Cách ươm Giống Lan Phi Điệp Bằng Thân Lan Già - Vườn Lan

Lan Phi Điệp hay còn gọi là lan Giả Hạc, loài này có hoa nở rất đẹp, có hương thơm đặc trưng mà không phải loài lan nào cũng có được. Ngoài ra, lan Phi Điệp còn chiếm được tình cảm của người trồng lan bởi cách nhân giống đơn giản, dễ nhất là nhân giống từ thân già nhưng cây lan con vẫn đạt năng suất và chất lượng cao.

Đặc điểm chung của lan Phi Điệp Lan Phi Điệp có tên khoa học là Dendrobium anosmum, thuộc dòng hoàng thảo, người miền nam còn gọi loài làn này là giã hạc hay giả hạc. Lan Phi Điệp phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới vì vậy dòng lan này được phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Phi Điệp thuộc dòng lan thân thòng bởi thân của chúng dài nên mọc thường bị sức nặng kéo thõng hướng xuống dưới, khi ra hoa tạo thành một dải như thác nước. Loại lan này được yêu thích là bởi nó có những nét đẹp rất độc đáo, hoa có rất nhiều mặt bông khác nhau, từng mặt bông lại có những nét đẹp khác nhau, sở hữu một hương thơm đặc trưng không phải loài lan nào cũng có được.. Và cũng không ít người yêu lan, có kinh nghiệm trồng lan đã bằng nhiều cách tạo ra các loại Phi Điệp khác nhau, trong số đó đặc biệt có loại lan phi điệp 5 cánh trắng Phú Thọ là một loại phi điệp đột biến gen quý hiếm, mỗi cây có thể có giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Lan Phi Điệp là loại cây mang giá trị kinh tế cao đặc biệt là trong thời gian gần đây khi lan dần trở thành thú chơi của nhiều người, cũng vì vậy mà cách nhân giống lan phi điệp đang là một trong những từ khóa được rất nhiều quan tâm tìm kiếm. Nhưng cách nhân giống lan Phi Điệp lại khá đơn giản và cho cây lan con đạt năng suất và chất lượng cao. Các thứ cần chuẩn bị Đoạn thân cây Phi Điệp già cần nhân ki, kích ra mầm Dụng cụ khoan nhỏ, mũi khoan 1mm. Dao lam, bật lửa, keo liền sẹo Dùng thuốc kích ki hiện nay sẵn có Thời điểm nhân giống (ươm kie) Ở miền nam thời tiết nắng đẹp thì bạn có thể ươm ki bất cứ giai đoạn nào trong năm. Tuy nhiên ở miền Bắc thì nên tránh ươm ki vào mùa đông. Vì mùa đông lạnh, cây lan cũng như những loài thực vật khác sẽ tạm ngưng phát triển, nghỉ ngơi, rụng lá chờ xuân, nên ở ngoài bắc ươm vào mùa xuân tới hè là đẹp nhất. Cắt đoạn thân lan Phi Điệp già Đầu tiên, bạn chọn thân lan đem đi ươm giống, sau đó cắt ra thành từng đoạn ngắn để đi ươm. Theo kinh nghiệm, thân lan càng già, gầy, có nhiều mắt đã ra hoa thì bạn nên cắt thành từng đoạn dài khoảng 20-30cm hoặc để nguyên không cắt. Ngược lại, những thân lan mập mạp, có nhiều mắt chưa ra hoa thì bạn cắt đoạn ngắn hơn cỡ 2-3 mắt, nếu thân lan khá mập thì mỗi đoạn có thể có 1 mắt ngủ là được. Bạn có thể dùng dao, lưỡi lam hoặc dao rọc giấy để cắt lan ươm ra thành từng đoạn. Lưu ý, các dụng cụ cắt phải được xử lý, khử trùng cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng ươm giống.

Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già

Kích ki và Chống thối qua vết cắt Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Theo đó, để chống thối vết cắt cây lan bạn có thể thực hiện theo các cách sau: Cách 1: Sau khi cắt thân già xong bạn bôi trực tiếp dung dich kích ki lên vết cắt và các vị trí của mắt ngủ để ươm ki hoặc bạn có thể phun vào cây ở vị trí có mắt ngủ để đánh thức chúng. Để qua đêm cho khô vết cắt thì bạn sử dụng loại keo liền sẹo, sơn, xi măng, keo dán ống nhựa PVC,…để bôi vào vết cắt để khoảng 5-7 ngày cho vết cắt được khô hoàn toàn và không bị nấm bệnh xâm nhập qua vết cắt Cách 2: Bạn dùng loại bột ươm keiki chuyên dụng, đổ bột ra đĩa bạn cắt xong đoạn nào thì chấm ngay vết cắt vào trong bột đó, bạn cũng để khoảng 5-7 ngày cho vết cắt được khô. Cách 3: Sau khi bạn dùng keo liền sẹo để xử lý vết cắt, dùng thuốc kích thích keiki, với cách này bạn dùng tăm bông nhúng vào thuốc rồi bôi vào các vị trí của mắt ngủ để ươm keiki hoặc bạn có thể phun vào cây ở vị trí có mắt ngủ để đánh thức chúng. Cách 4: Một cách khác bạn có thể tạo vết thương nhỏ và sâu vào khoảng 1/3 thân cây và cách mắt ngủ định cho ra mầm khoảng 0,3-0,6mm bằng đầu dao nhọn hoặc mũi khoang nhỏ. Khi thực hiện cần chú ý mũi khoan hay dao cần hướng về mắt cần nảy mầm. Sau đó bôi thuốc ki kín vết thương hở, để khoảng 10-15 phút cho thuốc ngấm hết rồi bôi Keo Liền Sẹo. Chú ý: Sau khi dùng thuốc bôi kín vết thương bạn nên tránh để dính nước trong khoảng 2-3 tiếng..

Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già

Pha dung dịch ngâm lan Tiếp theo, bạn bắt đầu pha hỗn hợp gồm 2cc atonic + 2ccB1 với 1 lít nước, sau đó đem đoạn lan cần ươm vào ngâm khoảng 15 phút rồi đem đặt vào chậu ươm đã chuẩn bị sẵn. Dung dịch này sẽ có tác dụng kích thích cây lan nhanh mọc rễ và phát triển mầm non. Chọn chậu và giá thể để ươm lan Bạn có thể sử dụng chậu đất nung, chậu nhựa hoặc để vào rỗ rá cũng được. Về giá thể, bạn dùng các loại như: than củi, miếng xốp, vỏ thông, sỏi nhỏ, vỏ thông, dớn vụn,…Lưu ý, giá thể loại to bạn nên để lớp dưới cùng, đến giá thể nhỏ và lớp trên bạn rải một lớp mỏng mùn dừa, rêu rừng hoặc chine để giữ ẩm cho cây lan.

Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già

Đặt hom vào chậu Đây là bước cuối cùng để ươm lan, sau khi đã xử lý các đoạn lan thân già đã cắt xong thì bạn đem chậu đặt ở nơi râm mát, không quá ẩm ướt, che nắng, che mưa kết hợp với phun sương 1-2 lần/ngày tùy thuộc vào thời tiết để cây lan ươm có điều kiện phát triển tốt nhất.

Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già

Cách ươm giống lan Phi Điệp bằng thân lan già

  1. Các bài viết liên quan
  • Trồng và chăm sóc lan Hoàng thảo Đùi gà
  • Những quy tắc chăm sóc cho dendro
  • Cách nhân giống các loại lan hoàng thảo
  • Hoàng thảo Thái Bình - Dendrobium moschatum
  • Lan hoàng thảo bù đăng - Dendrobium infundibulum
  • Cách phòng và trị bệnh teo rụng nụ non trên hoa lan dendrobium
  • Lan Hoàng thảo đỏ - Dendrobium concinnum
  • Phân Biệt Các Loài Lan Thủy Tiên - Kiều hiện có ở Việt Nam
  • Cách trồng và chăm sóc dòng lan rừng Denbrobium
  • Phân loại lan Dendro nắng theo cấp độ
  • Cách chăm sóc hoa lan dendro cho hoa nở đẹp
  • Hướng dẫn trồng lan Dendrobium Thái
  • Phân loại các giống lan Dendrobium
  • Nhận biết hoa lan rừng: giả hạc hay trầm rừng?
  • Những bệnh thường gặp trên lan dendro
  • Các giống lan hoàng thảo và cách trồng
  • Tên các loài hoàng thảo Việt Nam
  • Kỹ thuật trồng lan Dendrobium
  • Kỹ thuật chăm sóc hoa lan Dendro cấy mô
  • Các nhóm lan Dendrobium thường gặp
  • Đặc điểm nuôi trồng một số loại lan Dendrobium
  • Lan Dendrobium
  • Kiến thức cơ bản trồng, chăm sóc Dendrobium
  • Hoàng thảo lông trắng - Dendrobium senile
  • Đại bạch hạc - Dendrobium christyanum
  • Trồng và chăm sóc lan Dendrobium tại Hà Nội
  • Lan Dã Hạc - Phi Điệp Dendrobium anosmum
  • Lan Hoàng thảo vẩy Rồng - Dendrobium lindleyi
  • Hoàng thảo lụa vàng - Dendrobium heterocarpum
  • Hoàng thảo Tam bảo sắc - Den devonianum
  • Hoàng Thảo Kèn - Dendrobium Lituiflorum
  • Hoàng thảo trúc mành - Dendrobium falconeri
  • Hoàng thảo nhất điểm hồng - Dendrobium draconis
  • Hoàng thảo Hỏa Hoàng - Dendrobium bellatulum Rolfe
  • Ý thảo - Dendrobium gratiosissimum
  • Hoàng thảo phi hạc - Den signatum - Dendrobium hildebrandtii
  • Hoàng thảo Long tu đá - Dendrobium crepidatum
  • Hạc vỹ - Đại ý thảo - Dendrobium aphyllum, Den pierardii
  • Giả hạc thân ngắn - Dendrobium parishii

Từ khóa » Cách ươm Kie Lan đột Biến