Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vối Hiệu Quả Cao - Hoa đẹp
Có thể bạn quan tâm
Nói đến cây vối chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới một thứ nước dân dã được nhiều người yêu thích, ngon miệng và dễ uống, nó được hãm từ lá vối và nụ vối. Loại nước này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kích thích tiêu hóa thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, chống đầy bụng. Đây là một thứ đồ uống dân dã, rất thông dụng ở những vùng thôn quê, nước vối dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh. Để hiểu rõ hơn về công dụng, đặc điểm hay cách trồng cây vối, hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ ở bài viết dưới đây nhé.
- Tên khoa học là Cleistocalyx operculatus
- Họ: Sim (Myrtaceae)
Nguồn gốc: cây mọc nhiều ở những vùng nhiệt đới còn ở nước ta cây vối thường mọc hoang dã hay được trồng nhiều ở miền Bắc.
Xem thêm: Cây mẫu tử, Cây hoa lưu ly
Đặc điểm nổi bật của cây vối
Cây vối là cây thân gỗ nhỏ chiều cao trung bình chỉ khoảng chừng 5-6m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm nếu được chăm sóc cẩn thận trong môi trường thích hợp. Lá vối thuôn dài, nhọn ở phần đầu, phiến lá vối dai, khá cứng, cuống lá dài khoảng 1-1,5cm. lá vối có 2 loại là lá vối nếp và lá vối tẻ, lá có màu xanh mát mắt, thường thì lá vối tẻ sẽ có kích thước to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc có thể lớn hơn bàn tay người, lá có dạng hình thoi mà xanh thẫm.
Hoa vối gần như không có cuống hoa, hoa thường mọc và nở thành từng chùm nhìn rất đẹp mắt, hoa chủ yếu nở nhiều vào mùa xuân nhưng cũng có những hoa nở muộn vào đầu hè. Hoa vối có màu lục nhạt, có khi là màu trắng tinh khôi đặc biệt, lá, cành non và những nụ vối có mùi thơm rất dễ chịu, nhất là nụ vối có lẽ vì thế nó trở thành một thức uống “gây nghiện” co con người.
Quả vối xuất hiện nếu như hoa được bung nở hết cánh, quả có màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát có khi nhặng đắng. Quả vối có hình trứng, đường kính trung bình từ 7-12mm, khi quả chín nó có mày tím sẫm, bên trong có chứa dịch.
Tác dụng của cây vối
Cây vối nói chung hay lá vối nói riêng có khá nhiều tác dụng, đặc biệt là lá vối, trong lá vối chứa chất tanin có tác dụng đặc biệt trong việc bảo vệ và chống lại các chất kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc của ruột, không chỉ thế tinh dầu vối còn chứa một số chất kháng sinh nên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, lá vối còn có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng, loét dạ dày hay các bệnh viêm nhiễm ngoài da…
Theo kinh nghiệm dân gian của cha ông ta xưa kia thì lá vối tươi đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn hẳn so với lá đã được phơi khô, nấu lá vối tươi uống nước sẽ trị được những bệnh như bỏng, viêm gan, vàng da, viêm da ngứa, lở loét…hoặc có thể vò nát là vối tươi hoặc nấu để gội đầu chữa bệnh chốc lở cũng rất hiệu quả.
Nước vối được sử dụng như một thứ nước uống giải khát, thanh nhiệt cho những ngày nắng nóng, nếu được nhâm nhi một cốc nước vối đá con người ta sẽ cảm thấy mát mẻ, thoải mái hơn rất nhiều. Nước vối còn có tác dụng lợi tiểu, làm mát không chỉ dùng trong mùa hè, quanh năm uống nước vối cũng không có vấn đề gì nhé. Nước vối có mày đỏ nâu nhạt, ướng vào lại có vị đắng nhẹ nhưng sau mới thấm vị ngọt, hương thơm ngai ngái.
Theo nghiên cứu, sau khi uống trà nụ vối liên tục trong vòng 3 tháng thì những người bệnh đang bị tiểu đường sẽ giảm được lượng đường huyết đáng kể. Nó không chỉ hạn chế đường huyết tăng lên sau ăn mà còn hỗ trợ ổn định đường huyết, phòng ngừa những biến chứng đái tháo đường khi muốn điều trị lâu dài. Bên cạnh đó lá vối còn kết hợp với một số loại lá khác được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh như bị đau bụng đi ngoài, viêm đại tràng hay các chứng đầy bụng khó tiêu…
Cách trồng và chăm sóc cây vối
Cây vối có thể trồng quanh năm nhưng có lẽ thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa hoặc vào mùa xuân, đây là thời điểm cây có khả năng sống cao và phát triển nhanh nhất.
Đất trồng cây vối phải là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và đặc biệt loại đất trồng này phải có khả năng thoát nước tốt để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.
Ta cũng không cần phải chăm sóc cây vối quá nhiều vì cây có tốc độ phát triển nhanh chóng, khả năng thích nghi với môi trường nhanh. Vối là loại cây ưa nắng nên trồng ở những nơi nhiều ánh sáng cây sẽ phát triển nhanh nhất, đồng thời ta cũng nên tưới nước ngày 2 lần cho cây nhất là khi cây vối còn nhỏ, nó sẽ cần nhiều nước hơn để tổng hợp chất dinh dưỡng ra lá.
Sau khi lấy nụ vối hay sau khi lấy lá ta nên bón phân cho cây vối để cây phát triển trở lại.
Từ khóa » Cách Trồng Cây Vối Bắc
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vối Trong Sân Vườn
-
Đặc điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vối - Báo Khuyến Nông
-
Cách Trồng Cây Vối Trong Chậu Tại Nhà - Vườn Sài Gòn
-
Cách Trồng Cây Lá Vối Bằng Cành, Lá, Cây Giống, Chiết Cây Trồng Chậu
-
Cách Trồng Cây Lá Vối đơn Giản Tại Nhà Bằng Cành, Hạt, Cây Giống
-
Cây Vối - Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Vối Luôn Xanh Tốt
-
CÁCH TRỒNG CÂY VỐI NẾP TRONG CHẬU
-
TRỒNG CÂY VỐI BẮC CÓ TÁC DỤNG GÌ?
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Vối - Khoa Học
-
Cách Trồng Cây Vối Trong Chậu Tại Nhà, Kỹ Thuật ... - KtsVanLam
-
Cây Vối: Đặc điểm, Tác Dụng Và Cách Trồng - Eva
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Vối Nếp - Ba Vì
-
Cách Trồng Cây Lá Vối Bằng Cành, Lá, Cây Giống, Chiết Cây Trồng Chậu
-
Cây Vối Bắc