Cách Từ Chối đòi Hỏi Của Trẻ - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Trả lời dứt khoát
Khi từ chối một đứa trẻ, người lớn nên đưa ra câu trả lời dứt khoát. Nếu phụ huynh ngập ngừng hoặc nói "có thể", trẻ sẽ tiếp tục đòi hỏi hoặc nghĩ bạn chỉ đang đùa. Trong một số trường hợp, bạn có thể nói "không phải lúc này" và hãy đưa ra một dấu mốc cụ thể chấp nhận đòi hỏi của trẻ.
Đưa ra lời giải thích ngắn gọn
Lời giải thích ngắn gọn sau khi từ chối sẽ giúp trẻ hiểu vấn đề. Hãy cố gắng dùng cách giải thích dễ hiểu nhất với con, tránh từ ngữ dài dòng. Ví dụ khi con đòi đi bơi, bạn từ chối và nói rằng không có áo phao con sẽ bị chìm. Khi trẻ hiểu ra vấn đề hoặc những nguy hiểm tiềm ẩn, những lần sau khi bạn không có mặt ở đó, trẻ cũng ý thức tránh xa để không gặp rủi ro.
Kiên định
Cho dù trẻ có năn nỉ hay ăn vạ, bạn cũng không nên nhượng bộ. Thay đổi câu trả lời từ "không" thành "có" chỉ khiến lời nói của bạn không nhiều ý nghĩa đối với trẻ. Đòi được một lần thì sẽ có những lần sau, trẻ biết bạn có thể nhượng bộ.
Ngay cả khi trẻ nói những câu như "Nhưng tất cả bạn bè của con đều có" hoặc "Bố mẹ thật vô lý, con ghét bố mẹ", hãy trả lời "Bố mẹ yêu con, nhưng đó là quy tắc" và ngừng cuộc tranh cãi.
Chú ý đến cảm xúc và cách phản ứng của con
Nhiều trẻ sẽ la hét, quậy phá khi không được đáp ứng đòi hỏi. Khi đó, phụ huynh hãy đưa ra lời cảnh báo cần thiết, có thể là cất đồ chơi hoặc không cho con sử dụng máy tính trong một thời gian nhất định.
Cho con trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực, thất vọng khi không được chiều theo nhu cầu cũng là một cách để trẻ thực hành cách xử lý cảm xúc của mình phù hợp với xã hội.
Hãy chắc chắn rằng bạn vẫn thường xuyên nói "Có"
Luôn từ chối các yêu cầu của con không phải là việc làm tốt và được khuyến khích. Điều quan trọng là bạn cho phép con làm và giải thích lợi ích của việc đó.
Việc nói "có" sẽ khiến bạn vất vả hơn khi phải giám sát và trông chừng trẻ, đôi khi là tốn nhiều tiền để mua món đồ chơi trẻ muốn. Nhưng một đứa trẻ luôn cần được trao cơ hội để khám phá và trải nghiệm cái mới. Phụ huynh không nên quá nghiêm khắc mà khiến con không được sống đúng với lứa tuổi.
Thanh Hằng (Theo Verywell Family)
Từ khóa » Cách Từ Chối Dứt Khoát
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Mà Không Để Lại "Sẹo": Nghệ Thuật Nói ...
-
Cách Từ Chối Mà Không Sợ Bị Mích Lòng, Người Khác Không Thể Trách
-
6 Cách Từ Chối Lời Tỏ Tình Mà Không Gây Tổn Thương
-
Cách để Từ Chối Ai đó Mà Không Khiến Họ Bị Tổn Thương - WikiHow
-
Cách Từ Chối Tình Cảm Của Một Người Tránh Làm Họ Tổn Thương
-
NGHỆ THUẬT NÓI LỜI TỪ CHỐI ĐƯỢC LÒNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
-
3 Cách Làm Sao để Từ Chối Tình Cảm Một Cách Khéo Léo - Tâm Lý NQH
-
Nghệ Thuật Từ Chối Khôn Khéo Giúp Bạn Thoát "họa" Chốn Công Sở
-
Làm Thế Nào Từ Chối Người Bạn Không Thích? - Hello Bacsi
-
Biết Nói Lời Từ Chối - Báo Người Lao động
-
Gợi ý Các Cách Từ Chối Khéo Không Mất Lòng Ai - Thanh Bình Psy
-
Làm Thế Nào để Từ Chối Lời Tỏ Tình?
-
Mách Bạn Cách Từ Chối Lời Tỏ Tình Tế Nhị Và Khéo Léo | DBK Việt Nam
-
10 Cách Từ Chối Khéo Lời Tỏ Tình Của Con Trai Giúp Họ Không đau Lòng