Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phong Lữ Thảo - Hoa đẹp

THÔNG TIN CHI TIẾT

Loài hoa phong lữ thảo được nhiều người ưa thích bở chính màu sắc hoa sặc sỡ, hoa toát nên sự kiêu sa và hòa quyện với nét quyến rũ. Hiện nay phong lữ thảo được trồng ở nhiều nơi trên thế giới ở nhiều quốc gia khác nhau.

Cây có tên thường gọi là Phong lữ thảo. Ngoài ra cây còn được gọi với nhiều tên khác như Thiên Trúc Qùy, hay gọi tắt là Phong lữ. Tên khoa học của Phong lữ thảo: Pelargonium zonale L, ngoài ra theo tiếng Anh phong lữ thảo có tên là Geranium. Loài hoa phong lữ thảo này có nguồn gốc xuất xứ từ Địa Trung Hải

Đặc điểm của cây phong lữ thảo

Đặc điểm hình thái của cây phong lữ thảo

Cây hoa phong lữ thảo có dạng thân thảo, thân có màu xám xanh, trên thân được bao phủ một lớp lông tơ mỏng màu trắng. Chiều cao thân cây thấp vào khoảng từ 17 đến 45cm. Đặc trưng của thân Phong lữ thảo là cách mọc, thân của cây có kiểu mọc đứng, có nhiều nhánh, thân cây có dạng hình trụ và có cấu trúc mọng nước.

cay-phong-lu-thao-1

Hình ảnh cây hoa phong lữ thảo

Lá phong lữ thảo có màu xanh, trên lá cũng được bảo phủ lớp lông tơ màu trắng, hặc màu trắng xám. Hình dạng lá như những cánh hoa, xoăn ở các mép lá và có kiểu mọc đối, trong lá có chứa các túi tinh dầu và có mùi thơm.

Hoa phong lữ thảo là dạng hoa chùm, có các màu sắc sặc sỡ khác nhau như: đỏ, hồng, tím, trắng… Hoa phong lữ thảo được người ta phân loại làm các loại sau: Hoa phong lữ thảo đơn và phong lữ thảo kép. Cuống của chùm hoa dài và có xu hướng vươn lên cao khỏi lá. Hoa nằm trên chóp tạo thành các chùm hoa với mùi thơm nhẹ nhàng và đầy cuốn hút, các cánh hoa mỏng và đan xen nhanh.

Đặc điểm sinh thái của cây phong lữ thảo

Cây phong lữ thảo là dạng cây sống lâu năm. Đặc biệt hoa có thể nở kéo dài trong thời tiết thay đổi từ lạnh đến nóng. Thời gian hoa nở và duy trì đến tàn là nửa tháng. Hoa nở nhiều nhất, đẹp nhất là vào mùa xuân.

Là cây ưa nắng nhẹ, và dễ thích nghi với môi trồng. Nhiệt độ thích hợp là từ 25 đến 30 độ C. Cây sinh trưởng, phát triển mạnh và nhanh.

Lợi ích mà cây phong lữ thảo mang lại

Trước tiên lợi ích mà cây mang lại là để trang trí làm hoa cảnh trong các gia đình, khu tập thể, trường học, bệnh viện, công viên, nà hàng, khách sạn…. Chủ yếu hoa được trồng trong chậu, được đặt các vị trí dưới đất hoặc treo ở các ban công. Hoa tạo nên vẻ đẹp cho không gian sống, đồng thời hoa còn tỏa mùi thơm để làm thơm không gian, tạo cảm giác tươi mới cho cuộc sống. Ngày nay ngoài loại phong lữ thảo dạng thân đứng, còn có loại phong lữ thảo loại thân rũ , rất thích hợp dùng cho các ban công.

cay-phong-lu-thao-2

Hoa phong lữ thảo mang đến vẻ đẹp cho ban công ngôi nhà

Lợi ích thứ 2 mà phong lữ thảo là mang giá trị tinh thần đến cho con người. Hoa tạo vẻ bắt mắt và hòa quyện với mùi thơm nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng cuốn hút. Hoa mang đến cảm giác thoải mái, thứ thái và yên bình, giúp con người giải tỏa căng thằng, và giúp tinh thần có động lực. Vì thế mà hoa được những nơi làm việc công sở chọn để trồng trong nơi làm việc với diện tích trồng bé hơn ở ngoài.

Tiếp đến chúng ta sẽ bất ngờ khi cây phong lữ thảo lại có tác dung làm đẹp và giúp cho sức khỏe con người. Nhiều sản phẩm từ lá và cành của cây đã được sử dụng để tách chiết lấy tinh dầu để phục vụ con người. Những sản phẩm mà cây đem lại ví dụ như nước hoa, dầu thoa… Và ứng dụng để làm thuốc chữa lành các vết thương, có tác dụng làm giảm đau. Ngoài ra còn có thêm sản phẩm là trà phong lữ thảo được làm từ các lá của cây sấy khô. Đây được gọi là một loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe.

Xem thêm:

  • Hoa cúc đồng tiền
  • Cây hoa cúc mâm xôi

Ngoài ra hoa còn được dùng để làm các món quà tặng. Vì cây hoa phong lữ thảo cũng mang một phần ý nghĩa tốt. Vì thế khi mua làm quà tặng chúng ta nên để ý để lựa chọn đúng hoa mang lại ý nghĩa tốt. Hoa mang rất nhiều ý nghĩa và các ý nghĩa đó lại có xu hướng đối nghịch nhau, khi chọn hoa chúng ta còn có thể dựa vào hoàn cảnh và màu sắc, tên cây hoa phong lữ thảo để tặng. 

cay-phong-lu-thao-3

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây phong lữ thảo

Ngoài ra còn có các ý nghĩa khác như nói lên tâm sự buồn của một ai đó, biểu hiện cho sự động viên và ủng hộ cô dâu,…vv

Cách trồng và chăm sóc cây phong lữ thảo

Phong lữ thảo được nhân giống bằng nhiều cách trong đó có cách nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành , giâm chồi là phổ biến và hiệu quả

Cách trồng phong lữ thảo

Cách trồng cây phong lữ thảo bằng chồi.

Công tác đầu tiên chọn chồi và chuẩn bị đất, chồi khỏe mạnh và không sạch bệnh, dùng dao nhọn sắc cắt chồi ở khoảng cách 1 chiếc lá ở phía dưới. Lưu ý khi cắt phải rửa sạch dao cắt, tránh gây bệnh và nhiễm khuẩn.Đất chọn trồng nên độn thêm phân và cát. Tiếp theo loại bỏ hết lá và nụ nằm bên dưới của chồi vừa được chọn.

Sau đấy cắm chồi vào khay đất đã chuẩn bị, có thể cắm 3 chồi 1 chậu, để chậu ở nơi có ánh sáng. Trước khi giâm chồi xuống chúng ta có thể sử dụng hocmoon kích thích ra rễ. San sát một thời gian, sau 3 đến 4 tuần sẽ thấy rễ phát triển và ra nhiều. Khoảng 5 tháng tách ra và trồng vào chậu mới.

Tương tự đối với giâm cành cũng như giâm chồi. Khác ở cách chọn cành, chúng ta chọn cành bánh tẻ. đoạn giâm có chiều dài khoảng 9 đến 11 cm và có từ 3 đến 4 mầm mắt.

cay-phong-lu-thao-4

Cách trồng phong lữ thảo bằng hạt.

  • Chọn hạt phải sạch sâu bệnh, khỏe mạnh và sinh trưởng bật mầm tốt.
  • Lựa chọn đất trồng giống đất giâm cành, trộn thêm phân và cát hoặc trộn với tro, trấu…vv
  • Chậu cần có lỗ thoát nước bên dưới.
  • Đặt hạt gieo theo khoảng cách hàng 2cm và khoảng cách hạt 5cm.
  • Khi gieo xong nên tưới nước, nhưng không tưới đẫm, chỉ tưới lướt dạng mưa hạt nhỏ và ủ bằng nilong.
  • Sau 4 ngày đến 6 ngày hạt nảy mầm. khi cây được 1 đến 3 lá thì chúng ta có thể bứng sang chậu riêng để trồng và bắt đầu chăm sóc.

Cách chăm sóc phong lữ thảo

Yêu cầu về  phân bón : Chúng ta có thể bón phân theo liều lượng 1 lần so với 3 tuần đến 1 tháng.

Yêu cầu về nước:  Không cần tưới nhiều nước, liều lượng tưới 2 hoặc 1 ngày 1 lần. Mỗi lần tưới không tưới đẫm, tưới vừa đủ tránh tình trạng thối gốc, thối rễ.Thích hợp tưới vào ban sáng sớm hoặc chiều mát.

Yêu cầu về Ánh sáng: Phong lữ thảo ưa sáng, nhưng không nắng gắt, ưa môi trường nửa nắng hoặc nửa râm. Nên chúng ta cần để ý tránh để cây ị nắng nóng quá lâu làm cháy lá hay teo lá, héo cây.

Quan sát cây thực hiện cắt tỉa các cành lá già, héo, và thối. kết hợp với vun gốc và quan sát sâu bệnh hại.

cay-phong-lu-thao-5

Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa phong lữ thảo

Sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây phong lữ thảo

Đối với Phong lữ thảo hầu như không có sâu hại.

Đối với bệnh hay xảy ra bệnh thối lá, thối mốc.

Nguyên nhân chủ yếu là do cây không đủ ánh sáng, sống trong môi trường độ ẩm cao quá lâu và ngập úng nhiều. Những trường hợp bệnh này chủ yếu xảy ra ở các môi trường trồng trong nhà.

Cách phòng trừ sâu bệnh trên cây phong lữ thảo

Thường xuyên phơi nắng cây, cắt tỉa các phần lá quá già, lá hư hại, và có chế độ tưới nước hợp lý. Ngoài ra đối với các chỗ trồng nhiều chúng ta có thể tách bớt cây để các vị trí khác nhau, tạo không gian thoáng đãng cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Phong lữ thảo là loài cây hiện đang và đã được rất nhiều ưa chuộng và trồng ở nhiều nơi. Với vẻ đẹp tươi mới, rực rỡ hòa quyện cùng mùi thơm nồng nàn nhưng lại vừa thanh mát. Cây đã góp phần tạo cho cuộc sống, không gian sống thêm sắc màu hơn. Ngoài ra cây còn có nhiều công dụng trong y học, làm đẹp, phong thủy. Tất cả đã tạo nên một phong lữ thảo được yêu mến và chọn làm cây trồng và chăm sóc. Các bạn còn suy nghĩ gì nữa nhanh tay sở hữu phong lữ thảo làm của riêng trong gia đình bạn thôi nào.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/hoa-bui/

Từ khóa » Cây Giống Phong Lữ Thảo