Cách Trồng Rau Sạch Tại Nhà Bằng Thùng Xốp Không Bị Sâu ăn, Nhanh ...

Cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp hiện đang là giải pháp cung cấp nguồn rau sạch cho nhiều gia đình có ban công, sân thượng trống tại các thành phố lớn. Dưới đây là những hướng dẫn cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp chi tiết được Homedy tổng hợp lại, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần!

Mục lục

  • Thế nào được coi là rau sạch?
    • Rau sạch là gì?
    • Cách phân biệt rau sạch hay không sạch?
    • Tiêu chuẩn hàm lượng nitrat (mg/kg rau tươi) cho phép:
    • Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng cho phép đối với rau củ:
    • Nguyên nhân hình thành nguồn rau bẩn trên thị trường
    • Sử dụng rau không an toàn gây tác hại như thế nào đến sức khỏe con người?
  • Cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp không bị sâu ăn, nhanh cho thu hoạch
    • Những vật dụng cụ, vật tư trồng rau cần thiết
    • Vườn rau sạch xanh mướt trên ban công là ước mơ của không ít gia đình
    • Bật mí cách trồng rau sạch tại nhà đơn giản chỉ trong 2 tuần
  • Một số lưu ý “bất di bất dịch” khi áp dụng cách trồng rau sạch tại nhà
    • Lựa chọn đất trồng rau sạch
    • Lựa chọn chậu để trồng rau sạch phù hợp
    • Lựa chọn không gian để trồng rau sạch
    • Áp dụng đúng 3 nguyên tắc vàng khi tưới cây
    • Thu hoạch rau cũng là một nghệ thuật
    • Bí quyết tái sử dụng đất trồng rau không sâu bệnh

Thế nào được coi là rau sạch?

Trước khi tìm hiểu về cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm rau sạch.

Rau sạch là gì?

Rau sạch là loại rau mà các chất kim loại nặng tồn đọng, vi sinh vật gây hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo đó, độc tố NO3- (nitrat) không vượt quá ngưỡng cho phép theo WHO cũng như gây hại cho cơ thể con người.

cách trồng rau sạch tại nhà

Cách trồng rau sạch tại nhà đang được ưa chuộng tại các gia đình thành phố

Cách phân biệt rau sạch hay không sạch?

Bên cạnh khái niệm trên, bạn cũng cần biết rằng rau sạch là loại rau được đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Rau có hàm lượng nitrat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng không quá mức cho phép.
  • Rau không bị dập nát, héo úa, hư hại và phải đảm bảo phẩm cấp, tươi màu.
  • Rau không bị sâu bệnh, không gây hại cho người và gia súc khi sử dụng dù là một lần hay lâu dài.
  • Rau được trồng theo cách trồng rau sạch tại nhà, không sử dụng nguồn nước bẩn, không vượt quá dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.

Tiêu chuẩn hàm lượng nitrat (mg/kg rau tươi) cho phép:

Đừng tìm hiểu cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp nếu bạn chưa hiểu rõ tiêu chuẩn hàm lượng nitrat cho phép theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm dưới đây:

STT Loại cây Không quá STT  Loại cây Không quá
1

Bắp cải

500

9

Dưa bí

90

2

Su hào

500

10

Dưa hấu

60

3

Cà rốt

200

11

Măng tây

200

4

Hành tây

80

12

Bầu

400

5

Khoai tây

250

13

Cà tím

400

6

Ngô rau

300

14

Súp lơ

500

7

Dưa chua

150

15

Ớt ngọt

200

8

Cà chua

150

16

Xà lách

500

Tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng cho phép đối với rau củ:

Hàm lượng kim loại nặng

(Hàm lượng tối đa cho phép)

Độc tố (mg/kg)

Asen (As)

0,2

Thủy ngân (Hg)

0,02

Chì (Pb)

0,5

Cadimi (Cd)

0,5

Đồng (Cu)

5,0

Kẽm (Zn)

10,0

Thiếc (Sn)

200

Aflatoxin

0,005

Nguyên nhân hình thành nguồn rau bẩn trên thị trường

Trên thị trường hiện nay đang tồn tại và lưu thông không ít lượng rau bẩn. Nguyên nhân được xác định hình thành nguồn rau bẩn như sau:

  • Người sản xuất rau sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, bao gồm cả nước thải chua được xử lý, nước thải của các công trình vệ sinh, nước phân chuồng, nước giải mới chưa hoại mục theo tiêu chuẩn.
  • Người sản xuất rau sử dụng không đúng quy định và quá mức các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại hóa chất độc thuộc nhóm I, II. Lạm dụng quá liều các chế phẩm kích thích ra hoa, kết quả theo tiêu chuẩn.
  • Người sản xuất rau bón phân hữu cơ và vô cơ không đúng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn. Sử dụng phân chuồng chưa hoại mục, chưa được xử lý. Đồng thời, bón quá nhiều phân hóa học, nhất là phân đạm.

cách trồng rau sạch tại nhà

Ban công rau sạch với các loại rau cải, rau mồng tơi, rau dền quen thuộc

Sử dụng rau không an toàn gây tác hại như thế nào đến sức khỏe con người?

Phải khẳng định rằng, sử dụng rau không an toàn gây ra những hậu quả nghiêm trong đến sức khỏe của con người. Theo đó, tác hại trước mắt là hiện tượng ngộ độc do quá liều tồn dư thuốc trừ sâu bệnh. Nếu sử dụng lâu dài rau không an toàn, người sử dụng có thể mắc các bệnh ung thư do hàm lượng nitrat vượt quá ngưỡng cho phép, tích lũy các ion kim loại nặng, các loại vi khuẩn như Samorela, Ecoli…

Cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp không bị sâu ăn, nhanh cho thu hoạch

Để thực hiện việc trồng rau trong thùng xốp, bạn có thể tiến hành theo các bước mà chuyên mục làm vườn của chúng tôi chia sẻ như sau.

Những vật dụng cụ, vật tư trồng rau cần thiết

Cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp yêu cầu chuẩn bị các dụng cụ và vật tư gồm:

  • Thùng xốp, hộp xốp: Tùy theo không gian sân thượng hoặc ban công bạn có mà chuẩn bị số thùng xốp tương ứng. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu thì bạn chỉ nên chuẩn bị khoảng 2 – 3 thùng xốp thử nghiệm thôi nhé!
  • Đất trồng: Chuẩn bị 5 – 7 kg đất hữu cơ tùy vào số lượng thùng xốp, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng trồng rau, bán hoa cảnh.

Vườn rau sạch xanh mướt trên ban công là ước mơ của không ít gia đình

Vườn rau sạch xanh mướt trên ban công là ước mơ của không ít gia đình

  • Mùn cưa: Chuẩn bị khoảng 1 – 2 kg mùn cưa loại nhỏ vụn để tạo độ ẩm cho đất.
  • Phân vi sinh: Chuẩn bị khoảng 0,5 – 1kg.
  • Hạt giống rau: Chuẩn bị khoảng 50 – 100 gram loại rau mà bạn yêu thích, bạn có thể chọn một số giống rau như rau muống, rau mồng tơi, rau cải, cà chua, dưa chuột, xà lách, súp lơ…
  • Dụng cụ hỗ trợ quá trình trồng: Bay xới đất, bình xịt nước, que nhọn để dùi lỗ, đèn đuổi mối, kiến…

Bật mí cách trồng rau sạch tại nhà đơn giản chỉ trong 2 tuần

Với những dụng cụ và vật tư trên, cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp được thực hiện dễ dàng chỉ với 4 bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Thùng xốp: Với thùng xốp sau khi mua về, bạn cần dùng que nhọn chọc hoặc dùi các lỗ nhỏ ở đáy và thành 2 thùng xốp để cho đất thoát nước. Khi dùi xong, chuẩn bị giá đỡ thùng xốp hoặc kê thùng xốp lên các viên gạch cũ.

Ban công rau sạch với các loại rau cải, rau mồng tơi, rau dền...

Khâu chuẩn bị thùng xốp và làm đất trước khi trồng rau sạch tại nhà

Làm đất: Sau khi mua đất tại các cửa hàng bạn cần trộn phân vi sinh theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì, lưu ý đừng quá tay vừa lãng phí lại không có hiệu quả. Đặc biệt, nếu bạn pha thêm đất thịt ngoài vườn hay đất phù sa thì cần phải phơi phóng, khử độc trước khi trộn đất để sử dụng.

Sau khi chuẩn bị cả thùng xốp và đất, bạn cần trộn phân vào đất trong thùng xốp theo tỷ lệ tiêu chuẩn 3:1, trong đó 3 phần đất và 1 phần phân.

Bước 2: Ngâm ủ, gieo hạt giống

Ngâm hạt giống: Đây là bước vô cùng quan trọng, vì thế bạn nên rửa sạch hạt giống với nước lạnh để hạt ướt đều. Sau đó, ngâm hạt giống trong nước ấm từ 3 – 4 tiếng cho hạt no nước, lưu ý tùy từng loại hạt giống và bạn nên tham khảo thông tin khi mua hạt giống rau. Sau khi ngâm xong, bạn nên đem hạt ủ trong khăn ẩm hoặc lá sen thêm 2 – 3 tiếng nữa cho hạt nứt nanh trước khi tiến hành gieo hạt.

Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Gieo hạt giống: Với bước này, bạn nên thao tác nhẹ nhàng và đều tay bằng cách dùng bình tưới, làm ẩm đất trong thùng xốp. Sau bước này, bạn dùng bay hoặc các ngón tay để tạo những lỗ nhỏ trên bề mặt đất. Đặt các hạt giống đã ngâm vào các lỗ đã tạo sau đó phủ đất lên, sau đó phủ đất kín các hạt giống rau xong, bạn phủ đều lớp mùn cưa lên toàn bộ bề mặt đất có trong thùng. Khi gieo hạt xong bạn lấy nước sạch để tưới đều vùng đất mới trồng để giữ ẩm.

Bước 3: Chăm sóc rau trong thùng xốp sau gieo hạt

Yêu cầu bạn phải đảm bảo sau khi gieo hạt chính là độ ẩm của đất trong thùng. Nếu đảm bảo độ ẩm tốt, cây không những sẽ phát triển nhanh mà còn hạn chế tối đa sâu bệnh, thời gian chờ đợi đến lúc thu hoạch rau quả của bạn cũng được thúc đẩy hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý hãy đặt thùng rau ở những nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Mặc dù vậy, hãy tránh những nơi có ánh nắng mặt trời gắt và những nơi dễ bị mưa xối trực tiếp để rau không bị ảnh hưởng.

Tiếp đến là vấn đề sâu bướm, trứng sâu và côn trùng khác gây hại. Ngay khi phát hiện có sự gây hại đến cây trồng, bí kíp cách trồng rau sạch tại nhà là dùng “thuốc trừ sâu sinh học” – hỗn hợp tỏi ớt để phun cho cây trồng. Hoặc nếu có trứng, sâu thì bạn có thể bắt trực tiếp bằng tay, giăng đèn buổi tối để đuổi những côn trùng gây gại.

Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Bước 4: Thu hoạch rau, củ, quả

Đây chắc chắn là bước mà ai cũng mong chờ nhất khi tìm hiểu cách trồng rau sạch tại nhà. Theo đó, tùy theo đặc tính từng loại cây trồng mà bạn cần chờ đợi khoảng thời gian nhất định sau khi gieo trồng để được thu hoạch.

Khi đã sẵn sàng thu hoạch, bạn có thể nhổ toàn bộ cây rau hoặc dùng kéo cắt sát gốc để cây đâm mầm và thu hoạch tiếp. Đặc biệt, nếu xác định sẽ trồng rau thêm thì đừng ngần ngại nhổ cả rễ và lá úa, cỏ dại để vùi vào đất để tạo lớp phân bón hữu cơ tự nhiên cho đất bạn nhé!

Một số lưu ý “bất di bất dịch” khi áp dụng cách trồng rau sạch tại nhà

Lựa chọn đất trồng rau sạch

Có thể nói ngoài giống thì đất cũng là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong việc trồng rau sạch tại nhà của mọi gia đình. Bởi, sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng chịu những ảnh hưởng to lớn của đất.

Chính vì thế, khi trồng cây hãy chọn loại đất phù hợp với từng loại. Mỗi loại cây trồng cũng cần một loại đất riêng biệt, chẳng hạn như đất thịt, đất mùn tơi xốp, đất phù sa, đất tổng hợp… Để rau phát triển xanh tốt bạn cũng đừng quên bổ sung thêm phân chuồng và các dưỡng chất cần thiết cho đất.

Thực tế, tại các cửa hàng bán hoa cảnh hay cây cảnh cũng có bán đất đóng gói tiện dụng với các thành phần gồm đất màu, than bùn, tro, xơ dừa và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ phù hợp. Khi bạn đã trồng thời gian dài trên cùng một thùng đất, đừng ngần ngại mua thêm những bao đất sạch tại cửa hàng để cung cấp độ ẩm cũng như dưỡng chất để cây phát triển.

Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Ngoài ra, khi trồng rau tại nhà bằng thùng xốp bạn cũng nên nhớ chỉ cần chuẩn bị lớp đất dày khoảng 10-13cm đối với các loại cây trồng ăn lá, đất dày khoảng 14-20 cm đối với các cây trồng ăn quả để tránh lãng phí đất.

Lựa chọn chậu để trồng rau sạch phù hợp

Khi lựa chọn chậu để trồng rau thổ canh sạch tại ban công, nếu bạn không muốn sử dụng những thùng xốp cồng kềnh và tốn nhiều diện tích thì bắt buộc phải tính toán và tìm các loại chậu thích hợp với từng loại rau. Chẳng hạn đối với những loại rau gia vị, rau thơm như mùi, húng, hành… có thể phù hợp trồng trong khoảng diện tích hẹp với chậu trồng nhỏ nhưng các loại cây như cà chua, dưa chuột, bắp cải, cà tím hay ớt lại đòi hỏi chậu trồng lớn với lượng đất, nước nhiều hơn.

Lựa chọn không gian để trồng rau sạch

Theo Homedy, bất kể bạn chọn cách trồng rau sạch tại nhà nào thì không gian chứa ánh nắng, làn gió chan hòa luôn là điều kiện tuyệt vời để cây trồng quang hợp. Vậy nhưng, mỗi loại cây lại có đặc tính sinh trưởng và phát triển khác nhau, cây thì ưa tối, cây ưa sáng nên bạn nên tìm hiểu kỹ về chúng trước khi trồng.

Áp dụng đúng 3 nguyên tắc vàng khi tưới cây

Để cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp thành công, bạn cần áp dụng 3 quy tắc tưới cây như sau:

  • Nên tưới bằng bình tưới hoa sen hoặc bình phun sương để nước thấm đều trong đất
  • Nên tưới nước cho rau vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn
  • Vào mùa nắng nóng nên cung cấp nước thường xuyên hơn cho rau, có thể lắp ống tưới nhỏ giọt đảm bảo hiệu quả sử dụng cao.

Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Tuyệt đối không lạm dụng phân vô cơ (phân hóa học)

Mục đích trồng rau của bạn thực chất là cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình, vì thế đừng nên quá lạm dụng phân vô cơ. Theo đó, nếu sử dụng phân vô cơ thì chỉ nên sử dụng liều lượng ở dưới ngưỡng cho phép. Hoặc nếu có thời gian, hãy tích cực sử dụng phân hữu cơ để rau đảm bảo tiêu chuẩn sạch.

Thu hoạch rau cũng là một nghệ thuật

Có thể bạn chưa biết, trồng rau theo cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp không bị sâu ăn vốn đã khó song thu hoạch thế nào cho hợp lý cũng khiến không ít người đau đầu.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, với các loại rau như mồng tơi, rau muống, rau dền thì khi thu hoạch, nên dùng dao hay kéo cắt thật nhẹ tay để không làm dập thân nhánh, từ đó cây sẽ dễ dàng mọc ra nhánh mới sau khi thu hoạch. Còn khi thu hoạch rau cải, su hào bạn nên nhổ cả cây và tỉa thưa ăn dần, tạo không gian cho những cây còn lại. Sau mỗi đợt nhổ hay cắt rau thu hoạch, đừng quên bổ sung phân vô cơ và hữu cơ để rau mọc thêm nhánh xanh tốt hơn.

Chuẩn bị thùng xốp và làm đất

Bí quyết tái sử dụng đất trồng rau không sâu bệnh

Vấn đề cuối cùng bạn nên lưu ý khi áp dụng cách trồng rau sạch tại nhà bằng thùng xốp không bị sâu ăn đó là: Để đảm bảo chất lượng đất tốt, sau khi thu hoạch bạn nên nhặt hết lá, rễ thừa lẫn trong đất, để đất phơi nắng từ khoảng một tuần cho tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó, trộn thêm đất dinh dưỡng với tỷ lệ 3:1 để trồng tiếp với rau mới.

Vừa rồi là những tuyệt chiêu trong cách trồng rau sạch tại nhà được Homedy tổng hợp lại dựa trên kinh nghiệm gieo trồng rau thực tế. Nhiều gia đình khi áp dụng cách trồng này đã thành công và đảm bảo được nguồn rau sạch ổn định phục vụ cuộc sống. Trên hết, Homedy chúc các bạn có được những thùng rau thật tươi ngon và chuẩn sạch.

Tham khảo thêm những căn nhà riêng có ban công ở Hà Nội đang giao dịch trên Homedy!

Tham khảo các tin liên quan:
  • 10 ý tưởng phòng ngủ con gái tuổi teen đẹp khó cưỡng
  • Mẹo trang trí phòng trọ sinh viên nghèo chẳng tốn kém mà đẹp long lanh
  • Sinh năm 1989 hợp hướng nào để làm nhà?

Từ khóa » Thùng Xốp Rau