Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Xanh - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Cây lưỡi hổ xanh hay còn được gọi là cây lưỡi cọp, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Sansevieria. Cây lưỡi hổ xanh có nguồn gốc bắt nguồn từ Tây Phi, sau đó được du nhập qua các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam, ngày nay trở thành loại cây cảnh rất được yêu thích. Bài viết dưới đây mình cũng nhau đi tìm hiểu chi tiết về cây lưỡi hổ xanh nhé.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ có thể tạm chia thành hai loại: loại lá mềm và loại lá cứng.Cây lưỡi hổ lá mềm có nguồn gốc ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, thuộc loại thực vật nhiệt đới. Đặc điểm: lá rộng, dài, hình dải. Cây lưỡi hổ lá cứng mọc ở vùng khí hậu khô cằn và cũng là một loại cây sa mạc (cây mọng nước), đặc điểm của nó là lá dày, cứng và ngắn. Cây lưỡi hổ là một loại cây lâu năm với hơn 70 giống bản địa. Lá hình cột và có hình vảy. Phần lớn lá hình cột có nguồn gốc từ Châu Phi, còn phần lớn lá hình vảy có nguồn gốc từ Sri Lanka và Ấn Độ.
Chiều cao của cây cũng là một đặc điểm để phân loại thành cây lưỡi hổ cao và cây lưỡi hổ lùn. Chiều cao của cây lá cao trung bình là hơn 1 mét và nó có thể thích nghi với ánh nắng mặt trời đầy đủ đến môi trường nhiều bóng râm hơn. Nói chung, loài lùn chịu bóng râm tốt hơn loài cao.
Bên cạnh đó thì cây lưỡi hổ cũng được chia loại theo màu sắc như: cây lưỡi hổ vàng, cây lưỡi hổ xanh. Trong đó cây lưỡi hổ xanh có những sọc ngang giống như đám mây màu xanh đậm không đều ở mặt trước và mặt sau của lá. Cây lưỡi hổ xanh không có yêu cầu khắt khe về môi trường sống, là loại cây trồng trong chậu rất thích hợp để trang trí phòng khách, phòng làm việc và những nơi khác, đặc điểm và ưu điểm lớn nhất của nó là có thể thanh lọc không khí. Theo các chuyên gia,cây lưỡi hổ xanh có thể hấp thụ hơn 80% khí độc hại trong nhà, và có khả năng hấp thụ formaldehyde đặc biệt mạnh, có tính khả thi rõ ràng trong những ngôi nhà mới được cải tạo. Chậu cây lưỡi hổ xanh với công năng có công năng trang trí tuyệt vời lại có thể ngăn bức xạ.
Xem thêm: Cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điều gì?
Đặc điểm hình dáng cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh thuộc giống cây thân bụi, thường mọc ở sát gốc, có rễ chùm, tán nhỏ, mọc thẳng từ gốc lên. Lá cây lưỡi hổ xanh có hình dáng như mũi giáo cứng cáp, phần mặt lá có gân nhỏ chạy dọc với các đường vằn xanh đậm. Điểm nhận biết cây lưỡi hổ xanh chính là màu sắc trên lá, màu xanh trên cây lưỡi hổ xanh thường sáng hơn, và không có viền vàng xung quanh, cũng như các vằn trên lá không có lẫn màu vàng hay màu xanh sáng. Hoa lưỡi hổ xanh thường có màu trắng, quả có dạng hình tròn, tuy nhiên rất hiếm thấy hoa và quả của cây lưỡi hổ xanh.
Đặc điểm sinh trưởng cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh là một trong những loại cây có sức sống mãnh liệt, dẻo dai, cây dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện môi trường sống khác nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh, thường được nhân giống bằng cách tách bụi. Có thể trồng cây lưỡi hổ xanh được ở ngoài trời cũng như trồng trong chậu nhỏ để trong phòng hoặc bàn làm việc đều được.
Lợi ích của cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh là loại cây được biết đến như 1 loại thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, điển hình như có tác dụng chữa các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, ho do thời tiết, viêm tai. Theo những nghiên cứu khoa học, cây lưỡi hổ xanh có cấu trúc đặc biệt giúp thanh lọc không khí trong lành, hấp thụ những chất độc hại có trong không khí, thải ra những chất có lợi với môi trường, có lợi cho sức khỏe. Để 1 chậu cây lưỡi hổ xanh trong văn phòng hoặc phòng ngủ sẽ giúp bạn có 1 không gian sinh hoạt luôn trong lành, tạo nên sự thoải mái khi làm việc. Cây lưỡi hổ xanh còn lợi ích như chiếc hàng rào xinh đẹp cho ngôi nhà của bạn. Đồng thời, lưỡi hổ xanh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ, đau đầu do căng thẳng, giảm stress rất tốt.
Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ xanh
Trong phong thủy, người ta tin rằng cây lưỡi hổ xanh có tác dụng xua đuổi những điều xấu xa, đen đủi, mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho chủ nhân. Ngoài ra, lưỡi hổ xanh còn có ý nghĩa mang lại sự tiền tài, danh vọng, vượng khí đối với gia chủ, vì vậy lưỡi hổ xanh luôn được ưa chuộng để trồng trong nhà hoặc để ở nơi làm việc để mang lại sự thăng tiến.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ xanh
Cây lưỡi hổ xanh thích môi trường ấm áp. Nó thích hợp để phát triển ở nhiệt độ 16-30 độ, nếu nhiệt độ thấp hơn 8 độ, nó sẽ ngủ đông và ngừng phát triển, nhưng chúng ta ở Việt Nam có khí hậu nhiệt đới thì không phải lo lắng quá nhiều về điều này. Nếu cây lưỡi hổ xanh của bạn được trồng ở nơi có nhiều nắng, chẳng hạn như ban công hướng Nam, thì lá của nó sẽ xanh hơn, phát triển nhanh hơn và có cơ hội nở hoa nhiều hơn. Nếu không có đủ ánh sáng mặt trời, chẳng hạn như ban công phía bắc, phòng ngủ và phòng khách, màu sắc sẽ có màu xanh đậm và tốc độ phát triển sẽ chậm
Khâu chuẩn bị trồng cây lưỡi hổ xanh
Chọn đất trồng
Đất trồng là trong những nhân tố quyết định sự phát triển của cây lưỡi hổ xanh, vì vậy bạn cần chọn những loại đất trồng có lượng dinh dưỡng dồi dào, đất có độ ẩm và hệ thống thoát nước tót. Nên trộn đất trồng với phân chuồng hoai mục và bã mùn để cân bằng các chất dinh dưỡng cũng như độ kiềm của đất.
Chọn giống
Thông thường có 2 cách để nhân giống cây lưỡi hổ xanh là: tách bụi hoặc giâm bằng lá. Đối với 2 cách trồng này, việc đầu tiên bạn phải làm là chọn những cây mẹ khỏe mạnh, đang phát triển tốt, không có dấu hiệu bị nhiễm các loại sâu bệnh gây hại.
Cách trồng cây lưỡi hổ xanh
Đối với cách trồng bằng lá: Trước tiên, cần chọn những bẹ lá to, khỏe mạnh, cắt lát dài chừng 5 – 6cm, giâm ½ khúc lá vào chậu hoặc trực tiếp xuống đất vườn đều được. Trồng bằng cách tách bụi: Từ 1 bụi cây mẹ, bạn có thể tách lấy những đoạn thân, hoặc rễ mầm để trồng. Sau khi trồng xong, bạn nên tưới cung cấp nước vừa đủ cho cây, đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao để cây có thể quang hợp và phát triển.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ xanh
Tưới cây
Hằng này nên tưới cây đều đặn cho cây, nếu trồng cây trong chậu để trong văn phòng vào mỗi buổi sáng nên đem cây ra ngoài điều đó sẽ giúp cây hấp thụ độ ẩm và phát triển nhanh hơn. Vào mùa mưa, cần hạn chế tưới nước cho cây tháng tưới một lần, nếu tưới quá nhiều nước cây sẽ bị ngập úng, gây thối cây.
Xem thêm:
- Cây đại phú gia
- Cách trồng và chăm sóc cây lan huệ
Bón phân
Bản thân cây lưỡi hổ xanh đã có đặc tính dẻo dai, phát triển mạnh, vì vậy không cần bón phân nhiều cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Để cây phát triển nhanh hơn, bạn có thể pha thêm 1 ít phân đạm với nước tưới cho cây 1 tháng tưới 1 lần, đồng thời cứ 3 tháng bạn có thể bón thêm ít phân chuồng ủ mục hoặc phân hữu cơ cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cây lưỡi hổ xanh thường bị sâu bệnh tấn công chủ yếu trên lá như: lá bị thân đen, mềm; ngọn lá bị khô, xuất hiện từng mảng nâu, lá nhạt màu,… Để phòng tránh những loại bệnh này, bạn nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng cho cây thích hợp. Nếu rễ và thân bị thối bạn nên điều chỉnh lại lượng nước cho cây, nên tưới ít nước cho lưỡi hổ xanh, vì bản thân cây lưỡi hổ là giống cây chứa nước vì vậy rất dễ bị thối gốc nếu không được thoát nước kịp thời.
Qua những thông tin về cây lưỡi hổ xanh này, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm bổ ích khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ xanh.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/cay-noi-that/
Từ khóa » Cách Trồng Cây Lưỡi Nhân
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Lưỡi Nhân (cây Lưỡi Người) Trị Hở Van Tim Tại Nhà
-
#95. Cách Nhân Giống CÂY LƯỠI NHÂN - P1 - YouTube
-
Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Từ Người Có Nhiều Kinh Nghiệm
-
Cây Lưỡi Nhân Trị Bệnh Gì? | Vinmec
-
2 Cách Trồng & Chăn Sóc Cây Lưỡi Hổ Tại Nhà CỰC đơn Giản
-
Tổng Hợp Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Chi Tiết, đơn Giản Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nhân Giống Cây Lưỡi Hổ đơn Giản, Dễ Thực ...
-
Hướng Dẫn Trồng Cây Lưỡi Nhân (cây Lưỡi Người) Trị Hở Van Tim Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Lưỡi Hổ Tại Nhà - Cây Cảnh đẹp Lưỡi Hổ
-
Cây Lưỡi Hổ
-
Cách Trồng Cây Lưỡi Hổ Hiệu Quả ít Người Biết
-
3 Cách Nhân Giống Cây Lưỡi Hổ Cực Dễ Dàng - AFamily
-
Cách Trồng Nhân Giống Cây Rắn, Cây Lưỡi Hổ đơn Giản Từ Lá
-
Bật Mí Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ - 1989 JSC