Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Gỗ Sưa để đạt được Năng Suất Cao
Có thể bạn quan tâm
Cây sưa – loài cây mang lại nhiều giá trị
Chắc hẳn khi nhắc đến gỗ sưa không ai là không biết, đây là loài gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt nếu bạn sử dụng gỗ sưa để chế tác những sản phẩm nội thất hay đồ trang trí thì sẽ có những sản phẩm vô cùng tinh sảo, đẹp mắt. Chính vì thế mà hiện nay, người ta đang gây dựng, bảo tồn và trồng mới thêm rất nhiều cây sưa. Vậy cây sưa có đặc điểm như thế nào? Giá trị và cách chăm sóc chúng ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.
- Tên gọi khác: Cây trắc thối, cây huê mộc vàng, cây sưa bắc bộ
- Tên khoa học: Dalbergia Tonkinensis
- Thuộc họ: Đậu
Đặc điểm nổi bật của cây sưa
Cây sưa là loại cây thân gỗ, nó có thân khá cao có khi rơi vào khoảng từ 12 – 15m. Thân nhẵn phẩn vỏ thân có màu xám nhưng cũng có khi có màu nâu đậm, chạy dọc thân là những vết nứt chính thứ này đã khiến vỏ cây sưa có hình thái xù xì.
Phần thân bên dưới của cây sưa mọc thẳng từ dưới lên với đường kính lớn tuy nhiên khi càng lên cao thì nó bắt đầu xuất hiện nhiều cành nhánh khác nhau, với tán lá rộng, sum sê, dày đặc.
- Cách trồng cây gỗ tếch
- Cách trồng cây hoa nguyệt quế
Lá của cây sưa lại mọc theo kiểu đối xứng nhau với cánh lá nhỏ, trên 1 cành lá xuất hiện nhiều chiếc lá nhỏ khác nhau, nó rơi vào khoảng từ 10 – 15 lá và chiều dài của cành lá này khoảng từ 20 – 25cm. Lá có màu xanh, bên trên được phủ một lớp lông mềm mại, với những chiếc lá khi già thì chuyển từ màu xanh non sang màu xanh đậm và những chiếc lông tơ cũng bị tiêu biến hết.
Hoa cây sưa có màu trắng giống như cây tếch vậy và cũng mọc thành từng chùm nhỏ phía đầu cành, nhìn từ xa bạn có thể liên tưởng những cây này như những bông tuyết nhỏ xinh đang rập rình trong gió. Đặc biệt, hoa sưa còn cho mùi hương nhè nhẹ làm cho tinh thần con người ta cảm thấy thoải mái, thư thái khi hít hà mùi hương này.
Cây sưa cũng cho quả và nó có hình giống với những quả đậu nhỏ, kích thước từ 5 – 7cm mỗi quả, vỏ bên ngoài có màu nâu vàng và khi già chúng sẽ tự động tách vỏ ra để lộ những hạt bên trong.
Cây sưa thường ra hoa vào cuối mùa xuân và sang mùa đông ta có thể thu hoạch được quả của chúng.
Ứng dụng của cây sưa
Trong đời sống con người, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình dáng của cây sưa, trong công viên, vẻ hè đường phố… cây sưa được trồng như một loại cây bóng mát làm dịu đi cái nắng của mùa hè oi ả, nó cũng giúp cho cảng quan nhìn đẹp mắt hơn, trong xanh hơn. Không những thế, cây sưa còn giúp lọc bầu không khí rất tốt, nó khiến cho môi trường trở nên trong xanh hơn, sạch đẹp và thoải mái hơn, đảm bảo cho sức khỏe con người.
Gỗ xưa có nhiều tác dụng cho đời sống người việt
Một trong những sản phẩm từ gỗ sưa
Ngoài ra, gỗ sưa là một loại gỗ quý vô cùng tốt nên được sử dụng nhiều để đóng đồ nội thất, vật trang trí, những thớ gỗ mịn sẽ giúp các nghệ nhân hình thành nên sản phẩm tuyệt đẹp nhất, thuận mắt người dùng. Đặc biệt là gỗ này rất chắc chắn, không bị mối mọt nên khi sử dụng sẽ rất lâu bền nhé.
Gỗ sưa còn có mùi thơm nhè nhẹ nên được nhiều người yêu thích.
Cách trồng và chăm sóc cây sưa như thế nào?
Thật ra để trồng được cây sưa và khiến chúng phát triển khỏe mạnh không hề khó khăn một chút nào, sưa có tốc độ sinh trưởng nhanh vì thế bạn không cần mất quá nhiều thời gain để chăm sóc chúng mà chỉ cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây mà thôi nhé:
- Trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ khi bạn bắt đầu trồng cây sưa con thì cần chăm sóc chúng thật cẩn thận, vệ sinh toàn bộ lượng cỏ xung quanh đảm bảo cho những cây cỏ dại này không xâm chiếm quá nhiều vị trí của cây sưa khiến cho chúng khó quang hợp. Ngoài ra cũng nên bón phân định kì 1 năm 2 lần để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.
- Đất trồng cây nên chuẩn bị loại đất tốt, đất thịt có pha dinh dưỡng để đảm bảo kích thích cây ra rễ đồng thời cũng giúp cây có đủ dinh dưỡng ban đầu để phát triển.
- Sưa vốn là loài cây ưa sáng, ngay từ khi còn là cây con nên việc chọn một vị trí thoáng cũng như đủ ánh nắng là điều hoàn toàn cần thiết, tuyệt đối không trồng cây ở nơi có nhiều bóng râm ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp của cây nhé.
- Khi chọn cây con để trồng cây sưa thì nên chú ý một chút đến tiêu chuẩn cây giống, chọn những cây sưa con bụ bẫm không có dấu hiệu sâu bệnh hại và cần có chiều cao khoảng 40 – 50cm để trồng nhé.
- Cũng nên tưới nước đều đặn cho cây vào mùa hanh khô để cung cấp nước cây trao đổi chất.
Với những thông tin trên đây hi vọng đã giúp cho bạn hiểu hơn về cây sưa, một loại cây lấy gỗ vô cùng quý hiếm đang được bảo tồn và gìn giữ hiện nay. Loại cây này trồng không hề khó nên nếu có điều kiện thì hãy trồng thử cây sưa để làm cây trồng kinh tế nhé.
Từ khóa » Trồng Cây Gỗ Sưa đỏ
-
Cây Sưa, Giá Trị Của Gỗ Sưa đỏ Và Kỹ Thuật Trồng Cây Gỗ Sưa
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Sưa Đỏ - Nuibavi
-
Người Liều Mình Trồng Sưa đỏ!
-
Hướng Dẫn Kĩ Thuật Trồng Cây Sưa đỏ
-
CÂY SƯA ĐỎ: Trồng Bao Lâu Thì Thu Hoạch? - YouTube
-
Trồng Cây Sưa đỏ Như Chôn Kho Báu, Hơn 10 Năm Sau ông Nông Dân ...
-
Trồng Cây Gỗ Sưa đỏ Cách đây 15 Năm, Nay Một ông Nông Dân Tỉnh ...
-
Cây Sưa đỏ Trồng Bao Lâu Thu Hoạch - Dược Liệu Hòa Bình
-
Cây Sưa Đỏ - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Giải đáp Thắc Mắc: Có Nên Trồng Cây Sưa Trước Nhà Không?
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SƯA ĐỎ
-
Dang Dở Giấc Mơ… Sưa! - Báo Người Lao động
-
'Vua' Của Cây Sưa đỏ - Vietnamnet
-
Cây Sưa Trồng Và Chăm Sóc Như Thế Nào?