Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bàng - Hoa đẹp

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây bàng được trồng khá phổ biến ở nước ta như công viên, sân trường, đường phố, vỉa hè….trông những cây bàng như một chiếc ô lớn, bao trùm lên những con phố, hàng cây tạo ra bóng râm làm dịu mát đi những ngày hè oi ả. Cây bàng không chỉ giúp làm mát mà nó còn gắn liền với ký ức tuổi thơ, ký ức học trò. Hè về, được ngồi hóng mát dưới những tán cây bàng làm cho tinh thần con người thêm sảng khoái, đầu óc thư thái hơn rất nhiều. Có nhiều công dụng là vậy nhưng không có quá nhiều người biết được công dụng chính của cây bàng là gì? Nếu còn thắc mắc hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

cay_bang_20_1_

  • Tên khoa học: Terminalia special
  • Họ: Bàng (Combretaceae)

Đặc điểm nổi bật của cây bàng

Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn, cây thân to chiều cao cây nếu được trồng trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 25m. Cành bàng mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái ô che mát. Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành.

Lá cây bàng to có hình chiếc thìa, đầu tròn, mặt trên lá nhẵn mặt dưới lá bàng có lông màu hung nhạt phiến lá dài khoảng 20-30cm, rộng 10-13cm. Lá cây có màu xanh đậm, lá non có màu xanh cốm đẹp mắt, lá mọc dày sát nhau. Bàng là cây rụng lá, cứ vào độ cuối thu lá bàng rụng hết để trơ ra cây bàng với toàn cành nhánh trơ trọi. Vào mùa xuân bàng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, lá xanh tốt nhất vào mùa hè như muốn tạo thêm những khoảng xanh mướt làm giảm đi cái nắng của mùa hè.

Hoa bàng mọc nhiều thành từng bông dài từ 15-20cm, trên cán của hoa có lông tơ mềm. Hoa bàng có màu trắng, bông nhỏ li ti.

Xem thêm các giống cây trồng khác: Cây tha la, Cây vú sữa

cay-bang

Quả bàng có hình bầu dục, nhẵn và dẹt với hai bên dài hẹp. Phần đầu quả hơi nhọn, quả dài 4cm và rộng khoảng 3cm, dày 15mm. quả nhẵn có cơm màu vàng đỏ, có xơ bên trong. Quả bàng non có màu xanh khi quả chín nó có màu vàng nhạt. Hạt bàng có nhân màu trắng, bên trong chứa dầu. Mùa quả bàng là từ tháng 8-10 hàng năm.

Tác dụng của cây bàng

Cây bàng được trồng nhiều ở công viên, sân vườn, vỉa hè, dọc những con phố…có tác dụng tạo bóng mát, làm dịu đi cái nắng gắt. Cây bàng còn giúp hút khí độc hại, khói bụi làm cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ hơn. Ngoài ra cây bàng còn có khá nhiều công dụng khác nữa, cụ thể:

  • Lá bàng có tác dụng chữa giảm sốt: lấy 15g lá bàng sau đó rửa sạch, thái nhỏ đem phơi khô rồi trộn với 10g lá kinh giới, 12g lá bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô, sau đó sắc lấy nước uống, ta chỉ cần uống 1 lần khi nước còn nóng sau đó đắp kín chăn cho ra mồ hôi đảm bảo sẽ khỏi rất nhanh chóng.Còn để chữa chứng cảm sốt, đau đầu thì lấy 15g lá bàng trộn cùng 5g lá hoắc hương, 10h vỏ quýt, thêm vào 3 lát gừng rồi sắc lấy nước uống, cứ thế mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn khoảng 15 phút và lưu ý uống ngay khi còn nóng nhé.

cay-bang-1

  • Lá bàng còn giúp chữa bệnh viêm loét: lấy lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ, lá càng non nhựa ra nhiều càng tốt nhé, tuyệt đối không dùng lá già. Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ ta dùng số lượng lá sao cho phù hợp. Ví dụ như lở miệng do nhiệt thì mỗi lần ta chỉ cần khoàng 2-3 lá thôi, còn nếu là vết thương lớn ngoài da thì cần từ 4-10 lá. Ta cho lá bàng vào nồi nước sôi, đun rồi để thật nhỏ lửa cỡ khoảng 30 phút để cho các chất trong lá ra hết sau đó bỏ lá ra, lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích giữ nhiệt, nửa còn lại thì dùng để ngâm vết thương ngoài da, sẽ rất nhanh khỏi đó.
  • Cây bàng còn có tác dụng làm dung dich ngâm rửa vết thương có mủ hay chữa chứng cảm sốt có ho, chữa cảm sốt nhức đầu.

Cách trồng và chăm sóc cây bàng

Cây bàng chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây, khi trái bàng đã già và rụng xuống đất, người ta thường gom trái lại để ươm giống, chỉ cần vùi trong đất ẩm một thời gian sau cây sẽ nảy mầm nhé, thật đơn giản và dễ dàng phải không nào.

Trồng cây bàng khá đơn giản,từ lúc ta ươm hạt cho cây con rồi đến khi cây trưởng thành cây lớn khá nhanh, ta không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần tưới nước hàng ngày và lựa chọn đất sao cho phù hợp, cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhát là khi cây còn nhỏ. Đất cần đủ rộng để cho cây phát triển sau này.

caybang

Cây chịu nắng vì thế không được trồng cây trong bóng râm, đến mùa thay lá thì cây bàng hay có sâu bệnh cho nên khi chúng chuyển mùa hay thay lá thì ta nên phun thuốc trừ sâu hữu cơ để ngăn ngừa sâu bệnh khiến chúng không thể kén tơ hat đẻ trứng được nữa.

Còn khi cây lớn lên vào mùa mưa để giảm tác hại của thiên nhiên ta nên ngắt, cắt giảm chiều cao của cây bàng cũng như tán lá cây để cây có thể chống chọi được tốt với gió bão, thiên nhiên cây không bị gãy đổ nhé.

Từ khóa » Cách ươm Hạt Bàng Vuông