Cách Vẽ Bản đồ Việt Nam Trên Giấy A4 đơn Giản Và Dễ Dàng

Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản và dễ dàng

» Địa Lý » Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 đơn giản và dễ dàng

Hướng dẫn chi tiết cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4 nhanh chóng và chính xác nhất, xác định các điểm cực và tọa độ trên bản đồ.

Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy được nhiều học sinh tìm hiểu trong quá trình học tập môn Địa lý. Nếu không nắm được đúng phương pháp thì việc vẽ bản đồ sẽ khá vất vả. Không những vậy độ chính xác cũng không cao. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các em vẽ bản đồ Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả trên giấy A4.

Contents

  • 1 Bản đồ có vai trò như thế nào?
    • 1.1 Trong đời sống
    • 1.2 Trong học tập
    • 1.3 Trong giảng dạy
  • 2 Đồ dùng cần chuẩn bị trước khi vẽ bản đồ Việt Nam
  • 3 Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4
    • 3.1 Bước 1: Kẻ khung ô vuông
    • 3.2 Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế
    • 3.3 Bước 3: Nối các điểm khống chế thành hình dạng lãnh thổ Việt Nam
    • 3.4 Bước 4: Vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    • 3.5 Bước 5: Vẽ các con sông và điền địa danh
    • 3.6 Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa

Bản đồ có vai trò như thế nào?

Trong đời sống

  • Bản đồ giúp chúng ta xác định được đường đi, phương hướng và vị trí một cách cụ thể nhất
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo khí tượng thủy văn, các hiện tượng thời tiết bất thường
  • Cho phép xem xét và nghiên cứu địa hình tác chiến trong lĩnh vực quân sự

Trong học tập

  • Giúp học sinh nắm bắt được bài học dễ dàng và hiệu quả
  • Hiểu được sơ đồ, địa hình, đặc điểm đất đai của một khu vực nào đó

Trong giảng dạy

  • Giúp cho quá trình giảng bài sinh động và cụ thể hơn, đặc biệt là các bài giảng về địa hình, vùng miền, châu lục…
  • Giúp giảng viên xác định phương hướng, đưa ra tọa độ của các vị trí khác nhau

Đồ dùng cần chuẩn bị trước khi vẽ bản đồ Việt Nam

Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên giới tương đối chính xác là một phần trong sách giáo khoa Địa lý lớp 12. Bài học yêu cầu các em vẽ sơ lược bản đồ Việt nam. Thể hiện được sự phân chia ranh giới giữa các vùng miền từ Bắc vào Nam. Sau đó điền tên các thành phố lớn và địa danh quan trọng. Để chuẩn bị vẽ bản đồ Việt Nam, các em cần chuẩn bị những đồ dùng sau đây:

  • Giấy A4
  • Bút chì gỗ loại 2B
  • Thước kẻ từ 20 – 30cm
  • Bút màu

Cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4

Bước 1: Kẻ khung ô vuông

Đầu tiên các em cần kẻ khung gồm khoảng 40 ô vuông. Sau đó đánh thứ tự hàng ngang và hàng dọc. Ở hàng ngang theo thứ tự từ trái sang phải sẽ ký hiệu các chữ cái từ A đến E. Còn ở hàng dọc từ trên xuống sẽ ký hiệu các chữ số từ 1 đến 8. Mỗi ô vuông tương ứng với 20 vĩ tuyến và 20 kinh tuyến.

  • Kinh tuyến từ 102 độ Đ – 112 độ Đ, vĩ tuyến trải dài từ 8 độ B – 24 độ B,
  • Để kẻ khung ô vuông một cách nhanh nhất, các em hãy dùng thước 30cm. Lấy kích thước của ô vuông bằng chiều ngang của thước.

Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế

Xác định các kinh tuyến và vĩ tuyến của từng vị trí

Xác định các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc gắn liền với những tỉnh thành cụ thể:

  • Tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ (điểm cực đông) nằm ở Khánh Hòa
  • Tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E (điểm cực Tây) nằm ở Điện Biên
  • Tọa độ 8°34′ B, 104°40′ Đ (điểm cực Nam) nằm ở Cà Mau
  • Tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ (điểm cực Bắc) nằm ở Hà Giang

Bước 3: Nối các điểm khống chế thành hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Nối nét liền thể hiện đường bờ biển, còn nét đứt là đường biên giới. Vẽ từng đoạn 1 đối với các điểm cực:

  • Đoạn 1: Điểm cực Tây (Điện Biên) cho tới Lào Cai
  • Đoạn 2: Từ Lào Cai cho tới điểm cực Bắc (Hà Giang)
  • Đoạn 3: Từ Lũng Cú (Hà Giang) cho tới Móng Cái (Quảng Ninh)

Tiếp tục vẽ từng đoạn nối cho đúng kinh độ và vĩ độ, nối từ đường biên giới cho đến đường bờ biển.

Bước 4: Vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Ở hai ô E4 và E8, đánh dấu tượng trưng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bước 5: Vẽ các con sông và điền địa danh

Vẽ các con sông chính, dùng bút màu xanh để không bị nhầm lẫn với đường ranh giới. Cuối cùng điền tên các địa danh và tỉnh thành quan trọng trên bản đồ vừa vẽ. Các địa danh cần có là thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…

Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa

Sau khi hoàn thành bản đồ, các em hãy kiểm tra lại lần cuối xem có sai sót ở đâu không. Các địa danh đã được đặt đúng vị trí chưa, tô lại những nét vẽ bị lem mờ và tẩy sạch những nét không cần thiết.

Trên đây là cách vẽ bản đồ Việt Nam trên giấy A4. Cũng không quá khó khăn phải không nào. Chúc các em hoàn thành bài tập một cách tốt nhất.

Địa Lý - DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Bản đồ Việt Nam Cách Vẽ