Cách Trồng Rau Thủy Canh Trong Thùng Xốp "Hữu Ích Nhất"

Nhắc đến phương pháp trồng rau thủy canh, chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình. Ở phương pháp này không những tiết kiệm công sức, chi phí trồng trọt mà còn phù hợp với những nhà có diện tích nhỏ hay chung cư. Vậy hãy cùng Rosava tìm hiểu kỹ thuật trồng rau thủy canh trong thùng xốp với bài viết hữu ích sau đây nhé.

>>>> CLICK NGAY: Cách trồng rau trong thùng xốp

1. Trồng rau thủy canh trong thùng xốp cần chuẩn bị những gì?

1.1 Thùng xốp

Đầu tiên, chắc chắn bạn phải chuẩn bị cho mình thùng xốp để trồng rau. Sau đó tiến hành khoan cẩn thận thùng xốp theo rọ thủy canh mà bạn sử dụng với đường kính từ 2-3 cm, trung bình khoảng cách giữa các rọ 5-6 cm. Mỗi thùng xốp bạn chỉ cần đục từ 9-12 lỗ để trồng rau thủy canh.

Thùng xốp trồng rau thủy canh

Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn, dử dụng ly nhựa làm rọ thủy canh cũng là một cách hay.

1.2 Hạt giống

Bạn có thể sử dụng bất cứ loại giống gì để gieo hạt, tùy thuộc vào sở thích của gia đình. Một số loại giống cực kì dễ trồng và thường hay dùng như: rau muống, rau mồng tơi, cải ngọt, xà lách , rau dền,... Tuy nhiên, chúng đều cần đảm bảo ủ dưới nhiệt độ 40 độ C trong thời gian 4-6h trước khi gieo để đảm bỏ tỷ lệ nảy mầm cao.

Hạt giống trồng rau thủy canh

1.3 Bút đo lường nồng độ pH

Để biết được liều lượng độ kiềm chua trong dung dịch thủy canh thì không thể thiếu vật dụng bút đo lường nồng độ pH. Bút đo sẽ giúp bạnh nhận biết được vấn đề trong dung dịch để có những biện phảo bổ sung kịp thời.

Bút đo pH trồng rau thủy canh

  • Độ pH từ 5,8 - 6,5: Nghĩa là cây đang phát triển tốt
  • Độ pH lớn hơn 5,5 bé hơn 6,5 thì cây bị còi cọc, vàng lá
  • Nói chung, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng độ pH = 6,2

1.4 Dung dịch thủy canh

Trong dung dịch thủy canh chứa những hợp chất cần thiết cho quá trình lớn nên không thể thiếu trong kỹ thuật trồng rau thủy canh trong thùng xốp. Một vài chất như: Nito, Photpho, Kali,... và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Dung dịch trồng rau thủy canh

Hiện nay, các sản phẩm dung dịch thủy canh được bán tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp rất nhiều. Bạn cũng có thể tự pha chế mua chất lỏng hoặc bột thủy canh trộn sẵn pha vào nước, tuy nhiên cách này đòi hỏi kinh nghiệm rất nhiều nên cần lưu ý.

>>>> XEM THÊM: Trồng rau nhút trong thùng xốp

2. Các bước trồng rau thủy canh đơn giản tại nhà, dễ làm

Ở kỹ thuật này, bạn cần chọn những vị trí có ánh sáng mặt trời tốt. Đồng thời, cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp sẽ chia thành các bước và các công đoạn khác nhau. Bạn cần thực hiện theo thứ tự sau và nắm rõ kỹ thuật để rau nhà bạn đạt hiệu quả cao.

Các bước trồng rau thủy canh

  • Bước 1: Ở phương pháp thủy canh này bạn cần lót một lớp nilong đen dưới đáy thùng xốp vì lượng dinh dưỡng cây rất dễ bị thối rửa và ngập úng,
  • Bước 2: Đục lỗ thủy canh trung bình khoảng cách giữa các rọ 5-6 cm. Mỗi thùng xốp bạn chỉ cần đục từ 9-12 lỗ để trồng rau thủy canh.
  • Bước 3: Tiếp đến, cần ngâm giá thể vào nước trong thời gian 5 - 10 phút để ngấm đều nước. Sau đó, bạn mới tiến hành ươm và gieo hạt giống.
  • Bước 4: Để giá thể ngấm đều nước, bạn có thể ngâm xơ dừa hoặc mút xốp trong nươc tầm 5-10 phút. Xong, bạn có thể thực hiện bước tiếp theo là ngâm và ủ hạt giống.
  • Bước 5: Cuối cùng, để có nguyên liệu trồng cây cần chuẩn bị dung dịch thủy canh. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ môi trường và nồng độ dinh dưỡng cho cây trước khi tiến hành bước này

3. Hướng dẫn cách chăm sóc rau thủy canh hữu ích

Mặc dù là loại rau thủy canh nhưng bạn cần phải tưới nước thường xuyên, nhất là ở gia đoạn đầu rau đang trong quá trình phát triển, cho cây để giữ độ ẩm..

Trong quá trình chăm sóc, có thể nói thời tiết chính là yếu tổ cản trở lớn nhất. Trời mưa cây bị ngập úng, còn trời nắng cây khô héo. Vì thế bạn nên che chắn thật lỹ lưỡng bằng cách lắp mái che trên khu trồng cây.

Hướng dẫn cách chăm sóc rau thủy canh

Ngoài ra, bạn cũng phải theo dõi tình hình, bệnh tình của cây có các triệu chứng như vàng lá, ... pH của dung dịch thử canh để có thể bổ sung chất dinh dưỡng và chữa bệnh kịp thời.

>>>> GỢI Ý: Trồng rau răm trong thùng xốp

4. Ưu, nhược điểm cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp

Ưu điểm:

  • Có lẽ, ưu điểm lớn nhất không những tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm luôn cả không gian sống, diện tích đất trồng. Nhất là ở gia đình thành phố hoặc đô thị
  • Nước có thể được tái chế, nên rất thuận lợi cho việc thời tiết hạn hán.
  • Nguyên liệu tìm kiếm vô cùng đơn giản và không sử dụng các chất kích thích độc hại cho cây trồng và con người

Nhược điểm

  • Ở phương pháp này, đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm
  • Nguyên liệu trồng rau là thúng xốp làm từ chất nhựa EPS - một loại nhựa gây ô nhiệm môi trường, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Ưu, nhược điểm cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp

5. Trồng rau thủy canh cần những lưu ý những gì

Bên cạnh quá trình chăm sóc rau thủy canh thì bạn cũng cần lưu ý một số thứ, vì ở phuong pháp này đòi hỏi kỹ thuật rất cao.

  • Khi cây bắt đầu ra lá cần tiến hành đổ dung dịch dinh dưỡng, liều lượng tùy thuộc vào độ sinh trưởng và phát triển của cây
  • Sục khí oxi để cây có thể đạt hiệu quả cao hơn
  • Cần bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời khi phát hiện triệu chứng lạ của cây
  • Thường xuyên đảm bảo độ ẩm cho cây để cây đtạ tỷ lệ nảy mầm cao nhất

Trồng rau thủy canh cần lưu ý những gì?

Tên gọi phương pháp trồng rau thủy canh này tưởng chừng thực hiện khá phức tạp nhưng qua bài viết này chắc hẳn bạn thấy đơn giản hơn rồi phải không? Vậy hãy cùng Rosava áp dụng ngay kỹ thuật trồng rau thủy canh trong thùng xốp để tạo ra một không gian xanh với những luống rau thật ngon và an toàn cho gia đình mình nhé.

>>>> XEM NGAY:

  • Cách trồng rau tần ô trong thùng xốp siêu nhanh, đơn giản
  • Cách trồng rau xà lách trong thùng xốp nhanh thu hoạch

Từ khóa » Thùng Xốp Thủy Canh