Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Lộc Mang Lại May Mắn - Hoa đẹp

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây vạn lộc là loại cây phong thuỷ mang lại may mắn tài lộc cho gia chủ, người ta quan niệm rằng cây sẽ mang vượng khí tốt cho gia chủ, xua đuổi tà khí xấu. Về mặt khoa học thì cây vạn lộc là loại cây để trong nhà có tác dụng lọc CO2 và các khí bụi mịn, khí thải từ các thiết bị máy móc như máy in, máy photo… giúp không gian sống của bạn trong sạch hơn. Bài viết này mình cùng tìm hiểu về loài cây vạn lộc này nhé.

Tên gọi, nguồn gốc của cây vạn lộc

Cây vạn lộc là một trong những loại cây cảnh nội thất, cây phong thuỷ được ưa chuộng bởi lá cây có màu đỏ – màu tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Cái tên vạn lộc khiến bất cứ ai lần đầu nghe thấy cũng đều cảm thấy ấn tượng và mong muốn được sở hữu. Ngoài cái tên thông dụng đó ra thì thông tin về cây vạn lộc gồm có:

  • Tên gọi khác: Bên cạnh tên thường gọi là cây vạn lộc, loài cây này còn có tên khác là cây thiên phú.
  • Tên khoa học của cây vạn lộc: Aglaonema rotundum pink, loài cây này thuộc họ Ráy (Araceae)
  • Nguồn gốc: cây vạn lộc có nguồn gốc từ các nước như Indonesia, Thái Lan sau đấy được du nhập vào thị trường Việt Nam và ngày càng được yêu thích.
cay-van-loc-1

Hình ảnh cây vạn lộc đỏ được trồng trong chậu sứ nhỏ xinh vô cùng bắt mắt

Xem thêm các loại cây cảnh khác:

  • Cây cỏ đồng tiền
  • Cây si

Đặc điểm của cây vạn lộc

Cây vạn lộc mới được  du nhập vào Việt Nam trong một và năm trở lại đây và chỉ trong thời gian ngắn, cây đã tạo được vị trí, dấu ấn riêng trong lòng người yêu cây cảnh nội thất, cây phong thuỷ. Để tìm một chậu cây vạn lộc để bàn nhỏ xinh không quá khó khăn khi bạn tới bất cứ cửa hàng cây cảnh nội thất hay thậm chí những chợ truyền thống cũng có thể gặp loài cây này.

  • Cây vạn lộc có kích thước, hình dáng đa dạng với chiều cao trung bình từ 30-70cm. Thân cây vạn lộc không phân nhánh, mọc thẳng từ rễ lên. Chúng có màu xanh tươi tắn trông rất bắt mắt.
  • Lá cây vạn lộc khá to, mỏng có hình bầu dục nhọn ở phần đầu và vô cùng sặc sỡ sắc màu. Ở giữa lá có màu hồng đỏ được nhấn nhá bởi những đốm xanh. Viền lá là những sọc xanh kéo dài từ đầu tới ngọn. Chính bởi đặc điểm này mà người ta còn gọi là vạn lộc lá đỏ.
  • Rễ cây vạn lộc thuộc loại rễ chùm, rễ khoẻ, phát triển tốt trong điều kiện đất trồng tơi xốp, giàu mùn.
  • Hoa của cây vạn lộc này rất đặc biệt. Nó gần giống với hoa của cây phú quý. Hoa vạn lộc được bao bọc bởi chiếc lá non xanh mơn mởn bên ngoài, ở bên trong là búp hoa màu trắng tinh khiết dạng hình trụ. Tuy nhiên chúng ta ít thấy hoa bởi thường những cây khoẻ, có tuổi đời khá già mới có thể cho hoa.
  • Cây vạn lộc có tốc độ sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh nên dễ chăm sóc. Ngoài ra, cây ưa môi trường bóng râm với nhiệt độ trung bình và độ ẩm thấp, rất thích hợp trồng trong nhà làm cây cảnh nội thất.
cay-van-loc-de-ban-dep-a12

Cây vạn lộc với màu sắc vô cùng tươi tắn làm bừng sáng một góc phòng

Phân biệt cây vạn lộc và cây phú quý

Có một loại cây nội thất khác cũng có lá màu đỏ khá giống với cây vạn lộc có tên gọi là cây phú quý. Chắc chắn rằng rất người lần đầu nhìn thấy 2 loại cây này sẽ có sự nhầm lẫn 2 loại là 1. Và không ít người đã không thể phân biệt được cây vạn lộc và cây phú quý bởi nhìn xa thì hai loài này khá giống nhau về cả hình dáng lẫn màu sắc. Sau đây mình sẽ nêu cách đặc điểm khác nhau giúp các bạn phân biệt được hai giống cây này.

Cây vạn lộc Cây phú quý
Màu sắc – Lá cây có màu xanh ở viền lá và ở giữa là màu đỏ hồng và có các đốm xanh nho nhỏ làm điểm nhấn

-Thân cây có màu xanh

-Lá cây có màu xanh chủ đạo. Viền lá hai bên là những sọc nhỏ màu hồng đỏ. 

-Thân cây có màu đỏ

Hình dáng Lá cây to và mặt lá có hình gợn sóng, in rõ các gân lá Lá cây nhỏ và dài. Mặt lá trơn, căng bóng và ít thấy gân lá
cay-van-loc-9

Hình ảnh cây vạn lộc và cây phú quý khi đặt cạnh nhau thì thấy rõ sự khác biệt

Ý nghĩa của cây vạn lộc trong phong thuỷ

Cây vạn lộc có màu sắc rực rỡ, thu hút người yêu hoa, cây cảnh từ những cái nhìn đầu tiên. Thêm vào đấy là kích thước đa dạng, ít sâu bệnh, dễ trồng, dễ chăm sóc nên cây rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh trang trí nội thất.

  • Bên cạnh đó, cây còn có khả năng thanh lọc không khí, điều hòa môi trường rất tốt. Màu xanh và đỏ của lá hòa quyện với nhau còn giúp người ta thư giãn đầu óc, giảm áp lực sau những giờ làm việc căng thẳng
  • Ngoài ra, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của cây vạn lộc thông qua cái tên của nó. Vạn lộc có nghĩa là rất nhiều lộc lá, tài lộc. Vì vậy, trồng loài cây này trong nhà không chỉ để trang trí mà còn để thu hút vượng khí, mang nhiều may mắn, tài lộc đến cho ngôi nhà giúp gia chủ ổn định cuộc sống, làm ăn phát đạt.

Với nhiều ý nghĩa như trên, đây cũng là một sự lựa chọn tốt cho những ai đang băn khoăn không biết nên chọn quà gì nhân dịp đặc biệt. 

cay-van-loc-dep-12a

Cây vạn lộc làm quà tặng tân gia, thăng chức,… vô cùng ý nghĩa

Cây vạn lộc trong phong thủy 

Là một trong những loại cây cảnh để bàn được ưa chuộng, cây vạn lộc thường được quan tâm nhiều nhất ở các chủ đề hợp mệnh gì, có ý nghĩa gì trong phong thuỷ.

Cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Theo các chuyên gia phong thủy, cây vạn lộc cực kì hợp với người mệnh Hỏa. Bởi lá cây có màu xanh – là màu tương sinh của mện Hoả và màu đỏ – màu tương hợp. Gia chủ có mệnh Hỏa trồng loài cây này trong nhà với hy vọng sẽ có nhiều bước tiến trong sự nghiệp và tình duyên. Giúp hóa giải được nhiều điềm, từ dữ hóa lành. Ngoài ra còn giúp cây phát huy tối đa được khả năng thu hút vượng khí, mang lại nhiều may mắn cho gia đình.

Cây vạn lộc ra hoa có ý nghĩa gì?

Thường rất ít khi thấy cây vạn lộc ra hoa. Để cây có hoa thì cần chăm sóc trong điều kiện đặc biệt phù hợp với cây và cây đủ già, đủ trưởng thành để có thể cho hoa. Bởi vậy vì hoa vạn lộc rất hiếm nên người ta tin rằng nó tượng trưng cho may mắn. Vậy nên nếu thấy hoa mọc ở cây vạn lộc thì đừng lo lắng bởi đây chính là dấu hiệu thông báo cho những tin vui sắp tới của gia đình. Có thể sắp tới bạn sẽ được thăng tiến trong công việc hay các mối quan hệ trong nhà và xã hội có những đà phát triển tốt đẹp đấy.

cay-van-loc-dep-14aa

Hình ảnh cây vạn lộc được ghép tiểu cảnh cùng với cây phát tài và cẩm nhung rất đẹp

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc

Cây vạn lộc là một loại cây thuộc họ Ráy nên rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Chúng ưa bóng râm, thích ánh nắng nhẹ. Khi trồng và chăm sóc cây vạn lộc này bạn cần lưu ý một số điểm như dưới đây.

Cách trồng cây vạn lộc

Cây vạn lộc được trồng và nhân giống bằng cách tách chồi, cây con ra khỏi bụi cây mẹ và đem gieo trồng trong điều kiện mát mẻ và có độ ẩm tốt. Với việc trồng thủy sinh không nên thay nước quá nhiều. Mỗi lần thay bạn chú ý rửa bộ rễ cây vạn lộc thật sạch rồi cắm lại vào bình đổ nước mới không nên ngập hết bộ rễ tránh làm cây bị ngộp.

Với việc trồng cây vạn lộc trong chậu đất bạn cần chú ý khâu chọn đất và làm đất sao cho thật tơi xốp và bổ sung thêm phân bón lót trước khi trồng khoảng 10 ngày. Do cây trồng trong nhà, nên khâu xử lý đất trồng sạch sâu bệnh hại, nấm bệnh khá quan trọng giúp cây vạn lộc có thể khoẻ mạnh, phát triển tốt. Một cách khá đơn giản xử lý đất trồng nó là bạn trộn thêm vôi bột rồi đem trồng hoặc có thể ủ một thời gian thì càng tốt.

Do cây vạn lộc có yêu cầu ánh sáng trung bình, thường chỉ chịu được độ chiếu sáng tối đa 40% nên nếu như vượt qua ngưỡng này thì sẽ xuất hiện hiện tượng cháy lá và đốm vàng dẫn đến khô héo làm mất thẩm mỹ của cây.

Khi có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ thì cây vạn lộc sẽ bị căng thẳng dẫn đến việc phát triển kém.  

Cay-Van-Loc-la-do-1aa

Cách chăm sóc cây vạn lộc

Cây vạn lộc ra thuộc loại khá dễ chăm sóc, mỗi cách trồng cây sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Cây trồng trong nước (thuỷ sinh) sẽ có chế độ chăm khác với cây trồng đất. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm cây vạn lộc khi trồng bằng 2 phương pháp đó.

Đối với cây vạn lộc trồng trong đất

  • Ánh sáng: Cây vạn lộc là loài cây ưa bóng râm. Vì vậy không nên để cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nên để cây ở những nơi như trong phòng, hoặc ban công có mái che. Tuy nhiên, lá cây vạn lộc có hai sắc tố đỏ và xanh, để nó tổng hợp được tốt hai sắc tố này thì cũng phải thường xuyên cho nó ra tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vậy nên tôi có một lưu ý nho nhỏ ở đây là bạn nên đưa cây ra ngoài trời phơi nắng tối thiểu tuần 1 lần vào buổi sáng 8-10h 6h và để cây phơi nắng khoảng độ 1 tiếng để kích thích quá trình quang hợp của cây
  • Nhiệt độ: Cây ưa môi trường có nhiệt độ không lạnh cũng không được nóng quá, khoảng từ 20-29ºC
  • Nước tưới: cây vạn lộc là loại cây có khả năng hút nước mạnh mẽ, đối với cây trồng ở ban công hay nơi có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bạn nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn hàng ngày để cung cấp đủ lượng nước cho cây vạn lộc phát triển. Còn đối với cây vạn lộc trồng trong nhà thì tốc độ bốc hơi nước sẽ diễn ra chậm hơn do vậy cây sẽ cần số lần tưới nước ít hơn. Bạn chỉ nên tưới khi thấy đất bề mặt chậu hơi khô se lại và tưới chậm rãi, từ từ sao cho nước vừa tới được đáy chậu rỉ 1 chút ra ngoài thì dừng lại là tốt nhất.
  • Phân bón: Nên ưu tiên sử dụng phân hữu cơ để giúp đất tươi xốp hơn. 

Đối với cây vạn lộc thủy sinh

Cách chăm sóc của cây vạn lộc thủy sinh thì gần giống với trồng trong đất. Chỉ khác ở chỗ, đối với cây thủy sinh thì bạn không phải tưới nước mà cần thay nước cho cây. Để bộ rễ cây vạn lộc khoẻ, có màu trắng đẹp thì bạn nên thay nước tối thiểu 1 lần 1 tuần, nếu thay nước thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nước bị hôi thối sẽ làm hư bộ rễ và xấu hơn nữa là sẽ gây chết cây.

cay-canh-van-loc-thuy-sinh-1a

Hình ảnh cây vạn lộc thuỷ sinh vô cùng cuốn hút với những chiếc là đỏ

Sâu bệnh hại của cây vạn lộc

Những bệnh hại cây vạn lộc thường xảy ra ở thân và rễ của chúng và thường do một số loại vi khuẩn như Erwinia carotovora hoặc nấm lęgniowe tấn công. Bệnh nguy hiểm nhất là loại bệnh gây héo thân cây vạn lộc khiến thân chuyển sang màu đen và bị thối rữa dần. Bệnh này gây ra bởi loại nấm mang tên Fusarium gây ra. Với những loại sâu bệnh này bạn cần chú ý chăm sóc để phát hiện kịp thời.

Bên cạnh đó do là thân thảo nên cây vạn lộc cũng là món ăn ưa thích của một số loài như ốc sên, cào cào và bọ dệp. Chính vì thế nên cải tạo đất và làm sạch sẽ trước khi trồng để loại bỏ các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất sẽ giúp cây được khỏe mạnh hơn.

Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cây vạn lộc, nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thêm về kỹ thuật các bạn có thể liên hệ tới số hotline: 0985.226.782

cay-van-loc-7

cay-van-loc-dep-2a

cay-van-loc-2

Hình ảnh cây ngọc ngân khá giống với cây vạn lộc nên nhiều người gọi nó là vạn lộc lá xanh

cay-van-loc-4

Cây ngọc ngân có những chiếc là với hình dạng và đốm lá giống với cây vạn lộc, chỉ khác mỗi màu sắc nên nhiều người gọi nó là vạn lộc lá xanh để phân biệt với cây vạn lộc lá đỏ

Từ khóa » Cây Vạn Lộc Thái