Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Lộc để đón Tết - My Garden

Mỗi dịp Tết đến xuân về Cây vạn lộc là loại cây được ưa chuộng không chỉ bởi hình dáng đẹp mà còn bởi ý nghĩa phong thủy mang nhiều may mắn, nhiều tài lộc thịnh vượng cho năm mới.

Cây vạn lộc được đánh giá là dễ trồng và không mất nhiều công chăm sóc, mà để cây ở bất kì chỗ nào đặc biệt là trang trí trong dịp Tết đều gây được ấn tượng mạnh. Vậy cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

chăm sóc cây vạn lộc
Vạn Lộc là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích

Mục lục

  • 1. Cách trồng cây vạn lộc
  • 2. Chăm sóc cây vạn lộc
    • 2.1. Yêu cầu ánh sáng
    • 2.2. Nhiệt độ trồng cây vạn lộc
    • 2.3. Yêu cầu đất trồng
    • 2.4. Chế độ tưới nước
    • 2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây vạn lộc
  • 3. Ý nghĩa của cây Vạn Lộc 
  • 4. Những lưu ý khi trồng cây vạn lộc

1. Cách trồng cây vạn lộc

Cây Vạn Lộc là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ Thái Lan, Indonesia được du nhập vào nước ta nhiều năm trở lại đây. Do có cùng điều kiện khí hậu tương đồng mà cây phát triển khá tốt. Đây là cây thuộc dạng cây lá màu dễ trồng dễ sống và được ưa chuộng nhất trong số nhóm cây vạn niên thanh lá màu.

Có hai cách trồng cây vạn lộc: 

Cách thứ nhất là trồng theo cách thủy sinh bạn chỉ cần cho nước sạch vào bình, đặt nhẹ cây vạn lộc xuống và cho thêm sỏi chèn xung quanh. Lưu ý, cần rửa sạch rễ trước khi bỏ vào bình. 

Cách thứ hai là bạn có thể trồng trong đất bằng cách nhân giống thường được áp dụng là tách cây con khỏi bụi và đem trồng trong đất.

2. Chăm sóc cây vạn lộc

2.1. Yêu cầu ánh sáng

Cây vạn lộc có yêu cầu ánh sáng ở mức trung bình không quá gay gắt. Cây thích hợp trồng cạnh cửa sổ và trồng trong nhà. Nếu như nhiều ánh sáng quá cây sẽ xuất hiện hiện tượng cháy lá và đốm vàng dẫn đến khô héo và chết. Một tuần cần đem cây phơi nắng vào sáng sớm 1-2 lần, để cây cứng cáp, lá xanh đẹp hơn.

2.2. Nhiệt độ trồng cây vạn lộc

Cây vạn lộc thích hợp sống ở nơi có khí hậu mát khoảng 25 đến 35 độ C. Khi trồng bạn để chúng ở các vị trí râm mát, thường xuyên giữ đất ẩm để cây phát triển tốt, tránh ánh nắng trực tiếp.

chăm sóc cây vạn lộc tại nhà
Loài cây thu hút mọi ánh nhìn bởi màu sắc rực rỡ

2.3. Yêu cầu đất trồng

đất phải giàu dinh dưỡng tơi xốp có pha sơ dừa và tro trấu. Đất chứa các thành phần này sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu để cây sớm bén rễ, mau lớn. Nên bổ sung thêm phân bón lót trước khi trồng khoảng 10 ngày.

2.4. Chế độ tưới nước

Nếu trồng thủy sinh không cần tưới nước mà cần thay nước trong bình tuần 1 lần. Mỗi lần thay bạn chú ý rửa bộ rễ thật sạch rồi cắm lại vào bình đổ nước mới không nên ngập hết bộ rễ tránh làm cây bị ngột thở.

Nếu trồng trong chậu trong nhà, văn phòng thì nên tưới nước 2 lần 1 tuần là đủ. Nếu để ngoài trời 3 lần 1 tuần tưới nước vì lượng nước thoát ra cũng lớn hơn. Bạn có thể tưới nước bằng cách phun sương vào buổi sáng sớm và chiều muộn để cung cấp đủ lượng nước cho cây phát triển.

2.5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây vạn lộc

Cây Vạn Lộc có thể mắc một số bệnh như: thối lá, sâu ăn lá, phấn trắng…

Cách điều trị: Đầu tiên dùng kéo cắt sạch vùng bị thối, hoặc cắt sát tới phần cuốn lá. Tiếp theo, dùng nước rửa sạch cây, chỗ bị thối ( đối với cây trồng trong đất) hay súc rửa thay nước trong bình ( đối với cây vạn lộc trong nước). Cuối cùng là đem cây ra  phơi nắng để tiêu diệt các vi khuẩn. Lưu ý: nên phơi cây vào buổi sáng vào khoảng thời gian từ 7-9h.

Điều trị sâu hại có thể dùng thuốc diệt muỗi thay thế hoặc dùng khăn thấm cồn lau sạch đối với cây bị nhiễm phấn trắng. 

Bên cạnh đó do là thân thảo nên cây vạn lộc cũng là món ăn ưa thích của một số loài như ốc sên, cào cào và bọ rệp. Chính vì thế nên cải tạo đất và làm sạch sẽ trước khi trồng để loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất sẽ giúp cây được khỏe mạnh hơn.

cách chăm sóc cây vạn lộc
Vạn Lộc mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành

3. Ý nghĩa của cây Vạn Lộc 

Cây vạn lộc được trồng và nhân giống bằng cách tách chồi, cây con ra khỏi bụi và đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ và có độ ẩm tốt. 

Cây vạn lộc có nhiều màu sắc đẹp như đỏ, xanh, hồng, cẩm thạch và phía ngoài có viền màu xanh đẹp mắt. Hai loại cây vạn lộc được ưa chuộng hơn cả là cây vạn lộc lá đỏ và cây vạn lộc lá xanh. 

Cây vạn lộc có hoa màu trắng nhỏ khá đẹp. Hoa vạn lộc nếu trồng chăm sóc tốt có thể nở định kỳ 3 tháng 1 lần. Cây vạn lộc có thể trồng được trong nước hoặc trong đất đều phát triển tốt. Khi trồng trong nước ngoài việc có thể ngắm bộ lá đẹp thì bộ rễ trắng muốt cũng mang vẻ đẹp rất riêng cho loại cây này.

Bên cạnh mang lại cho không gian của bạn một màu sắc tươi trẻ, đầy sức sống thì cây vạn lộc còn mang ý nghĩa phong thủy:

  • Cây vạn lộc có ý nghĩa là may mắn và tài lộc. Do đó, cây Vạn Lộc thường được để trưng bày trong nhà, phòng làm việc, đặc biệt là trong dịp Tết, với mong muốn một năm mới may mắn, thịnh vượng.
  • Cây vạn lộc là biểu tượng cho sự may mắn, do đó, loài cây này thường được dùng làm quà tặng đầy ý nghĩa trong các dịp: mừng tân gia, thành lập công ty…như một lời chúc làm ăn phát đạt.
  • Ngoài công dụng trang trí và ý nghĩa phong thủy, cây vạn lộc còn có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Khi đặt cây trong nhà hay văn phòng, chúng sẽ hấp thụ các khí độc. Nhờ đó tạo ra nguồn sinh khí tươi mát, mang lại sức khỏe tốt cho con người
chăm sóc cây vạn lộc đúng cách
Với màu sắc nổi bật, Vạn Lộc mang lại không gian tươi mới cho không gian

4. Những lưu ý khi trồng cây vạn lộc

Khi trồng cây vạn lộc trong nhà bạn vẫn nên để cây đón ánh nắng tự nhiên 1 tuần/ lần. Khi cây có biểu hiện thân mềm đi và héo úa là do thiếu ánh sáng. Cách khắc phục là đặt chậu cây ra gần các khu cửa sổ khoảng 5 đến 7 giờ mỗi ngày, chúng sẽ nhanh khỏe trở lại.

Nếu bạn trồng cây vạn lộc trong nước thì khoảng 5 đến 7 ngày thay nước cho cây một lần. Mỗi lần thay cần rửa sạch các mảng rêu, bẩn, và cắt đi các rễ bị nhũn, thối. Điều này giúp cây mọc rễ mới, đồng thời tránh được các bệnh nấm trên thân cây hiệu quả.

Cây Vạn lộc sẽ gây ngứa nếu chẳng may dính phải nhựa cây bởi cây vạn lộc là nhóm cây họ Ráy. Họ này thường gây ngứa nổi mẩn cho con người khi chạm vào. Ngoài ra, nếu không may ăn phải có thể dẫn đến tình trạng bị rát lưỡi, ngứa họng, ảnh hưởng đến khoang miệng. Khi trường hợp này xảy ra, bạn nên súc miệng bằng nước ấm pha muối loãng để giảm bớt khó chịu. 

Hi vọng với những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại cây này. Bạn có thể mua cây vạn lộc về trồng để trang trí cho căn nhà trở nên sinh động và tươi đẹp khi Tết đang đến gần. Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế vườn rau hay vườn hoa, cây cảnh riêng cho gia đình mình mà chưa tìm kiếm được đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế vườn rau hiệu quả, chuyên nghiệp hãy liên hệ với My Garden, chắc chắn sẽ không làm quý khách phải thất vọng

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

  • CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

  • CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Tư vấn khảo sát công trìnhTư vấn kỹ thuật trồng câyTư vấn sản phẩm

Có thế bạn quan tâm :

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bình luận

Tên

Email

Trang web

Từ khóa » Cách Làm Cây Vạn Lộc Ra Hoa