Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc đúng Kỹ Thuật, Bội Thu Vụ Tết - Sfarm
Có thể bạn quan tâm
Hoa cúc tượng trưng cho sự trường thọ, lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. Chính vì lẽ đó nên hoa cúc vàng rất được ưa chuộng trong những dịp lễ, Tết. Trong bài viết này SFARM chia sẻ đến bạn cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật với phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,… Xem ngay!
- Hoa cúc là hoa gì? Nguồn gốc hoa cúc
- Đặc điểm của hoa cúc
- Điều kiện sinh trưởng, phát triển của hoa cúc
- Nhiệt độ
- Thời gian chiếu sáng
- Độ ẩm
- Các loại hoa cúc phổ biến hiện nay
- Ý nghĩa hoa cúc
- Công dụng của hoa cúc
- Cách trồng hoa cúc vàng đón vụ Tết
- Thời vụ
- Chuẩn bị
- Kỹ thuật trồng hoa cúc bằng cách giâm cành
- Kỹ thuật trồng hoa cúc bằng cách gieo hạt
- Chăm sóc cây hoa cúc vàng nở hoa đúng Tết
- Tưới nước
- Phân bón hoa cúc
- Cách chiếu sáng bổ sung
- Kỹ thuật bấm tỉa ngọn, nụ phụ và nụ chính
- Làm cọc, giàn
- Phòng từ sâu, bệnh hại
- Sâu hại
- Bệnh hại
- Thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch
- Bảo quản
- Tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu
- Tiêu chuẩn đóng gói nội địa
- Cách điều chỉnh hoa nở đúng dịp Tết
- Mẹo chưng hoa cúc tươi tốt, lâu tàn
Hoa cúc là hoa gì? Nguồn gốc hoa cúc
Cây hoa cúc vàng, tên tiếng Anh là Chrysanthemum, có nguồn gốc từ loài hoa dại thuộc họ Cúc ở Trung Quốc và Nhật Bản. Loại hoa này đã được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ XV.
Hoa cúc vàng là loại cây thân thảo nhỏ, thân mềm, có nhiều nốt giòn dễ gãy, mọc theo dạng đứng hoặc bò. Thân cây chứa nhựa mủ màu trắng. Lá cây xanh đậm, mọc so le, có dạng xẻ thùy lông chim và mặt dưới lá phủ một lớp lông tơ mỏng.
Trong văn hóa Việt Nam, hoa cúc vàng nằm trong bộ “Tứ quý” gồm Tùng, Cúc, Trúc, Mai hoặc Mai, Lan, Cúc, Trúc. Loài hoa này tượng trưng cho sự thanh cao và sức sống mãnh liệt, dễ thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu. Nhờ vậy, cúc vàng được trồng phổ biến ở nhiều khu vực như Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Việt Nam, hoa cúc vàng có thể được trồng quanh năm.
Đặc điểm của hoa cúc
Hoa cúc vàng rất đa dạng về loài, có cả hoa đơn tính và lưỡng tính, với cánh hoa xếp thành một vòng hoặc nhiều vòng chồng lên nhau. Hoa thường nở ở đỉnh thân hoặc đầu cành. Một cây cúc vàng có thể mọc hoa đơn lẻ hoặc phân nhánh, tạo ra nhiều bông với những nụ nhỏ bao quanh. Điểm đặc trưng của loài hoa này là sắc vàng rực rỡ.
Kích thước hoa cũng rất phong phú, đường kính dao động từ 3-7cm tùy loại. Tại Việt Nam, hai loại hoa cúc vàng phổ biến nhất là cúc vàng to (cúc đại đóa) và cúc vàng nhỏ.
Điều kiện sinh trưởng, phát triển của hoa cúc
Nhiệt độ
Hoa cúc thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 15-23 độ C và có thể chịu được nhiệt độ trong ngưỡng cho phép từ 10-35 độ C. Đặc biệt, cây cúc ở giai đoạn cây con cần nhiệt độ cao hơn các giai đoạn khác
Thời gian chiếu sáng
Hoa cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm ưa lạnh, khí hậu mát mẻ. Hầu hết các giống hoa cúc trong giai đoạn sinh trưởng cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ. Nhưng đặc biệt vào giai đoạn ra hoa cần ánh sáng ngày ngắn hơn 10-11 giờ
Độ ẩm
Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt 60-70% và độ ẩm không khí nằm trong khoảng 55-65%
Các loại hoa cúc phổ biến hiện nay
Cúc vàng to (Cúc đại đóa vàng)
Cúc vàng đại đóa có bông to, hình cầu khi nở và thường có mùi thơm nhẹ. Hoa thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Một số giống phổ biến gồm cúc vạn thọ vàng và cúc đại đóa vàng.
Cúc vàng nhỏ (Cúc sao băng, cúc đồng tiền)
Cúc vàng nhỏ có cánh hoa dài và thon, khi nở hoa xòe rộng lộ ra phần nhụy. Một số loại phổ biến là cúc chi, cúc đồng điền, cúc sao băng và cúc mặt trời.
Cúc mai vàng
Cúc mai vàng có cánh hoa hình bầu dục và hướng ra ngoài. Màu hoa tươi sáng, thường được dùng trang trí nhà cửa, cửa hàng để mang tài lộc, đồng thời cũng sử dụng trong các lễ cúng.
Cúc kim cương vàng
Hoa cúc kim cương vàng có hình dáng và màu sắc đẹp mắt, là một lựa chọn phổ biến trong trang trí hoa.
Cúc lưới vàng
Cúc lưới vàng có đặc điểm nổi bật với những cánh hoa mảnh, dễ dàng nhận diện trong các vườn hoa.
Ý nghĩa hoa cúc
Hoa cúc vàng mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình, đặc biệt vào dịp Tết. Màu vàng tươi sáng của hoa sẽ làm ngôi nhà thêm rạng rỡ, thu hút vận may và thịnh vượng.
Hoa cúc cũng là biểu tượng của sự trường thọ. Với sức sống mãnh liệt, hoa cúc trang trí ngày Tết thể hiện ước mong cho một năm mới an lành, khỏe mạnh và sống lâu.
Hoa cúc vàng còn gắn liền với câu chuyện về sự hiếu thảo. Trang trí hoa cúc vào Tết là cách thể hiện tình cảm của con cái dành cho cha mẹ, cầu chúc cha mẹ luôn mạnh khỏe và bình an.
Cuối cùng, hoa cúc vàng cũng tượng trưng cho sự thanh cao, quyền quý. Việc trang trí hoa cúc vào Tết mang ý nghĩa mong muốn gia đình luôn giàu sang và phú quý.
Công dụng của hoa cúc
Hoa cúc vàng không chỉ đẹp và mang ý nghĩa phong thủy, mà còn có nhiều công dụng hữu ích trong y học. Nghiên cứu cho thấy hoa cúc vàng chứa chất chống oxy hóa và tinh dầu giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, nghẹt mũi và làm dịu kích ứng hiệu quả.
Ngoài ra, hoa cúc vàng còn giúp làm sáng da và giảm sưng viêm do mụn. Hoa cúc vàng cũng được sử dụng để pha trà, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà hoa cúc giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi và hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn. Thêm vào đó, trà này còn giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi cần thiết.
Trang trí không gian sống
Với màu sắc tươi sáng, hoa cúc vàng là lựa chọn lý tưởng để trang trí trong nhà. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa cũng giúp thanh lọc không khí, mang lại cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng.
Làm trà hoa cúc
Trà hoa cúc có nhiều lợi ích sức khỏe, như giải nhiệt, mát gan và điều trị mất ngủ. Uống trà hoa cúc là cách đơn giản để cải thiện sức khỏe.
Sử dụng trong y học
Hoa cúc vàng chứa tinh dầu, vitamin A, B1 và các dưỡng chất khác, giúp hỗ trợ điều chế các loại thuốc trong y học.
Cách trồng hoa cúc vàng đón vụ Tết
Thời vụ
Để cây đạt năng suất, chất lượng hoa tốt và thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên Đán nên trồng hoa cúc vàng trong những ngày tháng 10 Âm lịch, chậm nhất là 25/10 Âm lịch
Chuẩn bị
Đối với trang trại
Nhà che
Để cây có môi trường phát triển tốt nhất thì chúng ta nên trồng hoa cúc ở trong nhà, lán có mái che
Chọn và chuẩn bị đất trồng
Đất thích hợp cho trồng hoa cúc là đất thịt, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm; độ pH từ 6 – 7.
Đất trồng cúc cần được cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước, giữ phân tốt. Trước khi trồng 10 – 12 ngày lên luống cao 20 – 30 cm, bón phân lót. Vì cúc trồng với mật độ dày nên bón đều trên mặt luống.
Phân bón lót gồm phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ 3 – 4 tấn, supe lân 100 kg cho 1.000 m2, trộn đều với đất, sau đó dùng ni lông che lại để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng mới bỏ ra.
Đối với trồng chậu
Chậu trồng
Tùy thuộc vào mục đích trưng bày chậu hoa cúc vàng vào dịp Tết. Có rất nhiều loại chậu phù hợp, thông thường sẽ sử dụng chậu có kích thước 30x20x15cm (chiều cao x đường kính miệng chậu x đường kính đáy)
Giá thể trồng
Cây cúc sinh trưởng, phát triển tốt khi đất trồng tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, đặc biệt sạch nấm bệnh và vi khuẩn. Do đó, có thể chọn một trong hai cách sau
- Sử dụng đất ủ trồng cây với đầy đủ dinh dưỡng, hệ vi sinh vật có lợi cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Chính là đất trồng hoa kiểng SFARM
- Hoặc phối trộn đất trồng theo công thức phối trộn lý tưởng sử dụng là phối trộn 2 đất trồng cây : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 3 mụn dừa
Kỹ thuật trồng hoa cúc bằng cách giâm cành
Giâm cành là một phương pháp hiệu quả giúp cây con phát triển tốt nhờ thừa hưởng đặc tính từ cây mẹ. Để giâm cành đúng cách, bạn cần chuẩn bị các bước sau:
- Đất: Chọn đất tơi xốp, giàu mùn và thoát nước tốt. Trước khi giâm cành, bạn nên xử lý đất để diệt nấm và vi khuẩn, tránh ảnh hưởng đến cây con.
- Thời gian giâm cành: Mặc dù có thể giâm cành quanh năm, nhưng mùa xuân là thời điểm lý tưởng vì thời tiết ấm áp và độ ẩm cao, giúp cây không bị thiếu nước.
- Chọn cành giâm: Chọn cành khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh. Tránh chọn cành quá non hoặc quá già vì chúng sẽ thiếu dinh dưỡng, khiến cây con phát triển chậm và hoa nhỏ.
- Thực hiện giâm cành: Cắt cành theo góc 30 độ để tăng diện tích tiếp xúc. Sau đó, nhúng phần cắt vào dung dịch kích thích mọc rễ. Đặt cành vào nơi có mái che, tưới nước thường xuyên. Rễ sẽ phát triển trong khoảng 2-4 tuần.
Kỹ thuật trồng hoa cúc bằng cách gieo hạt
Với phương pháp này, bạn không cần phải áp dụng kỹ thuật phức tạp nhưng vẫn có thể trồng hoa cúc vàng khỏe mạnh.
- Chọn hạt giống: Hãy chọn hạt giống to, đều, mẩy và không bị côn trùng tấn công.
- Xử lý hạt giống: Sau khi chọn hạt giống, bạn ngâm chúng trong nước khoảng 7 – 10 giờ.
- Gieo hạt: Tạo một lỗ nhỏ trên đất và gieo hạt giống vào. Sau đó, phủ một lớp đất mỏng hoặc mùn lên trên để giữ ẩm. Đừng quên tưới nước thường xuyên và sau 2 – 4 tuần, hạt giống sẽ nảy mầm.
Chăm sóc cây hoa cúc vàng nở hoa đúng Tết
Tưới nước
Với cây hoa cúc sau khi trồng, để cây nhanh bén rễ hồi xanh, phát triển tốt nên tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Sau đó, chỉ cần tưới nước và duy trì độ ẩm đất đạt 65-70% để cây sinh trưởng phát triển. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt.
Phân bón hoa cúc
Yêu cầu dinh dưỡng
Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Đất phải có dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cây, do đó cần phải áp dụng phân bón cân đối, cũng là bí quyết chăm hoa sóc để cúc đẹp, nhiều bông
Trong đó, phân đạm (N) có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và phân hoá mầm hoa.
Phân lân lại có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Còn phân kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần lân và kali vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.
Cách bón phân
Liều lượng phân bón cho hoa cúc trong 1 vụ/1.000m2 như sau:
- Phân hữu cơ: 200 – 300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục 10 – 12m3), magiê sulphate: 5kg, vôi: 70 – 100kg (tùy theo độ pH của đất), phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 25kg N – 16kg P2O5 – 20kg K2O.
- Có thể sử dụng phân đơn (urê, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP…) quy đổi theo liều lượng tương ứng.
- Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, magie sulfat và ½ P2O5.
Lưu ý: Không bón vôi chung với các loại phân bón như trên.
- Bón thúc lần 1 sau trồng từ 10 – 15 ngày: 8kg N – 2kg P2O5– 2kg K20.
- Bón thúc lần 2 sau trồng từ 30 – 35 ngày: 8kg N – 2kg P2O5 – 4kg K20.
- Bón thúc lần 3 sau trồng từ 50 – 55 ngày: 5kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20.
- Bón thúc lần 4 sau trồng từ 70 – 75 ngày: 4kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20.
Lưu ý:
Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá và không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thụ phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn.
Có thể bón bổ sung một số phân vi lượng: MgSO4 10kg; FeSO4, ZnSO4, MnSO4 (từ 1 – 2kg mỗi loại); CuSO4: 0,5 – 1kg; Na2MoO4: 0,5- 1gr cho 1.000m2.
Cách chiếu sáng bổ sung
Cần chiếu sáng vào ban đêm cho hoa ngay giai đoạn cây con (khoảng 30 ngày sau trồng). Giúp tăng chiều cao cây, tỷ lệ nở hoa, hoa to, độ bền dài và nở đúng thời điểm mong muốn.
Đặc tính giống, mùa trồng sẽ quyết định thời gian chiếu sáng bổ sung dài hay ngắn. Thời gian chiếu sáng bổ sung khoảng 20 đến 30 ngày vào ban đêm. Có thể tham khảo chiếu sáng theo chu kỳ 10 phút sáng và 20 phút tối.
Sử dụng chiếu sáng bổ sung bằng bóng đèn huỳnh quang 20W. Đặt các khoảng cách giữa các dây là 2,4m; giữa các bóng trên dây là 2,5m và từ mặt đất đến đèn là 2,7m.
Kỹ thuật bấm tỉa ngọn, nụ phụ và nụ chính
Đối với hoa cúc chùm
Việc bấm ngọn cần thực hiện sau 15-20 ngày trồng, thực hiện định kỳ từ 2 đến 3 lần để sinh nhiều nhánh nhỏ.
Từ lúc ngắt điện đến lúc bấm nụ khoảng 4-5 tuần. Ngắt bỏ nụ chính và để lại ít nhất 4-6 nhánh hoa nhỏ.
Đối với hoa cúc đơn
Bấm ngọn sớm 1 lần: Sau khi trồng cúc được 15 – 20 ngày, tiến hành bấm ngọn, cây sẽ cho ra nhiều nhánh và tỉa bớt chỉ để lại 3 – 4 nhánh. Cách làm này áp dụng đối với những giống cúc có đường kính hoa trung bình 6 – 8 cm hoặc “thu cúc lần 2” tức là sau khi thu hoạch lần 1 các mầm giá mọc lên, để mỗi gốc 3 – 4 mầm và nuôi dưỡng thu hoa lần 2.
Bấm ngọn muộn 1 lần tạo tán: Đối với giống cúc chùm, sau khi cây ra rất nhiều cành nhánh và nhiều nụ/cành, tiến hành ngắt nụ đỉnh để kích thích các nụ bên phát triển đồng đều. Tỉa bớt các cành nhánh ở phía dưới chỉ để lại khoảng 4 – 5 cành, sau sẽ cho khoảng 5 – 7 bông hoa đều và đẹp.
Hoặc có thể để nguyên nụ chính, chỉ tỉa bớt cành nhánh phía dưới gốc, để lại 4 – 5 nhánh phía trên thì nụ chính sẽ nở trước và to hơn so với các nụ bên.
Bấm ngọn nhiều lần: Với một số giống cúc có hoa nhỏ, đường kính bông 1- 3 cm, dạng cây bụi, thân mềm, khả năng phát sinh cành nhánh mạnh, việc bấm ngọn có thể tiến hành từ 2 – 3 lần tùy theo sức cây và khả năng chăm bón.
Lần 1 bấm sau trồng 15 – 20 ngày, sau 15 ngày bấm tiếp lần 2 và có thể bấm lần 3 – 4 đến khi cây có đủ nhánh, đủ cành để tạo thế, dáng cho cây, sau đó vặt bỏ các mầm nách không cần thiết và các nụ con ra sau để hoa nở đồng đều. Bằng cách này ta đã tạo ra 1 cây cúc hình cầu hoặc hình mâm xôi từ 1 thân ban đầu.
Đối với cúc đơn bông, đến thời kỳ ra hoa, ngoài nụ chính còn có rất nhiều mầm nhánh mọc ra ở nách lá và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính, sau nụ chính. Dùng tay nhẹ nhàng vặt bỏ các mầm nách và nụ bên, vặt bỏ ngay khi còn bé để chúng không tiêu hao chất dinh dưỡng của nụ chính, giúp nụ hoa chính to, đẹp.
Làm cọc, giàn
Với những loại cúc có thân cứng, một hoa hoặc ít hoa trên bông có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi một ô giữ 1 cây hoặc vài cây. Khi cây lớn nâng dần lưới lên phía trên giúp đỡ phần ngọn cho cây. Để tiết kiệm nguyên liệu làm giàn, chỉ cần một số cọc tre nhất định cắm hai bên mép luống, khoảng cách 2 m, sau đó dùng lưới đan sẵn căng trên mặt luống hoặc dây ni lông đan thành các mắt lưới .
Cây cúc cao 0,8 – 1,0 m có thể làm 2 lớp giàn, lớp dưới cách mặt đất 40 cm, lớp trên cách mặt đất 70cm để cùng giữ cho cây.
Trường hợp loại cúc có tán rộng, nhiều cành, cắm 3 – 5 cọc xung quanh một cây, dùng dây mềm dằng nhẹ xung quanh khóm để không làm gãy cành, dập hoa.
Phòng từ sâu, bệnh hại
Thường xuyên làm cỏ dại để hạn chế sâu ẩn trú và giữ cho vườn luôn thông thoáng. Chú ý một số đối tượng gây hại nguy hiểm như bệnh sương mai, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ,…
Sâu hại
Bọ trĩ
– Triệu chứng: Hút chích lá non để lại vết sẹo, sau thời gian sẽ như vết bỏng trên lá làm cây khó quang hợp và còi cọc. Đồng thời làm giảm vẻ đẹp của cây khi thu hoạch. Đây cũng là trung gian truyền bệnh do virut.
– Phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, dùng lưới côn trùng để ngăn sự phá hoại của bọ trĩ. Có thể sử dụng bẫy côn trùng sinh học như bẫy vàng để hạn chế sự phát triển của bọ trĩ. Khi bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Dinotefuran để phòng trừ.
Nhện đỏ
– Triệu chứng: Hút chích dinh dưỡng làm rệp lá, biến dạng suy giảm quang hợp. Lá có thể bị vàng, rụng, làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ và năng suất của hoa.
– Phòng trừ: tưới nhiều nước làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm giúp kéo dài vòng đời của nhện. Có thể phòng nhện bằng cách sử dụng nhện ăn mồi Phytoseiulus Persimilis. Khi bệnh nặng sử dụng thuốc có hoạt chất Matrine để phòng trừ.
Rệp
– Triệu chứng: Hút chích làm hoa méo mó. Rệp tiết ra dịch ngọt, thu hút nấm muội đen làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như năng suất hoa. Có thể nhận biết bằng lá vàng úa, cây còi cọc và kém phát triển.
– Phòng trừ: Dùng lưới chắn để ngăn cản sự di chuyển của rầy. Khi bệnh nặng sử dụng thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate 5 g/l + Petroleum spray oil 245g/l (Comda 250 EC); Garlic juice (BioRepel 10 DD) để phòng trừ.
Bệnh hại
Bệnh đốm lá
– Triệu chứng: Xuất hiện những vết bệnh màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Thường có dạng hình tròn hoặc bất định. Vết bệnh nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết có độ ẩm cao.
– Phòng trừ: Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ để hạn chế bệnh lây lan. Khi bệnh nặng có thể sử dụng thuốc Score 250ND với liều lượng 10ml/10 lít nước sạch. Phun theo chu kỳ 10 ngày/lần cho vườn.
Bệnh rỉ sắt
– Triệu chứng: Mặt trên lá có vết hơi lõm xuống màu xanh nhạt. Còn mặt dưới hình thành nốt mụn (mụn cóc) xếp chồng lên nhau theo những vòng tròn đồng tâm. Khi thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp chính là điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
– Phòng trừ: Vệ sinh vườn thường xuyên, chọn giống kháng bệnh. Ngắt lá bệnh và thu gom kịp thời, không tưới nước vào chiều tối cho cây. Khi bệnh nặng có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Chitosan+oligo-alginate (2S Sea & See 12WP, 12DD); Oligosaccharins (Tutuola 2.0AS) để phòng trừ.
Bệnh lở cổ rễ
– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, là loại nấm có sẵn trong đất; bệnh xuất hiện ở cả cây con và cây trưởng thành; thường xuất hiện khi cây bị dư nước hay trong điều kiện nóng ẩm; cây héo rũ và chết khi bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xảy ra trong vườn ươm và cây con sau khi trồng, độ ẩm cao và giá thể trồng không xử lý nên cây con dễ bị nhiễm bệnh.
– Biện pháp phòng trừ: Khử trùng môi trường dùng ươm cây con và đất trồng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước mùa vụ; sát trùng kỹ dụng cụ, quần áo và chân tay trước khi vào khu vực sản xuất; tiêu huỷ cây nhiễm bệnh và cách ly khu vực nhiễm bệnh; sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tạo sự thông thoáng trong nhà kính. Dùng các chế phẩm vi sinh có lợi trong đất như Trichoderma để hạn chế bệnh phát triển.
Thu hoạch và bảo quản
Thu hoạch
Cúc là loại ngắn ngày, nên tùy theo giống trồng, mùa vụ, giờ chiếu sáng mà có thời gian thu hoạch thích hợp. Thời gian thu hoạch sau trồng thường từ 10-12 tuần, sau khi ngắt nụ khoảng 2,5-3,5 tuần.
Bảo quản
Nếu hoa dùng để vận chuyển đi xa, cần được bao bọc và đóng gói cẩn thận để tránh làm dập nát hoa. Hoa cúc để lạnh giữ được độ đẹp khoảng 2,5 ngày và khi vận chuyển lạnh cần để nhiệt độ từ 3-4 độ C.
Tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu
– Buộc dây thun 8 cm tính từ gốc theo hình tròn, hoa sau khi thu hoạch được cắm trong nước sạch, dùng bao đóng gói đúng quy định cho mỗi chủng loại, hoa có thể trữ lạnh 5-7 ngày trong kho lạnh, thời gian trữ lạnh càng lâu chất lượng hoa, tuổi thọ hoa sẽ giảm. Nhiệt độ trữ kho: 2-30C.
Tiêu chuẩn đóng gói nội địa
Buộc dây thun cách gốc 3-5cm, sau khi thu hoạch, bỏ hoa vào xô cho hút nước; bỏ bịch nylon, mỗi bó từ 5-10 cành tùy theo yêu cầu của khách hàng; hoa không trữ lạnh, đóng hàng trong ngày, hầu hết nông dân không có kho trữ lạnh nên hoa bị mất nước, hấp hơi, chất lượng hoa đến tay khách hàng giảm rất lớn hoa bị ho, khi hút nước phục hồi lại thì tuổi thọ hoa chỉ 4-5 ngày, nếu bảo quản đúng qui trình thì tuổi thọ của hoa gia tăng đến 15 ngày.
Cách điều chỉnh hoa nở đúng dịp Tết
Để hoa nở đúng dịp Tết, cần chú ý vào nhiệt độ của vườn trồng. Khi thấy nhiệt độ giảm thấp dưới 12 độ C, cần tiến hành thắp đèn chiếu sáng. Với mục đích nâng nhiệt độ và điều chỉnh thời gian nở như ý muốn.
Xem thêm: Cách trồng hoa đồng tiền nở đúng Tết 2025 chuẩn, đúng kỹ thuật tại nhà
Mẹo chưng hoa cúc tươi tốt, lâu tàn
Chọn hoa tươi: Để hoa cúc vàng tươi lâu và đẹp, bạn nên chọn những bông có thân cây, lá và hoa đầy đủ, còn tươi. Kiểm tra thân cây và lá bằng cách chạm vào để cảm nhận. Thân cây và lá phải cứng và có màu xanh đậm, cánh hoa không bị dập nát. Bạn cũng có thể xem phần thân hoa đã được cắt gần đây hay không bằng cách kiểm tra vết cắt.
Cắt tỉa hoa: Để hoa luôn sạch sẽ, hãy loại bỏ hết bùn đất trên hoa. Nếu để bùn đất, hoa cúc vàng sẽ dễ bị hỏng nhanh vì vi khuẩn và nước trong bình có thể có mùi khó chịu.
Số lượng hoa: Khi cắm hoa lên bàn thờ, bạn nên chọn số lượng hoa là lẻ hoặc 10 bông. Để hoa hút nước tốt hơn, bạn có thể cắt phần gốc hoa theo góc 45 độ.
Vậy SFARM đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về hoa cúc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trồng và chăm sóc hoa cúc tại nhà. Để biết thêm những kiến thức bổ ích về cây trồng, hãy theo dõi SFARM Blog ngay nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn khoảng cách trồng mai vàng chuẩn, không thể bỏ qua
- Dạ ngọc minh châu: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc đơn giản tại nhà
- Phân bón có tác dụng gì? Hướng dẫn cách bón phân hiệu quả
- Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh hút tài lộc
- Cây Nguyệt Quế – Cách trồng & chăm sóc xanh tốt quanh năm
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099
=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé! 5/5 - (8 bình chọn)Từ khóa » Trồng Hoa Cúc Bán Tết
-
'Bí Kíp" Thực Hiện Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Tết Hiệu Quả Nhất
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Vàng Ra Hoa đúng Dịp Tết | Tài Nguyên Thực Vật
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc đón Tết đơn Giản, Hiệu Quả
-
Trồng Hoa Cúc Tết Vào Tháng Mấy? Trồng Hoa Cúc Bán Vào Dịp Tết, Mô ...
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Nở đúng Dịp Tết Năm 2022
-
Trồng Hoa Bán Tết, Thu Nhập Rất Khá - Báo Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Và Xử Lý Hoa Nở đúng Dịp Tết Nguyên đán
-
Trồng Hoa Cúc Bán Tết, Chỉ 3 Tháng Lãi Gần 100 Triệu đồng Mỗi Sào
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Chậu - Viện Nghiên Cứu Rau Quả
-
Trồng Hoa Cúc Vàng Vụ Tết – Một Số Vấn đề Cần Lưu ý
-
Tìm Hiểu Cách Trồng Hoa Cúc Vàng Nở Rộ Chơi Tết
-
Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc đón Tết - Wiki Phununet
-
Nhà Vườn Tất Bật Chuẩn Bị Hoa Cúc Cho Dịp Tết - UBND Huyện Ea Kar
-
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA CÚC TRỒNG ...