Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Dẻ

THÔNG TIN CHI TIẾT

Nhắc đến những loài hoa có hương thơm quyến rũ, mùi hương khiến xao động lòng người không thể không nhắc đến tên loài hoa dẻ. Không nồng nàn như hương hoa bưởi, chẳng sang trọng, kiều diễm như hoa hồng, không đài các, cao quý như hoa lan,… nhưng hoa dẻ vẫn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người yêu hoa, đặc biệt là những ai từng một lần được đứng dưới cây hoa dẻ chiêm ngưỡng, hít hà hương thơm sẽ thật khó quên trải nghiệm này.

cay-hoa-de-sai-hoa-1

Giới thiệu về cây hoa dẻ

Trược đây cây hoa dẻ thường mọc hoang trên các triền đồi, trong các công trình kiến trúc công cộng, một số ít được trông trong nhà dân. Ngày nay cây hoa dẻ được yêu thích và trồng nhiều ở các khu nghỉ dưỡng, cảnh quan sân vườn, hoặc làm những cây bóng mát ở công viên,…

Nguồn gốc, tên gọi của cây hoa dẻ

Cây hoa dẻ có tên khoa học là Desmos chinensis. Loại cây này thường được biết đến với tên gọi là cây dẻ thơm, hoa giổi tanh vv. Cây hoa dẻ là cây bản địa của Việt Nam, trên thế giới nó có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á, sau đó được nhân giống, trồng phổ biến ở hầu khắp thế giới.

Đặc điểm của cây hoa dẻ

Cây hoa dẻ là dạng cây thân gỗ mọc lâu năm. Nhiều cây phát triển cao có thể lên đến 20m trong tự nhiên. Chính tán lá rộng và chiều cao của cây khiến chúng ưa chuộng trồng làm cây che bóng mát và trang trí không gian sân vườn.

Điểm đặc biệt nhất của loại cây hoa dẻ này là hoa của chúng. Hoa có màu vàng hơi xanh với 6 chiếc cánh mỏng manh dài và xoăn xoăn trông như hình sao biển. Tuy ngoại hình hoa không đẹp xuất sắc như những loại hoa khác nhưng hương thơm của hoa dẻ lại ngào ngạt và cuốn hút rất nhiều người ưa thích. Chính vì hương thơm này mà hoa dẻ thường được đặt lên bàn thờ cúng trong mỗi dịp lễ hoặc ngày rằm.

cay-hoa-de-1

Hình ảnh cận cảnh bông hoa dẻ với những chiếc cánh rủ dài, xoăn nhẹ, mong manh ấn tượng

Công dụng, lợi ích của cây hoa dẻ

Không chỉ có hương thơm quyến rũ mà nhiều bộ phận của cây hoa dẻ còn được dùng làm thuốc trong đông y khá hiệu quả. Thân, vỏ, quả và lá thường được thu hái và chặt nhỏ phơi khô và làm thuốc uống quanh năm.

Một số bài thuốc được sử dụng để điều trị bệnh từ cây hoa dẻ như sau:

  • Trị bệnh phong tê thấp: Sử dụng rễ cây hoa dẻ để làm vị thuốc chính, rễ rung rúc, rễ vỏ thân ngũ gia bì, rễ bướm bụng mỗi thứ 80g đem phơi khô và ngâm với khoảng 2 lít rượu trắng trong khoảng 1-2 tháng ngày uống 2 lần mỗi lần một chén nhỏ.
  • Chữa ngộ độc, mẩn ngứa và mụn nhọt: Sử dụng rễ hoa dẻ với kim ngân hoa mỗi vị 30g đem sắc với 40ml nước cô đặc còn 100ml rồi uống làm 2 lần một ngày sẽ có hiệu quả.

cay-hoa-de-2

Cách trồng và chăm sóc cây hoa dẻ

Hoa dẻ là loại cây thuộc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Cây sinh trưởng rất tốt và có thể sống trong nhiều điều kiện nắng nóng hay mưa lạnh dưới 12 độ C. Ngoài việc trồng ngoài sân vườn thì cây hoa dẻ còn có thể trồng làm cảnh trong chậu.

Thời vụ trồng cây hoa dẻ

Hoa dẻ thường được trồng vào khoảng tháng 11-12 hàng năm hoặc vào đầu mùa xuân khoảng tháng 2-3 là thích hợp nhất. Trồng vào thời điểm quá rét mùa đông cây sẽ chậm lớn và có thể bị chết do quá lạnh.

Đất trồng: Cây hoa dẻ có thể trồng ở nhiều điều kiện đất khác nhau từ đất thịt, đất mùn và đất đỏ cây cũng phát triển được.

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ: Cây hoa dẻ vốn là cây nhiệt đới nên ưa thích sống dưới ánh sáng dồi dào và nhiệt độ không quá lạnh. Cây có thể chịu được hạn khá tốt cũng như điều kiện thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều.

cay-hoa-de-3

Làm đất và hố trồng cây hoa dẻ

Tùy theo kích thước của cây hoa dẻ con mà bạn tiến hành đào hố và làm đất. Thường hố sẽ có kích thước gấp đôi đường kính bầu đất của cây. Trước khi trồng nhớ bón vào đó một lượng phân chuồng hoai mục và vôi bột khử trùng cho cây. Khi trồng nên tránh trồng quá sâu gốc, nhất là đối với cây hoa dẻ trồng bằng mắt ghép nên để mắt ghép nhô cao khỏi mặt đất tránh trường hợp lấp đất qua mắt ghép là đọng nước khiến mắt ghép bị hỏng, thối.

Chế độ tưới nước cho cây

Tuy cây hoa dẻ có thể chịu được khô hạn khá tốt nhưng cũng cần được bổ sung nước thật đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển. Cây nếu trồng vào thời tiết nắng hạn cần phải tưới nước hàng ngày cho cây. Sau khi cây hoa dẻ đến giai đoạn ra quả cần căn cứ vào tập tính sinh hoạt của cây mà có chế độ tưới nước thật hiệu quả.

cay-hoa-de-4

Định kì cần làm sạch cỏ cho cây để giúp cây được thông thoáng và phòng ngừa được sâu bệnh hại.

Cắt tỉa cành cho cây hoa dẻ

Để tránh hiện tượng cây hoa dẻ phát triển quá rậm khiến cành lá không hấp thụ được ánh sáng và hiện tượng ra quả cách năm thì cần phải cắt tỉa định kì cho cây. Mục đích để khống chế sự phân bố các cành chủ yếu và tạo hình dạng cho cây được thông thông thoáng hơn.

Bón phân cho cây hoa dẻ

Căn cứ vào sức khỏe và đặc tính sinh trưởng của cây mà bạn tiến hành bón phân định kì cho cây hoa dẻ. Nên bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục cho cây mỗi năm khoảng 2-3 lần để giúp cải tạo đất, cung cấp nhiều dinh dưỡng khoáng cho cây. Khi cây hoa dẻ to bạn có thể không cần quá chăm bón cầu kỳ nhưng nếu cây còn nhỏ, bạn nên bổ sung phân vô cơ như đầu trâu, tổng hợp NPK định kỳ mỗi tháng 1 lần để giúp cây có lực phát triển khoẻ.

  • Cây muồng hoàng yến
  • Hoa sen đất

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa dẻ

Cây hoa dẻ thường gặp loại sâu đục thân khiến cho cây bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn cần phải thường xuyên kiểm tra để theo dõi và phát hiện kịp thời loại sâu hại này để tiến hành các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cây hoa dẻ, nếu có thắc mắc hay cần tư vấn kỹ thuật, bạn liên hệ hotline: 0985.226.782

Từ khóa » Cây Hoa Dẻ Rừng Có Mấy Loại