Cách Trồng Và Chăm Sóc Giống Hoa Oải Hương Lavender Phù ...

Hoa Oải Hương Lavender là giống hoa có xuất xứ từ Địa Trung Hải, được trồng nhiều tại vùng Provence, nước Pháp. Nhiều người vẫn nghĩ cây hoa Oải Hương là loại hoa khó trồng, khó chăm sóc nhưng trong điều kiện thích hợp như ở Việt Nam thì hoa Oải Hương vẫn có thể phát triển rất khỏe mạnh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để học cách trồng và chăm sóc Hoa Oải Hương một cách dễ dàng nhé!

Hoa Oải Hương có nguồn gốc ở Địa Trung Hải nhưng rất thích hợp trồng ở Việt Nam

 

CHỌN GIỐNG HOA OẢI HƯƠNG

 

Một số giống hoa Oải Hương phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam như English Lavender, Lavadins, Spanish Lavender… để quá trình trồng và chăm sóc dễ dàng hơn.

Hạt giống hoa Oải Hương

 

CHỌN ĐẤT TRỒNG HOA OẢI HƯƠNG

 

Hoa Oải Hương thích hợp với môi trường đất xốp, không quá ẩm ướt. Vì vậy bạn nên chọn loại đất cát trung tính hoặc hơi kiềm và trồng cây trong những chiếc chậu có nhiều lỗ thoát nước bên dưới.

Hoa Oải Hương thích hợp với môi trường đất xốp, không quá ẩm ướt

 

CÁCH TRỒNG HOA OẢI HƯƠNG TRONG CHẬU

 

1. Gieo hạt

Ngâm hạt giống cây Hoa Oải Hương trong nước khoảng 12 tiếng, sau đó tiếp tục ngâm nước với vài giọt Gibberellin (chất kích thích sinh trưởng) thêm 2 giờ nữa.

Gieo hạt giống Hoa Oải Hương vào chậu

 

Bước tiếp theo cho đất vào chậu, sang bằng rồi tưới một chút nước cho đất hơi ẩm, bạn gieo hạt giống đều khắp bề mặt chậu rồi phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 0,2 cm. Cuối cùng là phủ lên trên một lớp cỏ sạch hoặc phim nhựa để giữ ẩm cho chậu gieo.

Cho đất vào chậu

Lưu ý: Để hoa Oải Hương phát triển tươi tốt, bạn nên gieo trồng vào thời điểm mát mẻ, nhiệt độ trời rơi vào khoảng 18 – 24 độ C. Nếu ở Đà Lạt và Sapa thì bạn có thể trồng quanh năm, còn ở các tỉnh khác thì bạn nên gieo vào mùa thu (đối với miền Bắc) và gieo khoảng tháng 11 – tháng 12 (đối với miền Nam).

 

2. Cách trồng 

Để giữ ẩm cho đất, bạn nên tưới nước khoảng 2 lần một ngày nhưng không nên tưới quá nhiều, bởi cây hoa Oải Hương không ưa môi trường ẩm ướt; đồng thời sự ẩm ướt cũng sẽ kích thích sâu bệnh sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ hơn.

Cây con hoa Oải Hương

Sau một thời gian gieo trồng, khi mầm hoa Oải Hương đã dài khoảng 5 – 10 cm thì bạn nên chia các cây con ra nhiều chậu khác nhau để tạo môi trường thông thoáng cho cây phát triển một cách hoàn thiện. Để chuyển chậu, bạn nên thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ mới của cây con.

Cây con Hoa Oải Hương phát triển

Nhớ đặt các chậu hoa Oải Hương ở nơi ấm áp, thoáng khí nhưng tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Có một mẹo hay là bạn có thể trùm một chiếc túi nhựa lên từng chậu cây để tạo hiệu ứng nhà kính, vừa đảm bảo nhiệt độ, lại vừa giữ ẩm cần thiết cho hoa phát triển.

 

CÁCH CHĂM SÓC HOA OẢI HƯƠNG

Bạn chỉ cần tưới nước hàng ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho đất, tuy nhiên chỉ cần tưới một lượng nước phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể, nếu không, cây sẽ rất dễ bị chết úng (Nên tưới vào buổi sáng và tưới quanh khu vực quanh gốc, tránh làm rập lá tạo điều kiện cho môi trường sâu bệnh sinh trưởng và phát triển).

 

Chậu hoa Oải Hương tuyệt đẹp

Cây hoa Oải Hương chịu khắc nghiệt tốt, ít cần dinh dưỡng. Tuy nhiên để hiệu quả bạn nên bón bột xương trên mặt đất ba tháng một lần. Các cây hoa Oải Hương con thì bón phân (20 – 20 – 20), cây hoa Oải Hương trưởng thành bón hoa (20 – 30 – 20).

 Các bạn có thấy việc trồng và chăm sóc giống hoa Oải Hương thật dễ dàng và đơn giản đúng không nào? Hãy làm theo các bước mà chúng tôi đã chia sẻ, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

 

Chúc các bạn gieo trồng thành công!

Từ khóa » Hạt Giống Hoa Oải Hương đà Lạt