Cách Uốn Tán Hoa Giấy

Cây Hoa Giấy thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, cây cảnh lá, cảnh hoa hay còn được gọi là cây gai tu hú hay cây móc diều. Tên khoa học là Buogainvillia Spectabilis, thuộc họ hoa giấy, có nguồn gốc từ Brazil. Cây hoa giấy là cây thân bụi, cây dây leo, được trồng ngoài trời với khả năng chịu hạn tốt, cây bông giây có thể uốn làm cây bonsai đẹp.

Cách uốn tán hoa giấy

Là loài cây gỗ leo bò trườn, phân cành nhánh nhiều. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc. Hoa lớn do lá bắc có màu sặc sỡ làm thành. Lá bắc dạng lá, màu sắc từ trắng, vàng đến đỏ, xếp 3 chiếc trên một chùm ngắn bọc lấy hoa nhỏ phía trong. Hoa có cánh tràng hợp thành ống hẹp, trên loe rộng chia thùy đều, màu tía và có lông dày phía ngoài, màu vàng phía trong. Quả bế tròn, hạt màu nâu hung bóng. Lá đơn mọc xen kẽ nhau. Hoa mọc trên đỉnh, hoa nhỏ, có màu đỏ nhạt hoặc màu vàng. Bao hoa có màu như tím, đỏ, cam và trắng.Cây hoa giấy thường ra hoa vào tháng 11 đến tháng 6.

Cây hoa giấy có thể trồng bò lan trên vách tường, cũng có thể là cây trồng trong chậu kiểng, bài trí trước cổng ra vào của các khu vườn, trồng làm vòm hoa trước cổng, trồng trang trí sân vườn

Hiện nay, cây hoa giấy được trồng nhiều trong các cảnh quan đô thị. Cây được uốn trồng thành từng vòm hoặc trồng từng cây trên dải phân cách, vỉa hè… Cây trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế làm cảnh rất đẹp. Những cây có giống hoa màu tím, đỏ cho hoa bền hơn. Hoa giấycũng được tạo dáng thành cây bông giấy bonsai bán vào dịp Tết Nguyên Đán.

Cây hoa giấy có tốc độ sinh trưởng nhanh, phù hợp với các loại cây ưa sáng, phát triển tốt trong điều kiện thoát nước tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Chế độ nước rất cần thiết trong giai đoạn sinh trưởng, Nhân giống từ giâm cành.

1. Làm sao để cây hoa giấy được ra hoa nhiều như ý?

Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép). Hoa giấy có nhiều mầu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế, vàng, trắng… có giống hoa chỉ có 1 mầu (đơn tính), có giống hoa 2 mầu (lưỡng tính).

Hoa giấy là loại hoa đẹp, đa mầu nên được nhiều người ưa thích. Hiện nay trên đất nước VN hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ.

Vào những năm 90, ngày đầu mới chơi cây cảnh do chưa biết chăm sóc nên các bồn hoa giấy trong vườn cảnh của tôi hàng năm chỉ ra hoa từ 1 – 2 lần, hoa chóng tàn, sắc mầu không đẹp. Rút kinh nghiệm, mấy năm gần đây cứ vào cuối tháng giêng âm lịch, sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, tôi tiến hành cắt tỉa, sửa lại tán cành cho đẹp rồi trồng lại bằng đất, phân mới. Chăm sóc cho cây sống ổn định rồi vặt bỏ toàn bộ lá cũ. Khi chồi mới bắt đầu nảy, dừng chăm sóc, để cho bầu đất khô, chồi ở tất cả các tán cành mọc ra bbị chùn lại, tức nảy hoa đồng loạt. Khi hoa đã nở đều trên tất cả các tán cành, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên cho hoa tươi lâu, giữ mầu bền đẹp.

Khi đợt hoa thứ nhất tàn lại tiếp tục cắt tỉa, tạo tán lại cho cây và chăm sóc bằng cách tưới nước phân NPK pha loãng bồi dưỡng cho cây hồi sức rồi bỏ khô không tưới nước vài ngày cho lá héo rũ, sau đó lại tiếp tục tưới nước, nhưng chỉ tưới ít một, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sống. Làm như vậy chỉ sau 1 – 2 tuần cây lại tiếp tục vừa nảy lộc vừa ra hoa. Tiếp tục tưới nước thường xuyên cho cây để giữ cho hoa luôn có sắc mầu tươi đẹp, lâu tàn.

2 – Cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy

Cây hoa giấy là cây thân bụi song thân vươn dài, chịu được đất khô khan cằn cỗi, chịu nóng tốt, không ưa lạnh.

Cách uốn tán hoa giấy

Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây, lúc đầu cho cây tốt, khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.

Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

3 – Cách cho hoa giấy lâu tàn và ra hoa quanh năm

Cách trồng này không phải là kinh nghiệm của tôi mà tôi được một cụ yêu thích bông giấy tặng cho dạng tài liệu photo, của ông Nguyễn Văn Ngọ (Thanh Hoá), tôi đã áp dụng thấy rất hiệu quả xin giới thiệu sơ lược cùng các bạn .

– Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa, sửa lại cành nhánh, rồi đánh ra khỏi chậu, rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10 phần đất – 3 phần phân chuồng -1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.

– Để cây có màu xanh đậm lâu tàn, tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK – 1 lân pha loãng, cứ năm ngày tưới 1 lần, làm như vậy giữ được hoa, lá trên cành cây đến 2 tháng

– Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn, lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt hoa đã tàn, vặt bỏ cành lá già trên cây, cành rườm rà, chỉnh lại cây. Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại. Ông còn nói áp dụng hoa ngâu, hoa mai vàng tứ quý đều hiệu quả, nhà tôi chỉ có hoa giấy áp dụng theo cách ông rất hiệu quả, vậy nhà bạn nào có hoa ngâu về áp dụng nếu có kết quả tốt nhớ nhắn tôi biết nhé.

4 – Chăm sóc hoa giấy ra hoa quanh năm

Cách uốn tán hoa giấy

Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:

– Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).

– Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.

– Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.

– Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.

– Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.

– Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.

– Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.

– Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.

– Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.

Từ khóa » Cách Uốn Bonsai Hoa Giấy