Cách Từ Chối Khéo Léo Mà Không Để Lại "Sẹo": Nghệ Thuật Nói ...
Có thể bạn quan tâm
2 – Việc bạn từ chối hay nói không với ai đó, không có nghĩa bạn là người xấu.
Lúc nào cũng đồng ý, lúc nào cũng nói có, chưa hẳn đã tốt. Cái đó gọi là ba phải, hay gió chiều nào theo chiều ấy. Hãy nhớ rằng nói không, không có nghĩa bạn là người xấu (hoặc họ sẽ nghĩ bạn là người xấu), mà bạn là người có chính kiến, có kế hoạch. Vấn đề chỉ là cách từ chối khéo léo sao cho không để lại “sẹo” mà thôi (sẽ bật mí trong Blog này).
3 – Cách từ chối khéo léo cũng là một kỹ năng… cần luyện tập hằng ngày.
Giống như bất cứ kỹ năng nào, nếu bạn cảm thấy khó khi thực hiện, thì đơn giản là nó chưa trở thành phản xạ thói quen, và bạn cần phải dành thêm thời gian tìm hiểu và luyện tập, vậy thôi. Blog này cũng sẽ bật mí những thói quen nhỏ mà có võ, giúp bạn ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn, từ đó tạo dựng sự tin tưởng cho mọi người.
Vậy là đối nội đã xong. Ghi nhớ 3 nguyên tắc trên sẽ giúp “ông nội” bên trong bạn yên ổn, giờ bạn có thể áp dụng các bước nói không dưới đây để khiến cho “bà ngoại” cũng được sung sướng nhé!
<i class="fa fa-sitemap"></i> MỤC LỤC BÀI VIẾT 1) Cách từ chối khéo léo bước #1: Lập danh sách “nhất quyết nói không” 2) Cách từ chối khéo léo bước #2 – Đừng nhận lời vội, đừng từ chối vội. 3) Cách từ chối khéo léo bước #3 – Luôn từ chối kèm quà tặng miễn phí.Cách từ chối khéo léo bước #1: Lập danh sách “nhất quyết nói không”
Một tập thể sẽ rối loạn nếu không có nguyên tắc chung. Tương tự, nguyên nhân hàng đầu khiến cho việc từ chối trở nên khó khăn, là bạn không có nguyên tắc rõ ràng ngay từ đầu. Do đó, bạn càng nhanh chóng lập ra một danh sách “nhất quyết nói không”, mọi việc sẽ càng trở nên dễ dàng.
Bạn có thể tham khảo các gợi ý dưới đây, và tự lập một danh sách nguyên tắc của riêng bạn.
1 – Tôi dứt khoát nói không khi việc đó vi phạm pháp luật, hoặc có dấu hiệu khiến tôi nghi ngờ. 2 – Tôi dứt khoát từ chối khi việc đó đi ngược lại với mục tiêu hoặc ưu tiên của tôi vào thời điểm đó. 3 – Tôi dứt khoát nói không khi việc đó có thể gây tổn hại tới người khác, tới sinh vật sống khác. 4 – Tôi dứt khoát từ chối khi tôi biết chắc mình không thể dành toàn tâm toàn ý tham gia. 5 – Tôi dứt khoát nói không với những người đã từng thất hứa hoặc có dấu hiệu lợi dụng tôi. 6 – Tôi dứt khoát từ chối những người nhờ vả tôi liên tục các việc không thuộc trách nhiệm của tôi. 7 – Tôi dứt khoát nói không với những việc không đem lại lợi ích cho tập thể, và cho người khác. 8 – Tôi dứt khoát từ chối khi, v.v…
Danh sách này có thể cập nhật theo thời gian. Ngoài ra bạn cũng có thể lập thêm một danh sách “Nếu phải lựa chọn giữa X và Y, tôi sẽ luôn lựa chọn…” cũng rất có ích. Ví dụ giữa Gia đình và Sự nghiệp, giữa Bạn bè và Bản thân v.v…. Đây là những lựa chọn khó, nên hãy chuẩn bị càng sớm, sẽ càng thuận lợi sau này.
Nếu một ai đó vi phạm nguyên tắc của bạn, hãy dứt khoát từ chối và đừng lo lắng gì cả. Vì nếu họ đã vi phạm nguyên tắc của bạn, có nghĩa là họ không tôn trọng bạn, và không xứng đáng nhận được sự đồng ý của bạn. Hãy yên tâm, thường những người như thế khi không nhờ được bạn, sớm muộn họ sẽ tìm một ai khác mà thôi.
Tất nhiên, sẽ có tình huống một việc nào đó lọt qua được “hàng rào phòng thủ” này, và tin buồn là chúng xảy ra rất nhiều. Khi ấy nếu bạn muốn nói không, thì cách từ chối khéo léo là gì? Hãy cùng đến với bước hai.
Cách từ chối khéo léo bước #2 – Đừng nhận lời vội, đừng từ chối vội.
Hồi còn đi làm, có một mẹo đã “cứu” tôi rất nhiều phen. Đó là mỗi lần ai đó hỏi tôi có rảnh để làm việc gì đó không thì tôi luôn trả lời, “Việc này quan trọng đấy, để mình xem lịch đã nhé.” (rồi rút Smartphone ra coi lịch). Thói quen này tuy nhỏ mà có võ, đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn:
1 – Nó là tín hiệu báo cho người kia biết rằng bạn là người làm việc có kế hoạch, chứ không phải lúc nào cũng rảnh rang mà vác tù và hàng tổng. 2 – Nó cho bạn một khoảng dừng, một cơ hội nhìn lại xem đó có phải việc nên được ưu tiên hay không, để đưa ra quyết định sáng suốt hơn. 3 – Sau khi xem lịch, nếu bạn trả lời rằng bạn sẽ sắp xếp để giúp họ thì “thời gian” của bạn dành cho họ sẽ “đáng giá” hơn là nhận lời ngay từ đầu.
Thói quen này có thể áp dụng cho mọi tình huống, kể cả một ai đó tỏ tình với bạn. Tất nhiên là lúc đó, bạn không thể rút Smartphone ra và nói, “Việc này quan trọng đấy, để tôi xem danh sách những người đã tỏ tình với mình đã,” mà bạn đơn giản chỉ cần nói, “Đây là việc quan trọng, hãy cho tôi thời gian để suy nghĩ.”
Câu “Việc này quan trọng” rất quan trọng, nó thể hiện thái độ lắng nghe của bạn (ai mà không thích người khác nghĩ rằng việc của mình quan trọng cơ chứ, ha ha), nên họ sẽ dễ dàng cho bạn thời gian suy nghĩ hơn. Còn nếu họ liên tiếp “tấn công” bạn, đòi bạn ra quyết định ngay, thì có thể dùng hai từ khóa đầy sức mạnh sau đây.
Đó là “nguyên tắc” và “tôn trọng”. Bạn có thể nói “Nguyên tắc của tôi là v.v… mong bạn tôn trọng…” Chẳng hạn, “Nguyên tắc của tôi là đã tham gia việc gì là sẽ làm hết sức, nên mong bạn tôn trọng và cho tôi thời gian suy nghĩ để ra quyết định.” Làm vậy, họ sẽ cảm nhận được sự nghiêm túc, cũng như uy lực của bạn.
Còn sau khi bạn đề cập tới “nguyên tắc” và yêu cầu sự “tôn trọng” mà họ vẫn tấn công, thậm chí đòi hỏi một cách thô lỗ. Thì họ là người chẳng có phép tắc, và nên out ngay khỏi cuộc đời bạn. Bạn có thể gọi security, hoặc cảnh sát nếu cần (Nếu người đó dùng địa vị để uy hiếp, thì núi cao tới mấy vẫn có ông trời cao hơn mà ^^!)
Cách từ chối khéo léo bước #3 – Luôn từ chối kèm quà tặng miễn phí.
Ai mà không thích quà tặng cơ chứ? Trong trường hợp xem lịch xong, suy nghĩ xong xuôi và bạn muốn từ chối. Thì đã tới lúc phải áp dụng cách từ chối khéo léo, hay nghệ thuật nói không mà không gây đau đớn này. Trước tiên, hãy chia sẻ cảm xúc với họ, điều này rất quan trọng, giống như là thuốc an thần vậy.
Chẳng hạn, “Cám ơn bạn đã tin tưởng. Tôi hiểu việc này rất quan trọng với bạn, tôi cũng muốn giúp lắm. Tuy nhiên, v.v… (đưa ra lý do chính đáng của bạn)”. Lý do chính đáng nhất, thường là bạn đang vướng một lịch nào đó mất rồi, hoặc thời gian này bạn đang có mối quan tâm khác nên chưa thể toàn tâm toàn ý cho họ.
Lúc này có thể họ sẽ tổn thương, đặc biệt là những người hướng nội, cảm xúc mạnh bạn càng phải quan tâm. Hãy xoa dịu ngay vết thương đó bằng những món quà miễn phí:
1 – Bạn gợi ý cho họ một giải pháp giúp họ tự làm việc đó một cách hiệu quả. 2 – Bạn gợi ý một ai đó có thể giúp được họ, thậm chí còn làm tốt hơn cả bạn. 3 – Bạn hứa sẽ sắp xếp giúp họ lần sau, hoặc một việc gì đó khác thay thế.
Nguyên tắc chung của cách từ chối khéo léo là đừng vội nhận lời, cũng đừng vội từ chối. Hãy thể hiện rằng bạn là người có nguyên tắc, có kế hoạch, bạn hiểu việc của họ quan trọng và muốn giúp họ một cách tốt nhất. Tất nhiên, trường hợp bạn vô cùng rảnh rang, người nhờ bạn có tầm ảnh hưởng, hoặc công việc cấp bách, thì tùy cơ ứng biến nhé.
Trong trường hợp họ nài nỉ ghê gớm, miễn cưỡng lắm thì bạn có thể dùng tuyệt chiêu cuối cùng là giúp đỡ một phần nhỏ. Hãy trao đổi, giúp họ phân tích việc họ cần nhờ ra làm nhiều phần, và xem bạn có thể giúp được một phần nhỏ nào đó trong khả năng của bạn hay không. Đó cũng là một cách từ chối khéo léo, đòi hỏi khả năng thương lượng và thuyết phục.
Cuối cùng, hãy đóng vết thương lại hoàn toàn bằng cách quan tâm tới cảm xúc của họ. “Như vậy có sao không?” “Có vấn đề gì không khi mình không thể giúp được bạn như ý muốn?” “Chúng ta vẫn là bạn tốt chứ?” v.v…
Đố bạn: Thế còn trường hợp tỏ tình thì sao? Món quà miễn phí có thể là gì nhỉ???? Giới thiệu ai đó “ngon” hơn mình ư? Ha ha… Bạn hãy comment nhé!!!!!!!!
1 – Mỗi lần ai đó hỏi bạn có rảnh không, hãy nói “để tôi xem lịch đã”. Thói quen này giúp bạn trở thành một người có kế hoạch và ngày được tin tưởng. 2 – Mỗi lần bước ra khỏi nhà, hãy tự hỏi việc quan trọng hôm nay phải làm là gì. Khi trong đầu bạn luôn có một mối ưu tiên, bạn sẽ luôn đánh giá được một việc nào đó có phải là ưu tiên hay không. 3 – Mỗi lần ai đó hỏi nhờ vả việc gì, hãy luôn xin họ một thời gian nhất định để ra quyết định (với một lý do chính đáng: muốn toàn tâm toàn ý vào việc của họ). 4 – Mỗi lần ai đó tới nhờ vả, hãy hỏi rõ thông tin việc đó trước khi quyết định: Nó gấp tới mức nào? Nó quan trọng tới mức nào? Kỳ vọng của họ đối với bạn là gì? v.v…. 5 – Mỗi lần từ chối, luôn kèm theo một món quà miễn phí nào đó: Thông tin hữu ích, một mối liên hệ tới ai đó khác có thể làm tốt hơn… 6 – Khép lại lời từ chối bằng câu hỏi quan tâm tới cảm xúc của họ, duy trì mối quan hệ, khẳng định tích cực: “Chúng ta vẫn là bạn tốt chứ?”Từ khóa » Cách Từ Chối Khéo
-
10 Cách Từ Chối Khéo Léo Giúp Người Cả Nể Nhất Cũng Có Thể Nói Không
-
7 Cách Từ Chối Lời Mời Khéo Léo - VnExpress Đời Sống
-
Cách Từ Chối Mà Không Sợ Bị Mích Lòng, Người Khác Không Thể Trách
-
Kinh Nghiệm Nói Không Và Kỹ Năng Từ Chối Khéo Léo - Sapuwa
-
6 Cách Từ Chối Khéo Lời Mời, Lời Tỏ Tình Không Gây Mất Lòng
-
Cách Từ Chối Khéo Léo - Nghệ Thuật Giao Tiếp đỉnh Cao - WikiChiaSe
-
Học "cách Từ Khối Khéo" Trong 5 Tình Huống Phổ Biến!
-
Hướng Dẫn Cách Từ Chối Khéo Lời Mời Đi Chơi ... - LOL Truyền Kỳ
-
6 Cách Từ Chối Nhưng Vẫn Giữ được Hòa Khí Trong Công Việc
-
Cách Từ Chối Khéo Léo Mà Vẫn Không Mất Lòng Ai, 90% Thành Công
-
6 Cách Từ Chối Lời Tỏ Tình Mà Không Gây Tổn Thương
-
10 Cách Giúp Bạn Không Cả Nể, Khéo Léo Nói Lời Từ Chối - Zing News
-
5 Cách Từ Chối Khéo Lời Mời Của Chàng Mà Không Khiến Anh ấy Ngại ...
-
Bí Quyết Công Sở: Đồng Nghiệp Nhờ Vả, Làm Thế Nào để Từ Chối?