Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Vàng Mới Bứng Vào Chậu đúng Chuẩn

Đào và bứng cây mai vàng vào chậu tưởng chừng rất đơn giản nhưng thật sự rất khó để cây khi trồng vào chậu cây vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt. Nếu làm không đúng có thể khiến cây bị yếu hoặc thậm chí là chết mai. Hôm nay Lala sẽ chia sẻ đến bạn cách bứng và chăm sóc cây mai vàng mới bứng vào chậu! Cùng theo dõi nhé!

Đào và bứng cây mai vàng vào chậu tưởng rất khó và đòi hỏi phải có kỹ thuật

Đào và bứng cây mai vàng vào chậu tưởng rất khó và đòi hỏi phải có kỹ thuật

Mục lục

  • Hướng dẫn cách bứng mai
    • Thời gian bứng mai
    • Quy trình bứng mai
  • Cách chăm sóc mai sau khi bứng
    • Vệ sinh thân
    • Vệ sinh bộ rễ
    • Trồng mai
  • Chăm sóc mai sau khi trồng vào chậu

Hướng dẫn cách bứng mai

Thời gian bứng mai

Thông thường, lý tưởng nhất là bứng mai vào khoảng tháng 10 âm lịch. Đây là khoảng thời gian mà mai ngừng sinh trưởng, lá già, ít ra lá non, không mọc thêm rễ cám. Dinh dưỡng cũng được tập trung và dự trữ trong phần thân. Nhờ đó, dù đổi đất từ ngoài vào trong chậu cũng sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mai.

Nếu bạn bứng mai vào các tháng còn lại trong năm cũng được, nhưng mai sẽ cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt, nên tránh bứng mai vào mùa mưa, tết và sau tết. Vì thời gian này mai ra lá và rễ rất nhiều, sẽ hút một lượng lớn dinh dưỡng từ đất. Đổi đất sẽ khiến mai không kịp thích nghi với hàm lượng dưỡng chất trong đất mới, có thể khiến mai bị suy.

Quy trình bứng mai

Bước 1: Cắt tỉa cành lá

Dùng cưa hoặc kìm để cắt tất cả cành không cần thiết, chỉ giữ lại những cành cần thiết cho việc tạo dáng của cây. Đồng thời, bạn cũng nên cắt bỏ cả những lá non để tránh làm mất nước và dinh dưỡng của cây.

Khi cắt xong, bạn nhớ quét sơ qua chỗ cắt bằng nước vôi hoặc keo chuyên dụng để vết cắt không bị nhiễm khuẩn.

Cắt tỉa cành mai

Cắt tỉa cành mai

Bước 2: Đào và bứng mai

Nếu bạn chắc chắn về độ rộng của bộ rễ thì có thể bắt đầu đào ngay, nếu chưa thì bạn có thể làm theo hướng dẫn sau: Bán kính để bắt đầu đào nên bằng chiều cao của thân mai. Ví dụ, nếu mai cao 1m, bạn hãy xác định bán kính 1m quanh thân mai để đào, như vậy sẽ hạn chế được việc đào trúng và làm hư rễ mai. Cứ như thế, đào xuống và dần dần hướng vào trong cho đến khi bán kính còn khoảng 10-20cm thì dừng.

Đào gốc mai

Đào gốc mai

Trong lúc đào, hãy cẩn thận để tránh làm tổn thương rễ nhé. Nếu lỡ đào trúng rễ thì tùy trường hợp sẽ xử lý như sau:

  • Nếu là rễ nhỏ thì bạn có thể cắt bỏ hẳn đi

  • Nếu là rễ lớn thì nên giữ lại, còn nếu bị tổn thương nặng đến mức không thể hồi phục được thì hãy cắt hẳn đi, dùng kìm hoặc kéo chuyên dụng để cắt thật gọn.

Sau khi đào xong, hãy giữ lại bầu đất xung quanh rễ với bán kính ít nhất 40cm. Phần rễ thừa lòi ra khỏi bầu đất bạn cũng nên cắt cho gọn nhé.

Bước 3: Bọc bầu đất và bứng mai

Dùng bao tải nông nghiệp và dây cao su để bao quanh và cố định bầu đất. Khi bao cần cẩn thận, tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của mai. Sau khi bao xong, bạn có thể bứng mai lên.

Bọc gốc mai mới bứng

Bọc gốc mai mới bứng

Cách chăm sóc mai sau khi bứng

Mai sau khi bứng nên để nguyên trong bầu đất ít nhất 1 tuần. Với những cây mai lớn thì thời gian chờ ít nhất là 1 tháng. Trong lúc này, nên đặt cây ở khu vực có bóng râm. Không nên tưới nước cho mai, mà chỉ nên xịt nước lên thân và lá để làm mát cây.

Mai sau khi bứng sẽ cần vệ sinh thân và bộ rễ.

Vệ sinh thân

Trước khi vệ sinh thân cây, bạn nên dùng một vật liệu chống thấm nước để bọc kín bầu đất, tránh cho nước vào. Sau đó, xịt nước quanh thân rồi dùng bàn chải chà rửa thân cây để loại bỏ nấm mốc, sâu bệnh, rong rêu. Việc này còn giúp kích thích các mắt ngũ quan trên cây, từ đó giúp cây quang hợp và nảy chồi tốt hơn.

Dùng bàn chải để chà rong

Dùng bàn chải để chà rong

Vệ sinh bộ rễ

Hạ thấp lớp đất xuống còn khoảng 1 nửa bộ rễ, với phần lưng lộ trên mặt đất và phần còn lại ở trong đất. Giữ sao cho không quá ⅓ chiều dày rễ lòi ra khỏi đất.

Xịt nước lên rễ rồi dùng bàn chải chà nhẹ nhàng phần lưng trên của rễ, đồng thời cắt bỏ phần rễ dư thừa. Dùng đục bén đã sát trùng để sửa lại vết cắt cho đẹp. Sau đó, bạn dùng thuốc kích thích tái tạo và chất chống thấm để bôi lên vết cắt để phần mặt cắt mau lành. Cuối cùng, dùng giấy bạc để che mát cho rễ và ngăn chặn việc rễ bị thấm nước.

Xem thêm: Cách chăm sóc cây mai bị suy

Trồng mai

Mở dây và bao bó bầu, dùng đục đã sát trùng để cắt gọn lại đầu rễ để rễ dễ dàng phát triển rễ cám hơn. Sau đó chờ khoảng 5-10 tiếng cho rễ thật khô rồi dùng mụn dừa phủ kín từ bầu đất lên đến cổ rễ. Chờ khoảng 7-15 ngày là có thể trồng vào chậu. Tuy nhiên, nếu bứng vào mùa mưa, bạn có thể phải chờ 15-30 ngày mới có thể trồng.

Lưu ý: Trong lúc chờ, bạn nhớ không tưới nước cho cây nhé, chỉ phun nước làm mát thôi.

Cách trồng mai chi tiết bạn có thể xem ở đây

Chăm sóc mai sau khi trồng vào chậu

Sau khi trồng xong, bạn nên đặt mai ở nơi thoáng mát để cây hồi phục và hạn chế mất nước. Khi mai hồi phục xong, hãy đưa cây ra khu vực có nắng để phát triển tốt nhất.

Bạn có thể dùng thuốc kích rễ để thúc đẩy bộ rễ phát triển nhanh hơn. Tưới nước đều đặn 2-3 ngày 1 lần, mỗi lần chỉ nên tưới 1 ít nước để tránh rễ làm việc quá sức khi chưa kịp hồi phục.

Không nên bón phân cho cây trong 1 tháng sau khi bứng. Vì lúc này bộ rễ chưa hồi phục, phân bón có thể làm vết thương chậm hồi phục, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách bứng mai và chăm sóc mai sau khi bứng. Chúc bạn thành công và tạo ra những cây mai tuyệt đẹp cho dịp tết.

Từ khóa » Trồng Mai Vàng Bằng Cát