Cách Trồng Sả Tại Nhà đơn Giản Nhanh Thu Hoạch - AVi Việt Nam

Cây sả được biết đến như một món gia vị cho những bữa ăn gia đình. Ngoài ra sả còn được dùng để làm tinh dầu trị bệnh và xua đuổi muỗi rất hiệu quả. Cách trồng sả tại nhà lại vô cùng đơn giản và nhanh thu hoạch. Nếu bạn muốn biết thì đây là bài viết dành cho bạn. Bạn hãy đọc và tiến hành trồng ngay những bụi sả thơm tho hữu ích này nhé!

Cách trồng sả tại nhà
Cách trồng sả tại nhà

Đặc tính cây sả

Để trồng sả, trước hết, bạn hãy cùng AVi tìm hiểu những đặc tính của cây sả nhé!

Sả thuộc loại cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 1m – 1,5m. Sả mọc thành bụi với nhiều nhánh xung quanh. Thân và lá sả có màu xanh, lá sả nhìn có phần giống lá lúa nhưng đầu lá uốn cong. Phần củ sả màu trắng (hơi tía) gồm nhiều lớp.

Sả có bộ rễ chắc khỏe, bám sâu vào đất từ 25 – 30cm lấy dinh dưỡng nuôi bụi sả sống năm này qua năm khác.

Cách trồng sả rất đơn giản, sả lại phát triển rất nhanh. Những chồi sả được sinh ra liên tục từ nách lá và tạo thành bụi. Do đó, những cây già ở giữa bụi còn xung quanh là những cây sả non.

Cây sả có khả năng chịu hạn tốt, chúng có thể chịu được những tháng nắng hạn. Ngoài ra để phát triển thành bụi sả to thì bạn cần trồng cây nơi có nhiều ánh sáng mặt trời đừng đặt nơi thiếu sáng nhé!

Cây sả phát triển mạnh nếu đủ ánh nắng
Cây sả phát triển mạnh nếu đủ ánh nắng

Chuẩn bị trước khi trồng

Đất trồng

Sả là loại cây dễ tính nên có thể được trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Nhưng nếu bạn đã trồng bài bản thì nên chọn loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều mùn để sả phát triển mạnh và đẻ nhánh nhanh.

Bạn dùng phân chuồng ủ hoai bón lót cho đất để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trước khi trồng sả.

Dụng cụ trồng

Để trồng cây sả tại nhà, bạn có thể tận dụng các loại thùng chứa có sẵn như thùng xốp hoặc chậu cây cảnh. Yêu cầu chậu rộng và sâu ít nhất 40cm để rễ cây có không gian phát triển.

Thùng chậu dùng để trồng sả nên được đục lỗ để thoát nước chống úng rễ cây.

Nhân giống sả

Thông thường người ta sẽ nhân giống sả bằng cách chiết lấy nhánh con bên ngoài bụi sả. Khi tách phải cẩn thận để giữ được gốc rễ cây sả. Việc nhân giống này khá đơn giản mà tỷ lệ sống cao nên mọi người thường áp dụng.

Ngoài ra, nếu bạn không có bụi sả mẹ để tách nhánh thì bạn có thể tận dụng những nhánh sả không có rễ mua ở chợ. Lựa chọn những nhánh sả mập mạp khỏe mạnh, cắt cách gốc 15cm. Sau đó ngâm sả vào nước và đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời. 2 ngày sau bạn sẽ thấy rễ xuất hiện và tầm 1 tuần là lá sả bắt đầu mọc lá. Cứ vài ngày bạn thay nước 1lần, đến khi lá và rễ khỏe mạnh, bạn đem trồng ra đất.

Nhân giống sả bằng nước
Nhân giống sả bằng nước

Cách trồng sả

Cắt nhánh sả giống sao cho chiều dài tầm 20 – 30cm. Bóc bỏ lớp bẹ già của nhánh sả bỏ đi.

Cho đất vào thùng đã chuẩn bị, moi lỗ tầm 5 – 6cm. Đặt  2 – 3 nhánh sả vào lỗ, lấp đất lại rồi dùng tay ém chặt cho đất giữ được gốc sả. Khi đặt nhánh sả bạn hãy đặt nghiêng 1 góc 15 – 200. Sau đó tưới đẫm nước mỗi ngày 2 lần bằng vòi sen.

Cách trồng sả vào chậu
Cách trồng sả vào chậu

Kỹ thuật chăm sóc cây sả

Tưới nước, làm cỏ và sang tỉa

Nếu bạn chỉ biết cách trồng sả mà không quan tâm đến việc chăm sóc thì cây sả cũng không thể phát triển được. Sả chịu hạn tốt nhưng không có nghĩa là bạn có thể bỏ bê chúng. Bạn nên để ý tình trạng đất mà bổ sung nước kịp thời.

Đồng thời khi thấy cỏ dại xuất hiện, bạn hãy tiêu diệt chúng ngay, đừng để cỏ dại hút hết dinh dưỡng trong chậu sả. Khi làm cỏ bạn nên kết hợp tỉa bỏ những lá vàng thối để thông thoáng gốc cho cây phát triển.

Nếu cây lâu năm, sinh nhiều nhánh con, bạn hãy sang ra thêm 1 chậu mới để có không gian cho cây phát triển nhé! Bạn hãy thực hiện việc này trong lúc trời mát mẻ, thao tác nhẹ nhàng để không ảnh hưởng bộ rễ cây nhé!

Khi không đủ không gian, hãy tách sả ra nhiều chậu
Khi không đủ không gian, hãy tách sả ra nhiều chậu

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh

Để cây sinh trưởng phát triển tốt bạn hãy bón thúc cho cây sau khi trồng sả được 20 – 25 ngày. Bạn dùng phân đạm để bón . Khi bón bạn lưu ý vun xới gốc cây. Sau 1 tháng tiếp tục bón thúc đợt 2 cho cây để kích thích cây sinh nhánh con.

Vì sả có mùi đặt trưng có thể xua đuổi muỗi hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến côn trùng phá hại ít bén mảng đến gần bụi sả nên bạn không lo vấn đề sâu bệnh.

Cây sả có khả năng xua côn trùng nhờ vào mùi thơm của nó
Cây sả có khả năng xua côn trùng nhờ vào mùi thơm của nó

Thu hoạch

Nếu thực hiện đúng hướng dẫn về cách trồng sả nêu trên thì chỉ sau 3-4 tháng là bạn có thể tỉa những gốc to để dùng trước. Sau khi tỉa gốc, bạn hãy vun gốc lại để nhánh con tiếp tục phát triển.

Nếu bạn trồng để làm dầu sả thì thời gian thu hoạch lâu hơn. Khoảng 10 – 12 tháng sau khi trồng thì cây sả mới già, lượng tinh dầu mới đạt chuẩn. Trường hợp này bạn thu hoạch bằng cách cắt cách gốc 8 – 10cm, loại bỏ những lá vàng, héo, rửa sạch làm tinh dầu. Phần còn lại bạn tiếp tục bón phân, tưới nước và chăm sóc kỹ để tiếp tục thu hoạch những đợt sau.

Thu hoạch những tép sả mập mạp
Thu hoạch những tép sả mập mạp

Cách trồng sả quá đơn giản đúng không? Chỉ từ vài ba nhánh sả và những kỹ thuật đơn giản cùng chút thời gian rảnh là bạn có thể tạo ra những bụi sả sum xuê lá để gia đình dùng phủ phê rồi. Nếu bạn trồng trong chậu nho nhỏ xinh xinh mang vào để góc nhà (nhớ vài ngày lại cho cây sả ra ngoài nắng nhé) thì đảm bảo nhà bạn sẽ không bị muỗi hay các loại côn trùng làm phiền nữa đấy.

Chúc bạn thành công nhé!

Từ khóa » Trồng Sả Mấy Tháng Thu Hoạch