Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Bạch Nhạn - Vườn Hoa Lan

Phong lan Bạch Nhạn là một trong những dòng hoa phong lan có mùi thơm nhất. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn về những đặc điểm chung cũng như cách phân biệt dòng hoa lan này nhé!

1. Xuất xứ Hoa phong lan Bạch Nhạn hay còn gọi là giáng hương bạch nhạn thuộc chi lan giáng hương, vì vậy nó sẽ có tất cả các đặc trưng của chi lan giáng hương vốn có như: hoa thơm, lá mọc xen kẽ … Lan Bạch Nhạn xuất xứ chủ yếu ở các nước nhiệt đới như: Việt Nam, Lào, Cumpuchia, Thái Lan, Ấn Độ

Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

2. Đặc điểm Lan Bạch Nhạn nghe tên thôi cũng đã đủ hiểu về màu sắc của nó. Đó chính là màu trắng đặc trưng hoặc trắng pha lẫn phớt hồng, bông hoa chúm chím như hình con chim nhạn những bông hoa kết thành một dải như các bông hoa khác trong dòng dáng hương như: Sóc, cáo, tam bảo sắc, Đai châu, Quế …… Người am hiểu và chơi lan bạch nhạn thường chọn những bông có cánh tròn khuôn cũng tròn và phải toát lên một màu trắng tinh khiết như chính cái tên của nó vậy. Tuy nhiên, để tìm được một bông như vậy không đơn giản mà phải lọc và lựa chọn từ rất nhiều thân. Mùa nở hoa của lan bạch nhạn là thường vào tháng 4 âm lịch hàng năm nên có người còn gọi là bạch nhạn tháng 4 Lan Bạch Nhạn có thân cứng mọc thẳng lên trên, lá dày , bẹ lá ôm sát thân, các lá xen kẽ nhau khoảng cách ngắn. Độ dài thân cây ngắn hơn các loại khác trong họ gián hương. Lá cây xanh sẫm, dài vừa phải và dày rủ xuống theo chiều của hoa. Rễ cây thuộc rễ chùm, nhiều và dài tạo điều kiện thuận lợi để cây hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng. Hoa phong lan bạch nhạn có màu trắng tinh khiết, hoặc đôi khi phớt hồng làm cho chúng ta cảm thấy không gian trở nên tinh khiết hơn, trong lành hơn. Mùi hương của Bạch nhạn, không nồng nàn khuyến rũ như quế lan hương, cũng không dịu nhẹ như tam bảo sắc, Nhưng lại vẫn có một nét riếng tạo nên sự cuốn hút cho dòng lan này. Có lẽ cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn dành cho Bạch Nhạn một cảm tình riêng.

Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

3. Cách nhân giống và ghép lan Bạch Nhạn Cũng giống như các dòng giáng hương khác, để nhân giống và phát triển dòng lan này bạn chỉ có thể mua cây đã khai thác trên rừng về và ghép vào giã thể. Lựa chọn giã thể để ghép Bạch Nhạn bạn có thể chọn gỗ, giỏ treo hoặc ghép trụ. Thời điểm để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8, mùa đông không nên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . Giá thể ghép phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát. Việc ghép lan Bạch Nhạn phải lựa chọn đúng chiều để ngọn hướng ra ngoài xoày tròn theo từng hướng các hướng nếu ghép trụ và hướng một phía tỏa đều đối với ghép một mặt. Ngoài ra, cần phải phân chia đều khoảng cách giữa các cây bằng cách ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới. Với đặc tính không khó chọn giã thể nên chúng ta có thể cho lan Bạch Nhạn trồng trong các chậu nhựa thoáng khí cũng giúp cây phát triển khỏe mạnh nếu bạn không thể tìm được các loại gỗ phù hợp

Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

4. Giá hoa lan Bạch Nhạn Giá lan Bạch Nhạn là dòng lan bình dân nên giá mọi người đều có thể chơi được. Cũng như các loại phong lan khác thì giá vẫn tính theo kg đối với hàng rừng và theo giò đối với hàng thuần tại vườn lâu năm. Ngoài ra, sẽ tính theo lá đối với hàng đột biến là sọc.

Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn

5. Cách trồng và chăm sóc lan Bạch Nhạn Để chăm sóc tốt cho loại lan này các bạn cần đảm bảo các điều kiện sau để cây phát triển khỏe mạnh và cho hoa đúng mùa a, Về nhiệt độ và độ ẩm Hoa phong lan bạch nhạn là một loại lan chịu được nhiệt độ cao nhưng với điều kiện phải ở môi trường thoáng hơn bình thường và bạn cần phải tăng độ ẩm cho cây. Cách chăm sóc hoa phong lan bạch nhạn tốt nhất là để nhiệt độ từ 26 – 30*C hoặc 60 – 90*F. Hoa lan bạch nhạn chịu lạnh khá kém, bạn không nên để hoa chịu lạnh dưới 10*C. Vậy nên vào mùa đông phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh để cây có bệnh. Hoa lan bạch nhạn ưa độ ẩm cao phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc lan bạch nhạn là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cách chăm sóc hoa phong lan bạch nhạn bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần. Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển Độ thoáng và ánh sáng. Phong lan bạch nhạn ưa sáng bình thường và cần phải thoáng gió. Cách chăm cho hoa phong lan là bạn bạch nhạn chọn chỗ thiên thời địa lợi nhất trong vườn hoa để treo những chậu hoa phong lan bạch nhạn. Điều này tại điều kiện cho cây phát triển tốt nhất mà không bị bệnh tật. Không nên che bịt chậu lan quá kín mà nên để thông thoáng . Ánh sáng cũng là một yếu tố tác động đến lan Bạch nhạn khá nhiều do thiếu ánh sáng quá cây sẽ rất dễ bị bệnh thối nhũn nhưng nếu để nắng quá mà không che chắn thì cây sẽ bị cháy là không phát triển được. Ánh sáng vừa đủ nhất cho sự phát triển của cây là khoảng 70% b. Phân bón và thuốc trừ sâu Để bảo vệ hoa lan bạch nhạn tốt nhất, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dùng rezomin để phòng tránh thối cho cây. Ngoài ra một bệnh nữa mà lan Bạch nhạn hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây. Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc lam bạch nhạn không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo của bạn.

  1. Các bài viết liên quan
  • Dracula, Lan Mặt Quỷ
  • Lan đất hoa đầu - Cephalantheropsis longipes
  • Dực giác lá hình máng - Pteroceras semiteretifolium
  • Cầu diệp Tixieri - Bulbophyllum Tixieri
  • Cầu Diệp Evrard - Bulbophyllum evrardii
  • Cách trồng và chăm sóc lan hải yến
  • Kỹ thuật trồng lan Thanh Đạm
  • Lan rừng miền Nam Việt Nam
  • Những nét đặc trưng của lan rừng Việt Nam
  • Phong lan ma – loài phong lan hiếm nhất thế giới
  • Cách trồng lan Psychopsiella và Psychopsis – Lan bướm
  • Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan Octomeria
  • Bromheadia - Lan đầm lầy
  • Brachypeza laotica - Lan môi sừng Lào
  • Brachycorythis - Lan Đoản Móng
  • Biermannia - Lan Bạch Manh
  • Bidoupia Aver 2010
  • Armodorum siamense
  • Appendicula - Lan chân rết
  • Apostasia - Cổ Lan, Giả Lan
  • Aphyllorchis - Âm lan
  • Lan kim tuyến đá vôi - Anoectochilus calcareus
  • Lan Kim tuyến không cựa - Anoectochilus acalcaratus
  • Anoectochilus
  • Lan Bạc diệp tối - Ania viridifusca
  • Hỏa hoàng - Ascocentrum garayi
  • Hoàng yến trắng - Ascocentrum pusillum
  • Adenoncos vesiculosa Carr
  • Abdominea minimiflora
  • Cách trồng lan Phượng Vỹ - Huyết nhung trơn
  • Kỹ thuật trồng lan đuôi chồn Rhynchostylis retusa
  • Lan môi dài ba răng - Macropodanthus alatus
  • Lan cô lý bắc - Chrysoglossum assamicum
  • Lan bắp ngô tím - Acampe joiceyna
  • Lan đại bao trung - Sunipia annamensis
  • Lan đại bao hoa đen - Sunipia nigricans
  • Lan Hàm Lân tù - Gastrochilus obliquus
  • Cửu Bảo Tiên - Aerides lawrenceae
  • Lan thạch hộc việt nam - Flickingeria vietnamensis

Từ khóa » Hoa Lan Nhạn Rừng