nắng Không
-
Kỹ Thuật Trồng Rau đay Chuẩn Từ A đến Z Cho Người Mới
-
Cách Trồng Rau đay Vừa đơn Giản Lại Dễ Chăm Cho Nhà ăn Mãi Không ...
-
Trồng Rau Đay Trong Thùng Xốp Cực Dễ, Cho Năng Suất Cao
-
Rau đay được Trồng Tại Nhà Như Thế Nào để Có Lá ăn Suốt Mùa Hè?
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Rau đay Tại Nhà – Nông Nghiệp Phố
-
Hướng Dẫn Trồng Rau Đay Vừa đơn Giản Lại Dễ Chăm Cho Nhà ăn ...
-
Trồng Rau Đay Tại Nhà & Kỹ Thuật Chăm Sóc Đúng Cách
-
Các Loại Rau Củ Chịu Nắng
-
Rau đay Tháng Mười
-
Kỹ Thuật Trồng Hạt Giống Rau đay đỏ đơn Giản, Dễ Thực Hiện
-
Top 20 Loại Cây Rau ưa Bóng Râm Cần ít Nắng Cực Dễ Trồng Tại Nhà
-
Tháng 5 Nên Trồng Cây Rau Gì ở Miền Bắc Nước Ta
-
Nên Trồng Rau Gì Trong Bóng Râm? Tổng Hợp Các Loại Rau ưa Bóng ...
-
Tháng 7 Trồng Rau Gì? Giống Rau Ngon Dễ Trồng & Chăm Sóc Nhất