Cách Truy Cập Các Trang Web Bị Chặn Cho điện Thoại Và Máy Tính
Có thể bạn quan tâm
Trong những ngày gần đây trên các hội nhóm, trang tin công nghệ xôn xao về việc hàng loạt nhà cung cấp mạng tại Việt Nam tiến hành chặn không cho khách hàng truy cập vào các trang web có nội dung nhạy cảm. Trước đó, tình trạng tương tự cũng xảy ra trên Yahoo Hỏi & Đáp, Blogspot, PhimMoi và một số trang tin tức ở nước ngoài.
Có thể nhận ra điểm chung các trang web bị nhà mạng chặn thì khi chúng ta truy cập xuất hiện thông báo với 2 dạng như sau:
- Không thể truy cập trang web này (URL) đã bất ngờ đóng kết nối. Hãy thử: Kiểm tra kết nối Kiểm tra proxy và tường lửa. ERR_CONNECTION_CLOSED hoặc Không thể truy cập trang web này. Không thể tìm thấy địa chỉ IP của máy chủ (URL). DNS_PROBE_FINISH_NXDOMAIN
Vấn đề trên sẽ xảy ra trên mọi thiết bị có kết nối intenrnet bao gồm điện thoại, máy tính kể cả khi bạn sử dụng trình duyệt ẩn danh. Tuy nhiên, người dùng hoàn toàn có thể thoát khỏi sự kiểm soát của nhà mạng cũng như truy cập vào các trang web bị chặn thông qua vài cách đơn giản được chia sẻ trong bài viết này.
Tóm tắt nội dung ẩn 1. Sử dụng DNS của bên thứ ba 2. Sử dụng mạng riêng ảo 3. Thay đổi địa chỉ IP1. Sử dụng DNS của bên thứ ba
DNS còn biết đến là hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System) có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền trên Internet. DNS mặc định được cung cấp bởi nhà mạng, dựa vào đó họ có thể áp dụng các thiết lập chặn quyền truy cập của người dùng đến bất kỳ trang web nào mà họ muốn.
Trong khi đó, các nhà cung cấp DNS thuộc bên thứ ba như Google, Cloudflare, OpenDNS… thì thoải mái hơn. Thậm chí trong một số trường hợp sử dụng DNS thuộc bên thứ ba uy tín còn giúp tăng tốc độ kết nối mạng, đảm bảo an toàn dữ liệu cho người dùng. Chính vì vậy, việc sử dụng DNS của bên thứ ba cũng là giải pháp đầu tiên mang lại hiệu quả cao và tiện lợi nhất để khắc phục tình trạng bị chặn truy cập vào các trang web mong muốn.
Hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp DNS thuộc bên thứ ba, dưới đây mình sẽ liệt kê một số máy chủ DNS được đánh giá cao về chất lượng và đáng tin cậy nhất:
- Google Public DNS: 8.8.8.8, 8.8.4.4
- Cloudflare DNS: 1.1.1.1, 1.0.0.1
- OpenDNS: 208.67.222.222, 208.67.220.220
Tư các thông tin trên, các bạn hãy tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn cài DNS 1.1.1.1 (dành cho cả điện thoại lẫn máy tính) rồi áp dụng phù hợp với nhà cung cấp DNS mà bạn đã chọn nhé.
2. Sử dụng mạng riêng ảo
Mạng riêng ảo hay VPN chắc không còn quá xa lạ với người dùng internet hiện nay, nhất là những bạn thường xuyên fake VPN nhận quà game PUBG Mobile hoặc tải trò chơi, ứng dụng ở nước ngoài. Thế nhưng ít ai biết rằng VPN còn giúp dữ liệu lịch sử truy cập web được giấu kín, không bị theo dõi và giám sát bởi nhà cung cấp mạng. Nhờ vậy mà đây cũng là phương pháp hữu hiệu để truy cập các trang web bị chặn.
Bạn chỉ có thể sử dụng VPN rất dễ dàng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ (trả phí và miễn phí) thông qua 2 hình thức như sau:
- Kích hoạt VPN trên ứng dụng hoặc phần mềm riêng: Chỉ cần chọn quốc gia rồi kết nối vậy là mạng riêng ảo sẽ hoạt động trên tất cả nhu cầu truy cập internet của bạn. Có thể kể đến một vài ứng dụng cung cấp VPN miễn phí như FlyVPN (Android, iOS, Windows), Melon VPN (Android) …
- VPN được tích hợp sẵn trên trình duyệt: Mạng riêng ảo sẽ chỉ hoạt động trên ứng dụng trình duyệt hỗ trợ các nhu cầu lướt web, xem video trực tuyến… đối với các ứng dụng khác trên thiết bị sẽ không bị ảnh hưởng. Một vài ứng dụng trình duyệt được trang bị VPN tốt nhất trên di động như Brave (Android, iOS), Opera 51 (Android)… Đối với máy tính, bạn nên chọn các loại trình duyệt thuộc nhân Chromium (Chrome, Cốc Cốc, EDGE…) sau đó tìm cài đặt các tiện ích VPN từ Cửa hàng Chrome trực tuyến.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, sử dụng mạng riêng ảo sẽ khiến tốc độ kết nối internet bị chậm đi ít nhiều so với bình thường. Do đó sau khi hoàn thành công việc, bạn nên nhớ ngắt kết nối VPN nhé.
3. Thay đổi địa chỉ IP
Nếu tất cả thiết bị của bạn dùng chung một bộ định tuyến (Router Wi-Fi) thì đồng nghĩa địa chỉ IP của chúng sẽ giống nhau. Đối với loại kết nối bằng dữ liệu di động (3G, 4G, 5G…) bạn có thể thay đổi địa chỉ IP sau mỗi lần bật tắt. Thế nhưng nếu chưa có sự can thiệp nào thì tất cả chúng vẫn sẽ phán ánh chính xác quốc gia của nhà cung cấp mạng. Cũng dựa theo địa chỉ IP, nhà mạng có khả năng không cho phép người dùng trong nước truy cập vào các trang web mà họ muốn.
Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị truy cập internet hiện nay đều có khả năng thay đổi địa chỉ IP thông qua một tính năng có sẵn hoặc nhờ đến các công cụ hỗ trợ. Phương pháp này cũng tương tự như sử dụng mạng riêng ảo, chúng ta sẽ sử dụng kết nối mạng bằng một địa chỉ IP ảo thuộc quốc gia khác. Nhờ vậy hoạt động truy cập internet của bạn sẽ thoát khỏi bộ lọc của nhà cung cấp mạng trong nước.
Các bạn có thể tham khảo 2 hình thức giúp thay đổi địa chỉ IP hiện tại thành địa chỉ nước ngoài như sau:
- Đổi địa chỉ IP bằng hình thức thủ công: Hướng dẫn dành cho cả thiết bị điện thoại và máy tính.
- Đổi địa chỉ IP bằng hình thức tự động: Nếu bạn dùng máy tính thì các phần mềm fake chuyên nghiệp như SafeIP sẽ là một lựa chọn đơn giản nhất để truy cập vào những trang web bị chặn bởi nhà mạng.
Từ khóa » đã Bất Ngờ đóng Kết Nối
-
Cách để Khắc Phục Lỗi Không Thể Truy Cập Vào Một Trang Web
-
Cách Khắc Phục Lỗi Kết Nối Của Bạn Không Phải Là Kết Nối Riêng Tư Khi ...
-
Cách Khắc Phục Lỗi ERR_CONNECTION_REFUSED Trên Google ...
-
Khắc Phục: Đã Xảy Ra Lỗi! Lỗi Trên Google Chrome
-
Cách Khắc Phục Khi Không Thể Truy Cập Một Trang Web Cụ Thể
-
Hướng Dẫn Sửa Lỗi Không Có Kết Nối Mạng Trên Trình Duyệt Chrome
-
Cách Sửa Lỗi Không Kết Nối được Internet Trên Chrome - Thủ Thuật
-
Cách Khắc Phục Lỗi Trang Web Từ Chối Kết Nối - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Khắc Phục Lỗi “Kết Nối Của Bạn Không Phải Là Kết Nối Riêng Tư”
-
Khắc Phục Sự Cố Kết Nối Mạng Trong Windows - Microsoft Support
-
Cách Sửa Lỗi Err_Connection_refused Trên Chrome
-
Cách Sửa 99% Lỗi "Không Thể Truy Cập Trang Web Này" Trên Chrome
-
Cách Khắc Phục Lỗi Máy Chủ Proxy Từ Chối Kết Nối Trên Windows 10 ...