Cách ươm Hạt Khổ Qua Rừng
Có thể bạn quan tâm
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loại dây leo có tua cuốn thuộc họ bầu bí dưa. Khổ qua sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới. Dây và lá có lông, bông vàng, trái u sần sùi, vị đắng. Khi trái chín xung quanh hạt có màng đỏ bao quanh như trái gấc. Khổ qua là loại trái đắng nhất trong các loại trái họ bầu bí dưa.
Nội dung chính Show- QUY TRÌNH CANH TÁC
- Làm đất
- Chọn giống và gieo trồng
- Sâu, bệnh hại
- Thu hoạch và bảo quản
- MÔ TẢ SẢN PHẨM
- CÁCH SỬ DỤNG
- Mùa vụ trồng khổ qua rừng:
- Chuẩn bị để trồng khổ qua rừng
- Kỹ thuật chăm sóc khổ qua rừng
- Kỹ thuật chăm sóc khổ qua rừng Sâu bệnh và cách phòng trừ
Bên cạnh dùng làm thực phẩm, khổ qua còn là một loại dược liệu dùng trong đông y. Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu.
GIỐNG
Khổ qua rừng giống Nhật.
MÙA VỤ
Trồng và thu hoạch quanh năm. Trái phát triển tốt vào mùa mưa.
QUY TRÌNH CANH TÁC
Làm đất
Đất đào hố bán kính 10cm, sâu 20 – 30cm. Bón lót hỗ hợp phân bò khô, phân dừa mục và tro.
Chọn giống và gieo trồng
Hạt giống được chọn từ trái đã già chín, đẹp không nhiễm sâu bệnh. Ươm hạt từ 3 – 5 ngày cho hạt nảy mầm thành cây con. Gieo trồng bằng cách đặt cây con vào hố đất đã chuẩn bị từ trước.
Chăm sóc
Giai đoạn cây con: bón lót phân vi sinh giúp hạ phèn và làm tơi đất. Khi cây được 7 lá tiến hành bấm đọt. Khi cây được 10 ngày tuổi bón thêm phân bò khô. Sau khi bấm đọt bón thêm phân bón hữu cơ cho cây đâm chồi.
Giai đoạn lên giàn: khi cây được 15 ngày tuổi tiến hành làm giàn để cây bám leo giàn. Mỗi gốc từ 2 – 3 thanh trụ. Khi cây được 20 ngày hoàn chỉnh giàn để chồi hữu hiệu bám vào.
Giai đoạn cây trưởng thành: khi cây cho trái non tiến hành treo hương (long não) xua đuổi ruồi vàng đục trái và sâu ăn lá và trái non. Khi cây 30 ngày tuổi tiến hành bón bổ sung phân bò hoai để giúp cây nuôi trái và chồi non. Định kỳ 15 – 20 ngày bón bổ sung phân bò và phân vi sinh.
Làm cỏ bằng máy phát cỏ. Tưới đủ nước trong mùa khô.
Sâu, bệnh hại
Ruồi vàng đục trái. Sâu ăn lá và trái non.
Thu hoạch và bảo quản
Cây bắt đầu cho thu hoạch sau 35 ngày tuổi. Thu hoạch khi trái đã vừa già. Dùng kéo cắt ngang cuống trái. Bảo quản nơi khô ráo, có đệm lót chống dập gai.
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Khổ qua rừng có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo bằng tua cuốn và có thể bò dài tới khoảng 2 – 3m.
Khổ qua rừng AbavinaPhần lá cây là lá so le, dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép kía răng. Phần gân lá có lông ngắn, mặt dưới lá thường có màu nhạt hơn mặt trên.
Bông đực và bông cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá. Cánh bông khổ qua rừng có màu vàng. Phần trái có hình trứng thuôn với chiều dài khoảng 5 – 8cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi nhọn. Trái non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng.
Khổ qua rừng Abavina
CÁCH SỬ DỤNG
Làm thực phẩm: hầm thịt, nấu canh chả cá, xào, ăn tươi,v.v…
Làm dược liệu: sấy khô làm trà, hãm trà tươi, lá trị rôm sẩy, v.v…
Khổ qua rừng là loài dược liệu với nhiều công dụng ngày càng được người tiêu dùng yêu thích, sử dụng. Là loài cây hoang dại do đó trồng khổ qua rừng rất dễ tuy nhiên cần nắm kỷ thuật nhất định để đạt năng suất cao.
Mùa vụ trồng khổ qua rừng:
Khổ qua rừng có thể trồng quanh năm, sau 45 ngày khổ qua rừng sẽ cho trái, mỗi vụ khổ qua rừng kéo dài khoản 5 tháng. Vụ chính khổ qua rừng tùy vùng, thông thường khổ qua rừng sẽ được xuống giống khoản 15-20 ngày trước khi mưa nhiều, để khi khổ qua rừng leo giàn vừa kịp mùa mưa.
Thời tiết ảnh hưởng đến năng xuất khổ qua rừng. Nếu lượng mưa quá nhiều thì khổ qua rừng sẽ ít đậu trái, dễ bị nấm, úng rễ. Các khu vực có mùa lạnh nhiệt độ thấp cần chú ý vì sương muối sẽ làm thun đọt khổ qua, làm giảm năng xuất.
Chuẩn bị để trồng khổ qua rừng
Chọn đất: điều quan trọng nhất quyết định năng suất khi trồng khổ qua rừng là đất. Cần chọn đất không ngập úng, tơi xốp, tránh xa các khu vực ô nhiễm. Hàm lượng kim loại nặng trong đất phải nằm trong giới hạn cho phép.
Xử lý đất:
- Đất phải được cày xới làm sạch cỏ, xử lý đất với 20-30kg vôi bột/ 1,000 m2 và phơi 7-10 ngày trước khi trồng.
- Lên luống với kích thước như sau: ngang 0.8m, cao 0.2 m vào mùa nắng, 0.4m vào mùa mưa có rảnh giúp thoát nước.
- Luống được phủ bạt để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, phòng trừ sâu bệnh và tránh rữa trôi phân, chất dinh dưỡng khi mưa, hàng cách hàng 2m, cây cách cây 0.4m
Làm giàn: khổ qua rừng sinh trưởng mạnh mẻ, thời gian thu hoạch dài do đó giàn cần làm chắc chắn để khổ qua rừng phát triển. Dàn khổ qua rừng được bố trí trụ cách trụ 3m, hàng cách hàng 2 m kéo kẽm và dăng lưới mắt cáo.
Khổ qua rừng sinh trưởng mạnh, thời gian thu hoạch dài do đó cần làm giàn chắc chắn.Chuẩn bị giống: Khổ qua rừng có thể gieo hạt trực tiếp lên luống tuy nhiên để tăng sức sống cho cây đặc biệt vào mùa mưa cũng như tiết kiệm giống thì nên ươm cây trong bầu. 1.000m2 cần khoản 1.600 cây giống.
Ươm cây để giúp cây phát triển tốt nhất là mùa mưa- Ngâm hạt khổ qua với tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh trong 4-6 tiếng để hạt hút nước, sau đó ủ trong khăn hoặc bông ẩm 3-4 ngày để hạt nứt vỏ.
- Gieo hạt trong bầu đất, khi cây mọc khoản 7-10 ngày có khoản 2 lá thật bà con chuyển cây ra vườn.
- Nếu gieo hạt trên luống, nên gieo 2 hạt/ một gốc, sau khi cây mọc sẽ tỉa bỏ hoặc dặm lại cây.
Kỹ thuật chăm sóc khổ qua rừng
Ngắt ngọn: Khổ qua rừng nếu phát triển quá rợp sẽ ít cho trái do đó một kỷ thuật cơ bản khi trồng khổ qua rừng là ngắt ngọn.
- Lần 1: Sau khoản 10 ngày sau khi trồng, cây có từ 5-7 lá thật ngắt ngọn để cây đẻ nhánh.
- Lần 2: Sau khoản 4-5 ngày khi ngắt đọt lần 1 cây ra nhánh, tỉa lại các nhánh chỉ để mỗi cây 2 nhánh chính để cây tập trung nuôi. Cần tỉa sat nách dây chính để tránh việc cây đẻ nhánh lại tốn công cắt. Lúc này cũng là lúc cho cây lên giàn.
- Lần 3: sau khoản 35 ngày trồng. Cây bắt đầu ra hoa, ngắt đọt để cây đẻ nhánh.
- Tùy tình hình canh tác, nếu cây quá nhiều chồi, quá rợp, bà con có thể tỉa ngọt để bán vừa để cây có thông thoáng, có đủ không gian để cho quả.
Lưu ý: Ngắt đọt thực hiện vào buổi sáng, sau khi sương tan và không có mưa. Sử dụng tay hoặc dụng cụ cắt được rữa sạch để thực hiện
Bón phân: cây khổ qua rừng phát triển rất tốt, tùy tình hình đất mà bà con bón phân cho phù hợp, vừa đủ, không quá nhiều khiến cây quá tốt chỉ phát triển lá, chồi, ít trái. Thường sau đợt thu hoạch đầu tiên (khoản 50-60 ngày sau khi trồng) tiến hành bón phân đợt đầu tiên để tăng sản lượng. Dùng 1 nắm phân chuồng bón vào gốc cây, mỗi đợt bón phân cách nhau khoản 20 ngày.
Tưới nước: trồng khổ qua rừng cần tưới nước mỗi ngày, khi cây chưa ra hoa thì tưới mỗi ngày 1 lần, khi cây đã có quả thì tưới 2 ngày 1 lần nếu trời nắng.
Thu hoạch khổ qua rừng lúc trái vừa bung gai, chưa già quáThu hoạch: Sau 45 ngày khổ qua rừng sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng sớm, mỗi đợt cách nhau 2 ngày. Thu hoạch các trái chớm bung gai, tức gai không co lại quá dày như trái non và cũng không giãn ra quá thưa như trái già.
Kỹ thuật chăm sóc khổ qua rừng Sâu bệnh và cách phòng trừ
Khổ qua rừng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh tuy nhiên để trồng khổ qua rừng đúng kỷ thuật, đạt năng xuất cao cần lưu ý:
- Đảo đất: nên cho đất nghỉ khoản 1 năm sau vụ trồng khổ qua rừng để hạn chế sâu bệnh.
- Chủ động phòng tránh các bệnh hại:
- Ruồi vàng đục trái là nguyên nhân chính ảnh hưởng chất lượng và sản lượng thu hoạch. Chủ động sử dụng các bẫy ruồi vàng có bán trên thị trường để kiểm soát ruồi đục trái ngay từ đầu.
- Sâu ăn lá, sâu xanh: sử dụng đèn bẩy bướm để phòng trừ, sử dụng thuốc trừ sâu tỏi ót để phun diệt nếu xuất hiện nhiều, ảnh hưởng năng suất.
- Rệp dưa, rầy nhớt: Sử dụng các biện pháp diệt kiến đen để hạn chế sự phát triển của rệp, rầy. Sử dụng thuốc trừ sâu tỏi ớt xà phòng để phun khi mật độ rệp rầy quá nhiều ảnh hưởng dến năng suất.
- Bệnh thán thư: Luân canh, xử lý đất, sử dụng màn phủ để tránh nấm Colletotrichum lagenarium. Loại bỏ trái, lá, dây bị bệnh ra khỏi vườn để tránh lây nhiễm bệnh
- Bệnh đốm phấn, sương mai: làm liếp cao, dễ thoát nước, dùng màn phủ, dọn sạch lá già dưới gốc, tránh lá tiếp xúc với đất để hạn chế nấm bệnh phát triển
Với nội dung bài viết vừa chia sẽ hy vọng bà co có thể biết cách trồng khổ qua rừng để đạt năng suất cao nhất.
Từ khóa » Cách ươm Hạt Khổ Qua Rừng
-
Mách Bạn Cách Trồng Khổ Qua Rừng Dược Liệu Thiên Nhiên Tốt Sức Khỏe
-
Chi Tiết Cách Trồng Khổ Qua Rừng Sạch, An Toàn, Tốt Cho Sức Khỏe
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Khổ Qua Rừng (mướp đắng Rừng)
-
Cách ủ Và Gieo Hạt Khổ Qua .hạt Nẩy Mầm Tuyệt Vời .( Phần 1 )
-
Trồng Khổ Qua Rừng đúng Kỹ Thuật, Cho Năng Suất Cao
-
KHỔ QUA RỪNG VÀ CÁCH TRỒNG KHỔ QUA RỪNG TỰ NHIÊN
-
【HOT】Hạt Giống Khổ Qua Rừng - Chất Lượng F1
-
Cách Trồng Khổ Qua Tại Nhà Bằng Hạt đơn Giản, Dễ Làm Cho Nhiều Quả
-
Cách Ươm Hạt Khổ Qua
-
TRỌN BỘ TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HẠT GIỐNG KHỔ QUA RỪNG
-
Hạt Giống Khổ Qua Rừng - Gói 15 Hạt
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Khổ Qua Tại Nhà đơn Giản Nhất - Sanvuonaz
-
Trồng Khổ Qua (Mướp Đắng) Trong Chậu, Thùng Xốp
-
Hạt Giống Khổ Qua Rừng Phú Nông (1g/gói) | Tiki