Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cóc Thái

Quy trình trồng và chăm sóc cây cóc Thái

Quả cóc Thái là loại quả chứa nhiều sơ, có vị hơi chua ngọt, giòn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Bắt nguồn từ Miền Nam, nhưng một vài năm trở lại đây để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, cây cóc Thái được mở rộng diện tích trồng ở Miền Bắc cho hiệu quả kinh tế cao. Vậy để cây cóc Thái cho năng suất cao thì kỹ thuật trồng cần tuân thủ theo từng bước như sau:

Quả cóc Thái đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay

1. Chọn vùng trồng và thời vụ trồng cây cóc Thái

- Cây cóc Thái là cây dễ tính, cây phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Để cây sinh trưởng phát triển tốt nên trồng trên đất có tầng canh tác dày trên 50 cm, đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất thịt nhẹ, đất phù sa, … Đất có hàm lượng mùn cao, giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt. Hiện nay, cây cóc đang được trồng phổ biến ở Miền Nam và đang được phổ biến trồng ở một số vùng Miền Bắc.

- Cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Nên có thể trồng quanh năm. Nhưng thời vụ tốt nhất trồng vào đầu mùa mưa đối với các tỉnh Miền Nam. Ở Miền Bắc trồng vào tháng 2 – 4 dương lịch.

Mô hình trồng cây cóc thái tại Tây Ninh

2. Chọn giống và làm đất trước khi trồng cây cóc Thái

- Cây cóc Thái được nhân giống bằng hạt hoặc ghép mắt. Nhưng thông dụng nhất là trồng cây ghép mắt. Bởi cây nhanh cho thu hoạch, năng suất cao. Cây giống cóc Thái nên được mua tại nhưng đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng, đảm bảo đúng giống, cây khỏe, không sâu bệnh hại. Cây giống đạt chiều cao cành ghép từ 30 – 50 cm, đường kính gốc ghép từ 1,5 – 2 cm, tuổi ghép mắt từ 3 – 5 tháng.

- Mật độ trồng cây cóc Thái tùy vào mức đầu tư và trình độ thâm canh. Thông thường trồng từ 250 – 600 cây/ha, khoảng cách cây cách cây từ 4 – 6 m.

- Đất trồng cây cóc Thái được làm sạch cỏ dại, dọn sạch tàn dư thực vật, sau đó tiến hành đào hố. Khi đào để từng lớp đất riêng biệt. Hố có kích thước đường kính 30 – 50 cm, sâu tùy thuộc vào bầu cây giống thông thường từ 30 – 40 cm.

- Bón phân lót trước khi trồng: Lượng phân bón tính cho 1 gốc: 40- 50 kg phân chuồng hoai mục + 1 – 2 kg Super lân. Trộn đều lượng phân bón lót với tầng đất mặt rồi cho xuống 3/4 hố. Sau đó lấp đầy hố bằng lớp đất đáy hố,

- Việc làm đất, đào hố trồng cây cóc Thái được tiến hành trước trồng từ 20 – 30 ngày.

Xem thêm < MAP 12 - 61 Siêu lân tan trong nước làm tăng năng suất cây trồng >

3. Kỹ thuật trồng cây cóc Thái

- Cơi hốc nhỏ trên các hố đã đào trước, kích thước tùy thuộc vào kích cỡ bầu cây giống. Dùng dao cắt vỏ bầu và đặt cây giữa hố, nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu. Điều chỉnh cây hướng thẳng, lấp đất nén chặt cố định cây và vun cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm.

- Trồng xong phủ rơm rạ giữa ẩm cho đất. Để hạn chế cây đổ ngã khi gặp gió lớn có thể cắm cọc tre cố định thân cây. Tiến hành tưới nước để giữ ẩm tạo cho rễ cây nhanh phát triển.

Trồng cây cóc Thái đúng kỹ thuật cho quả sớm

4. Kỹ thuật chăm sóc cây cóc Thái

- Chế độ nước tưới: Trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây không cần tưới nhiều nước, thông thường 2 – 3 ngày tưới 1 lần. Đặc biệt thời kì mùa khô, khi cây nuôi quả và giai đoạn quả chín cần cung cấp đủ nước ngày tưới 1 lần. Thời tiết có mưa không cần tưới cho cây.

- Làm cỏ: Một năm làm cỏ theo 2 đợt kết hợp với bón phân, cắt tỉa cây. Thông thường tiến hành làm cỏ vào tháng 1 – 2 mùa xuân và tháng 8 – 9 mùa thu. Xớt sạch cỏ toàn bộ diện tích cỏ dại quanh gốc cây cóc Thái. Đem phơi khô và tủ vào gốc cây để giữ ẩm cho cây.

- Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình: Khi cây chưa ra quả có thể tiến hành cắt tỉa tạo tán và hạn chết chiều cao của cây để thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch sau. Giai đoạn cây cho thu hoạch thì tiến hành cắt tỉa sau thu hoạch những cành yếu để cây có thể phát triển cành khỏe vào vụ sau.

Trồng cây cóc Thái nâng cao thu nhập cho các nhà vườn

* Kỹ thuật bón phân cho cây cóc Thái

- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (giai đoạn cây chưa cho thu hoạch): Lượng phân tính gho 1 gốc/năm: 0,2 – 0,3 kg đạm ure + 0,1 kg Kali. Tổng lượng phân chia đều hai lần bón. Bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra, nên bổ sung từ 1 – 3 kg phân hữu cơ vào tháng 9 – 10 để giúp cây phát triển tốt.

- Thời kỳ cây cho thu hoạch: Lượng phân bón tính cho 1 gốc/năm: 1,5 – 2 kg Đạm ure + 1 kg Super lân + 1 kg Kali. Tổng lượng phân trên chia đều làm 2 lần bón vào tháng 6 – 7 và tháng 9 – 10 dương lịch hàng năm. Bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục từ 3 – 5 kg/gốc vào tháng 9 – 10 dương lịch, kết hợp với bón phân vô cơ.

Xem thêm < Para - Nitrphenolate Bón gốc, kích thích cây trồng hấp thụ phân bón >

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây cóc Thái

- Cây cóc Thái thường bị một số đối tượng sâu bệnh hại như:

+ Bệnh Thán thư.

+ Bệnh phấn trắng.

+ Bệnh muội đen.

+ Bệnh cháy lá.

+ Sâu đục thân, cành.

+ Rầy xanh.

+ Ruồi đục quả.

- Cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại. Khuyến khích ưu tiên các biện pháp canh tác để phòng trừ sâu bệnh hại như làm sạch cỏ dại, cắt tỉa làm thông thoáng vườn, …

Chăm sóc cây cóc thái đúng kỹ thuật hạn chế sâu bệnh gây hại

6. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản quả cóc Thái

- Cây cóc Thái ghép sau trồng 2 năm sẽ cho quả ổn định. Khi thu hoạch dùng dao, kéo cắt cả chùm quả.

- Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa, thu gọn tán cây. Sau đó chăm bón để cây nhanh phục hồi cho thu hoạch đợt sau.

Thu hoạch quả cóc đúng thời điểm

Nguồn: Admin tổng hợp - NO Xem thêm chủ đề: Quy trình trồng và chăm sóc cây cóc thái, Cây cóc sau trồng bao lâu cho quả ổn định, cách trồng cây cóc ghép mắt, thời vụ trồng cây cóc, cách chăm sóc cây cóc FLC Sầm Sơn

Từ khóa » Trồng Cây Cóc Bao Tử