Cách Truy Lùng Bọ Cánh Cứng ăn Lá Hồng Hiệu Quả Bạn Nên Thử?

Bọ cánh cứng ăn lá hồng có tên khoa học là Adoretus sinicus, chúng có xuất thân từ Nhật Bản và Đài Loan. Hiện nay, chúng phân phối rộng rãi khắp Đông Nam Á và nhiều đảo Thái Bình Dương. Được giới thiệu đến Hawaii trước năm 1896, bây giờ nó là loài gây hại phổ biến trên tất cả các hòn đảo lớn ở đây.

Bọ cánh cứng ăn lá hồng có xuất thân từ Nhật Bản và Đài Loan

Bọ cánh cứng ăn lá hồng có xuất thân từ Nhật Bản và Đài Loan

Ngoài tấn công trên cây hồng thì loại bọ cánh cứng này cũng gây hại trên rất nhiều cây trồng khác như măng tây, đậu, bông cải xanh, cải bắp, cacao, chiso, ngô, bông, dưa chuột, cà tím, hoa trắng, gừng, nho, đậu xanh, dâu tây, khoai lang…

Vòng đời của loại bọ cánh cứng này có 4 giai đoạn đó là trứng, ấu trùng (3 – 4 tuần), con non và con trưởng thành.

– Trứng nằm trong đất có độ dài khoảng 0.15 cm và độ rộng khoảng 0.1 cm có màu trắng sáng.

Trứng của bọ cánh cứng ăn lá hồng

Trứng của bọ cánh cứng ăn lá hồng

– Ấu trùng có hình chữ C, lông trắng, với đầu dễ thấy và chân ngắn.

Ấu trùng của bọ cánh cứng ăn lá hồng

Ấu trùng của bọ cánh cứng ăn lá hồng

– Con non: có màu trắng vàng khi ban đầu hình thành và dần dần trở thành màu nâu. Toàn bộ bề mặt của nó được phủ đầy những sợi lông ngắn. Có kích thước khoảng 0.6 cm.

– Con trưởng thành rất cứng cáp, màu nâu đỏ nhạt hoặc xám, chiều dài khoảng 1.27 cm . Thân nó được phủ bằng lớp lông trắng mịn.

bọ cánh cứng ăn lá hồng

Những dấu hiệu chứng tỏ bọ cánh cứng ăn lá hồng đã tấn công

– Những lá trưởng thành không quá già bị ăn loang lỗ như tấm ren, hoặc một phần là bị mất lớp thịt.

Bọ cánh cứng ăn lá hồng làm lá loang lỗ không nhất định

Bọ cánh cứng ăn lá hồng làm lá loang lỗ không nhất định

– Có những lá bị trơ gân chứng tỏ chúng đã tấn công quá nặng.

– Đọt non có thể bị đứt ngang

– Hoa có màu hồng phấn, cánh sen và vàng cũng là mục tiêu mà chúng thường hay tấn công. Chúng ăn cả hoa đã nở và lẩn trốn trong cả hoa.

Bọ cánh cứng ăn lá hồng ăn luôn cả hoa

Bọ cánh cứng ăn lá hồng ăn luôn cả hoa

Tác hại của bọ cánh cứng ăn lá hồng gây ra

Bọ cánh cứng ăn lá hồng không dẫn đến cái chết trực tiếp cho cây trồng mà làm mất đi nhiều lá, giảm khả năng quang hợp của cây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.

Khi bị gây hại nặng cây có thể bị chết.

Để điều trị bọ cánh cứng ăn lá hồng có ba phương pháp đó là phương pháp thủ công, phương pháp bẫy đèn và dùng thuốc làm xua đuổi chúng.

1. Phương pháp thủ công

Phương pháp thủ công đó là phương pháp dùng tay để bắt bọ cánh cứng ăn lá hồng. Tầm khoảng từ 19 – 21 giờ là thời điểm hoạt động mạnh của chúng. Ban ngày chúng ẩn nấp nên rất khó bắt được.

Dùng đèn pin rọi vào những lá hồng, nhất là mặt dưới lá sẽ phát hiện những thủ phạm đáng gờm đang tấn công lá hồng nhà bạn. Nên nhẹ nhàng để tránh bọ cánh cứng bay đi chỗ khác ẩn nấp, sau đó lại quay lại tấn công tiếp.

Ưu điểm

– Không tốn kém, tiết kiệm chi phí

– Không gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe của người trồng

– Không làm hại những côn trùng có ích

Khuyết điểm

– Rất tốn công nhưng hiệu quả không cao

2. Phương pháp bẩy đèn

Nếu vườn hồng của bạn rộng lớn có thể tham khảo phương pháp bẩy đèn bắt bọ cánh cứng ăn lá hồng. Đây là phương pháp ứng dụng trên cây ca cao của Sở khoa học tỉnh Bến Tre.

Bẫy đèn tự chế để bắt bọ cánh cứng ăn lá hồng

Bẫy đèn tự chế để bắt bọ cánh cứng ăn lá hồng

Để áp dụng phương pháp này bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau đây:

– Tấm tôn kẽm có chiều rộng, chiều dài là 1 – 1,5 m

– Hai cây tầm vông cao

– Bạt ny lông

– Đèn compact

Sau khi nguyên liệu đã chuẩn bị xong thì bắt tay vào làm bẩy đèn bắt bọ cánh cứng ăn lá hồng bằng cách lợi dụng tập tính hướng sáng và giả chết khi đụng phải vật lạ của bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng sau khi bắt có thể làm mồi cho gà, vịt, cá.

Các bước tiến hành

– Dùng một tấm tôn kẽm có chiều dài và chiều rộng 1-1,5 m làm bia chắn cắm ngoài vườn (cao 1,8-2 m).

– Phía dưới bia đào hố, rộng khoảng 60 cm, sâu 30 cm; lót bạt nylon chứa nước.

– Một cây đèn compact sạc điện (thường được sử dụng khi cúp điện) được treo vào giữa tấm bia có khoét lỗ (để chiếu sáng cả hai mặt).

Nguồn: http://dost-bentre.gov.vn/

Ưu điểm

– Không gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe của người trồng

– Không làm hại những côn trùng có ích

– Hiệu suất cũng cao hơn

– Không tốn công nhiều

Khuyết điểm

– Tốn chi phí để làm chiếc bẫy

3. Phương pháp hóa học

Phương pháp này dùng các loại thuốc hóa học có mùi hơi nặng để xua đuổi bọ cánh cứng. Để tăng khả năng bám dính có thể sử dụng loại thuốc pha chung có tính bám dính cao để nâng cao hiệu quả.

Theo như một trang web https://www.semanticscholar.org/ việc sử dụng thuốc có hợp chất Imidacloprid, Azadirachtin và cỏ dại có nhiều hứa hẹn nhất để làm giảm sự tàn phá của bọ cánh cứng ăn lá hồng.

Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo: 

a. Confidor

Confidor là thuốc trừ sâu dạng lỏng được đặc chế để trừ côn trùng hút chích gây hại cho cây trồng. Thuốc có hiệu lực cao, hiệu quả kéo dài, tăng khả năng chịu đựng của cây trồng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi.

Dùng confidor để điều trị bọ cánh cứng ăn lá hồng

Dùng confidor để điều trị bọ cánh cứng ăn lá hồng

Thành phần của Confidor

Cách dùng

Pha 2ml thuốc cho bình 2L phun lên lá một tuần 1 lần để điều trị bọ cánh cứng ăn lá hồng. Có thể pha chung với dầu khoáng để tăng tính bám dính cho thuốc.

 Xem thêm: Confidor 20 ml

 Xem thêm: Confidor 100 ml

b. Dầu khoáng

SK EnSpray 99EC là dầu khoáng được chưng cất và tinh chế theo một quy trình đặc biệt để sử dụng phòng ngừa bệnh hại cây trồng.

Dầu khoáng tăng khả năng bám dính cho thuốc điều trị bệnh

Dầu khoáng tăng khả năng bám dính cho thuốc điều trị bệnh 

Thành phần dầu khoáng

Petroleum Spray Oil: 99%w/w

Cách dùng

Pha 10 ml cho bình 2L phun lên lá cùng với confidor để tăng khả năng bám dính cho thuốc khác. Do dạng dầu khó tan trong nước nên bám nhiều hơn trên lá, khó rửa trôi nên có tác dụng khá tốt trong việc điều trị bệnh cho hoa hồng leo.

 Xem thêm: Dầu khoáng 100 ml

 Xem thêm: Dầu khoáng 500 ml

Ưu điểm

– Có thể tiêu diệt bọ cánh cứng ăn lá hồng

– Hiệu suất cao hơn bắt thủ công

– Không tốn quá nhiều công sức

Khuyết điểm

– Tốn chi phí để mua thuốc BVTV

– Gây ảnh hưởng đến môi trường và những thiên địch có ích.

– Phun nhắc lại nhiều lần

Bọ cánh cứng ăn lá hồng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của cây hồng mà nó còn cản trở sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cây. Nhanh chóng khắc phục loại côn trùng phá hoại này để trả lại vẻ đẹp vốn có cho cây hồng leo nhà bạn.

Từ khóa » Bọ Cánh Cứng ăn Lá Hoa Hồng