Cách Trồng Và ý Nghĩa Phong Thuỷ Của Cây Trầu Bà - VietNamNet

  • Chính trị
    • Sự kiện
    • Xây dựng đảng
    • Đối ngoại
    • Bàn luận
    • Kỷ nguyên mới của dân tộc
  • Thời sự
    • Quốc hội
    • An toàn giao thông
    • Môi trường
    • BHXH-BHYT
    • Chống tham nhũng
    • Quốc phòng
  • Kinh doanh
    • Net Zero
    • Tài chính
    • Đầu tư
    • Thị trường
    • Doanh nhân
    • Tư vấn tài chính
  • Thể thao
    • ASEAN CUP 2024
    • Bóng đá Việt Nam
    • Bóng đá quốc tế
    • Hậu trường
    • Các môn khác
    • Tường thuật trực tiếp
    • Dữ liệu bóng đá
    • Tin chuyển nhượng
    • Video thể thao
  • Thế giới
    • Bình luận quốc tế
    • Chân dung
    • Hồ sơ
    • Thế giới đó đây
    • Việt Nam và thế giới
    • Quân sự
  • Giáo dục
    • Nhà trường
    • Chân dung
    • Góc phụ huynh
    • Tuyển sinh
    • Du học
    • Học Tiếng Anh
    • Trắc nghiệm
    • Khoa học
    • AI CONTEST 2024
  • Giải trí
    • Thế giới sao
    • Hoa hậu
    • Thời trang
    • Nhạc
    • Phim
    • Truyền hình
  • Văn hóa
    • Sách
    • Di sản
    • Mỹ thuật - Sân khấu
    • UNESCO
    • Điều Còn Mãi
  • Tuần Việt Nam
  • Đời sống
    • Gia đình
    • Chuyện lạ
    • Ẩm thực
    • Giới trẻ
    • Mẹo vặt
    • Tâm sự
  • Sức khỏe
    • Tin tức
    • Làm đẹp
    • Tư vấn sức khỏe
    • Đàn ông
    • Các loại bệnh
  • Thông tin và Truyền thông
    • Toàn văn của Bộ trưởng
    • Chuyển đổi số
    • An toàn thông tin
    • Hạ tầng số
    • Kinh tế số
    • Báo chí - Xuất bản
    • Thị trường
    • Công nghệ
    • Xử phạt vi phạm hành chính
  • Pháp luật
    • Hồ sơ vụ án
    • Tư vấn pháp luật
    • Ký sự pháp đình
  • Xe
    • Xe mới
    • Khám phá
    • Sau tay lái
    • Diễn đàn
    • Tư vấn
    • Đánh giá xe
    • Giá xe
    • Dữ liệu xe
  • Bất động sản
    • Dự án
    • Nội thất
    • Tư vấn
    • Thị trường
    • Nhà đẹp
    • Cơ hội an cư
  • Du lịch
    • Chuyện của những dòng sông
    • Đi đâu chơi đi
    • Ăn Ăn Uống Uống
    • Ngủ Ngủ Nghỉ Nghỉ
  • Bạn đọc
    • Hồi âm
    • Chia sẻ
    • Thơ
    • Ngày mai tươi sáng
VietNamNet search icon search.png
  • Chính trị
  • Thời sự
  • Kinh doanh
  • Thể thao
  • Thế giới
  • Giáo dục
  • Giải trí
  • Văn hóa
  • Đời sống
  • Sức khỏe
  • Thông tin và Truyền thông
  • Pháp luật
  • Ô tô xe máy
  • Bất động sản
  • Du lịch
  • Bạn đọc
  • Tuần Việt Nam
  • logo htvn
  • Toàn văn
  • Công nghiệp hỗ trợ
  • Bảo vệ người tiêu dùng
  • Thị trường tiêu dùng
  • Dân tộc - Tôn giáo
  • Giảm nghèo bền vững
  • Nông thôn mới
  • Dân tộc thiểu số và miền núi
  • Nội dung chuyên đề
  • English
  • Đính chính
  • Talks
  • Hồ sơ
  • Ảnh
  • Video
  • Multimedia
  • Podcast
  • Tin tức 24h
  • Tuyến bài
  • Sự kiện
  • Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
  • Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
  • Liên hệ tòa soạn
  • Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
  • Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
  • © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
  • Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
  • Liên hệ quảng cáo
  • Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
  • Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
  • Email: contact@vietnamnet.vn
  • Báo giá: http://vads.vn
  • Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn
  • Tải ứng dụng
  • Độc giả gửi bài
  • Tuyển dụng
  • Talks
  • Hồ sơ
  • Ảnh
  • Video
  • Multimedia
  • Podcast
  • Tin tức 24h
  • Tuyến bài
  • Sự kiện nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • Liên hệ quảng cáo
  • download app
  • Độc giả gửi bài
  • Tuyển dụng
icon Aa share facebook Facebook share zalo Zalo share email Email Sao chép liên kết Aa Aa
  • icon
  • Bất động sản
Thứ Năm, 12/09/2024 - 08:45 Cách trồng và ý nghĩa phong thuỷ của cây trầu bà

Anh Phương

Xem các bài viết của tác giả Sao chép liên kết 12/09/2024   08:45 (GMT+07:00) icon

Là loài dây leo thân mềm và ưa bóng râm, cây trầu bà được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất. Cùng VietNamNet tìm hiểu ý nghĩa phong thủy và những lưu ý khi trồng của loại cây này nhé

Xem nhanh
  • Nguồn gốc cây trầu bà
  • Cây trầu bà có mấy loại?
  • Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà
  • Cây trầu bà hợp với tuổi gì?
  • Tác dụng của cây trầu bà
  • Cây trầu bà có giá bao nhiêu?

Nguồn gốc cây trầu bà

Cây trầu bà có các tên gọi khác như vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tam điệp. Tên khoa học của loài cây này là Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy, có nguồn gốc từ Indonesia.

Là loài cây cảnh dây leo thân mềm, cây trầu bà có thân và lá màu xanh, lá cây có hình gần giống trái tim, khá dày và mọng nước.

Cây trầu bà rất thích hợp để trang trí nội thất. (Ảnh minh hoạ)

Rễ cây trầu bà không chỉ lan dưới đất mà có thể tủa ra ở các mắt trên thân cây. Hoa của cây có dạng cụm ngắn, kích thước và hình dáng khá giống lá nên thường bị nhầm lẫn.

Trầu bà sống tốt trong khí hậu nhiệt đới, ưa nước và bóng râm, không chịu được nắng gắt. Cây vẫn có thể sinh trưởng tốt khi trồng thủy sinh.

Kích thước cây trầu bà phụ thuộc vào giàn leo và quá trình cắt tỉa. Có màu xanh mướt và sống tốt trong môi trường thiếu sáng nên cây trầu bà được sử dụng trong trang trí nội thất.

Cây trầu bà có mấy loại?

Tuỳ vào màu sắc của lá, cây trầu bà được chia làm nhiều loại khác nhau. Sau đây là một số loại trầu bà thường gặp:

Trầu bà xanh: Có tên gọi khác là hoàng tam diệp, trầu bà xanh có lá màu xanh lục chủ đạo, xen kẽ đó là một vài vệt trắng. Loại trầu bà xanh này thường được trồng trong chậu đất để trang trí trên bàn, chậu treo, trồng trên giàn leo.

Cây trầu bà xanh. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà vàng: Chiều cao của trầu bà vàng từ 20cm đến 30cm. Đặc điểm của loại này gần giống với trầu bà xanh nhưng lá và cuống có màu vàng sáng. Lá của trầu bà vàng dài hơn so với các loại trầu bà khác. Có thể trồng loại này trong chậu đứng cho dây leo, trồng trong chậu đất hoặc trồng thuỷ sinh.

Đặc điểm gần giống trầu bà xanh nhưng lá và cuống lá của trầu bà vàng có màu vàng sáng. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà sữa: Có tên gọi khác là trầu bà cẩm thạch, trầu bà sữa có chiều cao từ 20cm đến 30cm. Lá của trầu bà sữa rất đặc biệt, hình trái tim màu xanh nhưng được điểm thêm những vệt loang màu trắng như sữa. Cuống lá trầu bà sữa dài, màu trắng, gân chính của lá khá rõ.

Lá của cây trầu bà sữa rất đặc biệt khi có những vệt loang màu trắng trên nền lá xanh. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà đế vương: Loại trầu bà này có chiều cao từ 30cm đến 50cm. Dựa vào màu lá, trên thị trường hiện có 3 loại, gồm: Trầu bà đế vương xanh, trầu bà đế vương đỏ và trầu bà đế vương vàng. Lá của trầu bà đế vương khá cứng cáp và màu sắc tươi tắn, toát lên sự sang trọng và quý phái. Các loại trầu bà đế vương thích hợp trang trí để bàn, thể hiện uy quyền của gia chủ.

Cây trầu bà đế vương đỏ. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà chân vịt: Có tên gọi khác là trầu bà khía, trầu bà chân vịt có chiều cao từ 35cm đến 45cm. Lá của loại trầu bà này rất đẹp, lá xẻ thuỳ chân vịt, mọc xen kẽ quanh vòng thân. Trầu bà chân vịt thích hợp trang trí trên bàn, tủ sách, kệ ti vi, phòng ăn hoặc đặt ở góc nhà.

Lá của cây trầu bà chân vịt cũng rất đặc trưng. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà chân rít lá đốm: Loại trầu bà này hầu như không có thân, chiều cao từ 30cm đến 40cm. Cành lá dài và thuôn, mọc trực tiếp từ gốc, mỗi cành lá chỉ ra duy nhất một lá.

Như tên gọi, lá của cây trầu bà chân rít lá đốm có nhiều đốm li ti. (Ảnh minh hoạ)

Lá của trầu bà chân rít đốm rất đặc trưng, lá có màu xanh đậm đi kèm là nhiều đốm vàng như bị cháy. Loại này thích hợp để bàn hoặc trang trí trong những không gian thư giãn.

Ngoài những loại trên, có nhiều loại trầu bà khác như: Trầu bà Pháp, trầu bà thanh xuân, trầu bà cửa sổ, trầu bà cẩm thạch, trầu bà tỷ phú…

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà

Là loại cây dễ sinh trưởng và phát triển cả trong môi trường thiếu ánh sáng nên quá trình trồng và chăm sóc cây trầu bà khá dễ dàng, thậm chí một số loại có thể trồng thuỷ sinh.

Có thể nhân giống cây trầu bà bằng cách giâm cành. Trước tiên, cần chuẩn bị đất trồng tơi xốp, có thể trộn thêm phân hữu cơ hay xơ dừa. Sau đó, cắt một cành trầu bà khoẻ mạnh có mắt chứa rễ khoảng 10cm rồi cắm vào đất. Tưới nước để duy trì độ ẩm và tránh ánh nắng, sau vài ngày thì cây sẽ bám rễ và sinh trưởng tốt.

Cây trầu bà rất dễ trồng và không cần chăm sóc quá nhiều. (Ảnh minh hoạ)

Trầu bà có sức sống mãnh liệt và không cần chăm sóc quá nhiều, tuy vậy cũng nên lưu ý khi tưới nước chỉ nên duy trì độ ẩm, tránh tưới quá nhiều sẽ làm cây ngập úng. Để lá cây có màu đẹp nên đặt cây ở nơi thoáng đãng, có ánh sáng nhưng tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Để trầu bà sinh trưởng tốt, có thể bón phân cho cây định kỳ 6 tháng một lần. Nếu trồng thuỷ sinh, cần thay nước đều đặn nửa tháng một lần.

Cây trầu bà hợp với tuổi gì?

Với đặc tính sinh trưởng mạnh mẽ và leo bám tốt, cây trầu bà tượng trưng cho sự thịnh vượng, thăng tiến. Trồng trầu bà trong nhà sẽ mang tới nhiều tài lộc, thuận lợi về đường con cái. Đặt cây ở văn phòng, nơi làm việc sẽ giúp cho gia chủ thăng tiến trong sự nghiệp, ít gặp trắc trở.

Cây trầu bà hợp với hầu hết các mệnh và tuổi, nhưng đặc biệt hợp với người có mệnh Mộc, Hỏa và Thủy, tuổi Ngọ và tuổi Thân.

Với người mệnh Kim hay mệnh Thổ, khi trồng trầu bà cần lưu ý việc chọn chậu hay không gian trồng xung quanh để phát huy tối đa vượng khí mà cây mang lại. Người mệnh Kim hay mệnh Thổ nên chọn chậu màu cam, đỏ, tím, xanh, nâu hoặc đen.

Tác dụng của cây trầu bà

Có ngoại hình xanh mướt và tươi tắn, cây trầu bà như là một loại cây trồng trong nhà, cũng như trang trí nội - ngoại thất văn phòng làm việc. Đặc biệt, đây là loại cây trang trí để bàn hoàn hảo để thu hút ánh nhìn và mang lại sự tươi mát cho không gian.

Không chỉ là cây phong thuỷ, cây trầu bà còn có tác dụng hấp thụ khí độc như khói thuốc, khí thải của động cơ, bức xạ từ các thiết bị điện tử, các khí benzen. Do vậy, cây trầu bà còn được ví như chiếc máy lọc không khí hữu ích trong nhà.

Cây trầu bà thích hợp trang trí tại văn phòng làm việc. (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh tác dụng làm sạch không khí, khi trồng cây trầu bà trong nhà thì gia chủ nên lưu ý để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Bởi trong lá và thân của loài cây này có chứa chất Calcium oxalate, đây là chất gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc nhẹ khi ăn phải.

Cây trầu bà có giá bao nhiêu?

Tuỳ vào loại cây, kích thước và mẫu mã của chậu trồng, cây trầu bà hiện đang được bán với nhiều mức giá khác nhau. Thấp nhất là loại trầu bà xanh dây leo, giá bán phổ biến dao động từ 50.000 đồng/chậu đến 80.000 đồng/chậu.

Khảo sát trên thị trường cho thấy, những chậu trầu bà trồng thuỷ sinh có giá bán từ 100.000 đồng trở lên. Các loại khác như trầu bà đế vương xanh, trầu bà thanh xuân, trầu bà chân vịt, trầu bà sữa có giá bán dao động từ 120.000 đồng/chậu đến 350.000 đồng/chậu.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, một số nhà vườn còn cung cấp những loại trầu bà đắt tiền như trầu bà Nam Mỹ có giá bán hơn 2 triệu đồng/chậu hay trầu bà subin có giá bán 3,5 triệu đồng/chậu.

Quang Đăng (tổng hợp)

  • Cây đuôi công - loại cây phong thủy có ý nghĩa chiêu tài, lọc khí độc
  • Cách trồng và những lợi ích bất ngờ của cây hạnh phúc
  • Lợi ích sức khoẻ và ý nghĩa phong thuỷ ít người biết của cây thiết mộc lan
Bình luận Sao chép liên kết
  • Chủ đề:

  • Cây Phong Thủy

  • cây trồng trong nhà

Tin nổi bật

back_to_top

Từ khóa » Cây Trầu Bà Vàng Có Trồng Trong Nước được Không