CACH VẼ BIỂU ĐỒ CÁC LOẠI - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Địa lý
CACH VẼ BIỂU ĐỒ CÁC LOẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.55 KB, 4 trang )

2.1. Cách nhận diện khi chọn biểu đồ thích hợp để vẽ:Bước 1: Xác định, nhận diện nhóm biểu đồ để vẽ:* Nhóm biểu đồ cơ cấu.Căn cứ nội dung câu hỏi thường có những từ: “cơ cấu; quy mô và cơ cấu; tỷlệ; tỷ trọng.”Căn cứ vào bảng số liệu , có thể cho bằng giá trị tương đối (tổng là = 100%).Nếu cho bằng tuyệt đối thì phải xử lý số liệu, tính rồi mới vẽ.* Nhóm biểu đồ phát triển.Căn cứ nội dung câu hỏi thường có những từ như “phát triển; gia tăng; tăngtrưởng; so sánh sự gia tăng; kết hợp; tốc độ phát triển….”Căn cứ bảng số liệu thường cho bằng giá trị tuyệt đối, nếu cho bằng giá trịtương đối thường có tổng số khác 100%.Bước 2: Xác định dạng biểu đồ để vẽ:* Biểu đồ cơ cấu:Dạng 1: Vẽ biểu đồ hình tròn– Vẽ biểu đồ hình tròn, phải tính quy mô, bán kính và cơ cấu. Cách nhận biếtdạng biểu đồ này là khi đầu bài hỏi là “Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiệnquy mô, cơ cấu của một yếu tố nào đó”, đồng thời các số liệu trong đầu bài phải lànhững số tự nhiên và có số năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm.– Vẽ biểu đồ hình tròn nhưng không phải tính quy mô và bán kính. Cách nhậnbiết dạng này : Khi đầu bài hỏi “Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất cơ cấu của mộtyếu tố nào đó, đồng thời các số liệu trong đầu bài phải là những số tương đối (bằngphần trăm) và số năm cũng nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm.Dạng 2: Vẽ biểu đồ miền, hoặc cột chồng- Vẽ biểu đồ miền: Khi gặp đầu bài cho trước có thể là các số liệu tự nhiênhoặc số liệu đã xử lí ra phần trăm, với số năm phải lớn hơn hoặc bằng 4 năm vàyêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi (chuyển dịch, hoặc chuyểnbiến…) của ngành kinh tế nào đó thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ miền.- Vẽ biểu đồ Cột chồng: Nếu bảng số liệu có 3 đại lượng và có số năm từ 3-5năm, trong đó có một đại lượng là tổng của 2 đại lượng kia nên vẽ biểu đồ cộtchồng.Trường hợp bảng số liệu vừa vẽ được biểu đồ cột chồng vừa vẽ được biểu đồmiền: nếu chỉ có 4 – 5 năm thì vẽ biểu đồ cột chồng, còn số thời gian nhiều hơn thìchọn miền vì nó có tính trực quan cao hơn.Trường hợp bảng số liệu vừa vẽ được biểu đồ hình tròn vừa vẽ được biểu đồmiền: nếu chỉ có 2- 3 năm thì vẽ biểu đồ tròn, nếu nhiều hơn thì vẽ miền vì có tínhtrực quan cao vừa tốn ít thời gian.* Biểu đồ phát triển:Dạng 1: Vẽ biểu đồ Đường:- Nếu đầu bài hỏi “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự tăng trưởng hoặctốc độ của 1 ngành sản xuất nào đó Hoặc trong bảng số liệu có từ 4 năm trở lêntrong đó năm đầu tiên là 100% thì dứt khoát đó là biểu đồ đường biểu diễn.Dạng 2: Vẽ biểu đồ Kết hợpVới dạng đầu bài cho các số liệu là số tự nhiên, số năm nhiều hơn hoặc bằng 4năm và các số liệu trong đầu bài phải có 2 đơn vị khác nhau. Gặp dạng này thìchắc chắn phải vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ hình cột và biểu đồ đường với 2trục tungDạng 3: Vẽ biểu đồ Cột đơn hoặc cột ghép.1Nếu như đầu bài cho các số liệu cho các số liệu là số tự nhiên, với số năm nhỏhơn hoặc bằng 3 năm, với các số liệu trong đầu bài có thể là 1 đơn vị (vẽ cột đơn)hoặc 2 đơn vị (vẽ cột ghép) khác nhau và yêu cầu vẽ biểu đồ thích hợp nhất thểhiện sự phát triển (Chú ý yêu cầu của đề thường có từ phát triển) của một ngànhkinh tế hoặc của 1 giá trị nào đó thì chắc chắn phải vẽ biểu đồ hình cột (hoặc cộtghép tuỳ theo cấu trúc của các số liệu trong đầu bài).Dạng 4: Vẽ biểu đồ thanh ngangBiểu đồ thanh ngang thực chất là dạng biểu đồ cột, Khi trục đứng và trụcngang đổi chỗ cho nhau mà thôi. Ta chỉ vẽ biểu đồ thanh ngang khi đề yêu cầuhoặc dạng biểu đồ cột đơn, cột ghép nhưng tên các vùng kinh tế hoặc các ngànhkinh tế dài thì ta vẽ thanh ngang cho phù hợp.Bước 3: Các bước vẽ và cách vẽ biểu đồ:1. Quy trình: (Gồm 8 bước)- Xử lý số liệu (nếu có)- Tên biểu đồ- Xây dựng hệ trục toạ độ theo tỷ lệ nội dung là 1x 1,5 hoặc đường tròn bánkính R…- Xây dựng thang số liệu- Chia khoảng cách thời gian- Tiến hành vẽ- Ký hiệu- Nhận xét, giải thích (nếu có).2.2. Cách thực hiện cụ thể cho từng dạng biểu đồ:a. Yêu cầu.Các loại biểu đồ rất phong phú đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể đượcdùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, GV phải hướng dẫn HSkhi vẽ biểu đồ việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài để tìm hiểu mục đích định thểhiện trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thểhiện cơ cấu).Sau đó căn cứ vào mục đích đã được xác định để lựa chọn biểu đồthích hợp nhất.Tuy vậy, khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào,cũng phải đảm bảo được ba yêu cầu:Khoa học (chính xác), trực quan (rõ ràng , dễ đọc) thẩm mĩ (đẹp).Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mĩ, khi vẽ biểu đồ giáo viên tổ chứchướng dẫn học sinh dùng kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Cần lưuý trong khi làm bài thi, thí sinh tuyệt đối không được sử dụng bút màu để tô lênbiểu đồ vì vậy được coi là đánh dấu bài thi. Các kí hiểu trong khi làm bài thithường được biểu thị bằng các cách: Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông),dùng các ước hiệu toán học (dấu cộng, trừ, nhân...), khi chọn các kí hiệu cho biểuđồ cần chú ý làm sao để biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp .Khi phân tích biểu đồ cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và đườngnét thể hiện trên biểu đồ; Không thoát ly khỏi dữ kiện được nêu trong số liệu biểuđồ, không nhận xét chung chung (cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhậnxét). Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết đúng yêucầu.Cần chú ý khi nhận xét phân tích biểu đồ:+ Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.+ Cần tìm ra mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.+ Không được bỏ sót các giữ liệu cần phục vụ cho phân tích nhận xét2+ Trước tiên cần nhận xét phân tích số liệu có tầm nhận xét chung sau đó mớiphân tích các số liệu thành phần .+ Tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang, hàng dọc(nếu có).+ Chú ý những giá trị thấp nhất, lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý tớinhững số liệu đường nét ,cột được thể hiện được thể hiện sự đột biến (tăng haygiảm nhanh).Từ cơ sở của cái chung GV tổ chức hướng dẫn học sinh các bước thực hiện vẻvà nhận xét phân tích biểu đồ thường gặp ở lớp 9b. Cách vẽ:Dạng 1: Vẽ biểu đồ hình tròn- Vẽ biểu đồ hình tròn, phải tính quy mô, bán kính và cơ cấu. Khi vẽ biểu đồthì vẽ mỗi năm 1 vòng tròn có bán kính như đã tính được và phải xử lí số liệu tínhcơ cấu quy ra phần trăm.* Cách tính quy mô:Giả sử đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi về quy mô, cơ cấu GDPnước ta vào các năm 2000 và 2005, với số liệu đã cho có đơn vị là tỷ đồng, cáchtính quy mô bán kính như sau.- Coi R1 (bk 2000) = 1 đơn vị bán kính.-> R2 (bk 2005) = Căn bậc hai của tổng số 2005 chia cho tổng số 2000 (đvbk).* Cách Tính cơ cấu, tỷ trọng (%):Có 2 trường hợp xảy ra:- Nếu bảng số liệu cho sẵn tổng số, cách tính như sau:Cơ cấu % của X = Số liệu tuyệt đối của X / Tổng số nhân với 100 (%).- Nếu bảng số liệu không cho cột tổng số, ta phải cộng các thành phần lạithành tổng số rồi tính theo cách tính như trên.- Vẽ biểu đồ hình tròn nhưng không phải tính quy mô và bán kính. Trongtrường hợp này tuy không phải xử lí số liệu để tính quy mô, bán kính và tính cơcấu, nhưng khi vẽ thì phải vẽ mỗi năm 1 vòng tròn có bán kính to dần lên để thểhiện tình hình phát triển sát với thực tiễn của nền kinh tế.* Lưu ý: Nếu đề bài cho số liệu của 2 năm đều là % thì khi vẽ biểu đồ khôngcần tính quy mô bán kính mà vẽ 2 đường tròn có bán kính bằng nhau.* Cách vẽ:- Vẽ hình tròn theo bán kính đã tính (bán kính nhỏ nhất khoảng 2,5 đến 3cm)- Dùng bút chì chia hình tròn ra 4 phần bằng nhau, mỗi phần 25 %. Để dễ ướclượng khi chia tỉ lệ. Hoặc tính theo độ. Cách tính tổng 360 0 chia 100% = 3,60 . Nhưvậy cứ 1% = 3,60- Kẻ đường đầu tiên từ trên xuống tâm.- Lần lượt vẽ các phần theo tỉ lệ đã cho. Đại lượng nào cho trước vẽ trước. Vẽtheo chiều kim đồng hồ.- Dùng các dấu +, -, x để ký hiệu cho các đại lượng.- Chú giải cho biểu đồ.Dạng 2: Vẽ biểu đồ miền, hoặc cột chồng- Vẽ biểu đồ miền:Khi vẽ biểu đồ này, nếu số liệu là số tự nhiên thì dứt khoát phải xử lí số liệuđể quy ra phần trăm bằng cách cộng lấy tổng số theo từng năm và tính phần trămcủa từng năm (Như cách tính cơ cấu tỉ trọng) – Trang 9Sau đó vẽ biểu đồ miền bằng cách kẻ trục tung bằng 2/3 trục hoành, trên trụctung lấy tròn 100%, trên trục hoành theo số năm trong đầu bài với khoảng cách3khác nhau tương ứng với số năm trong từng giai đoạn. Năm đầu tiên nằm trên trụctọa độ. Từ năm cuối dóng lên song song với trục tung cao bằng 100% kẻ nối sangtrục tung tại điểm tỉ lệ 100%. Tạo thành hình chữ nhật. Sau đó lần lượt vẽ trongmiền xác định những chỉ tiêu theo các số liệu đã xử lí qua các năm.Chú ý: Đại lượng đầu tiên vẽ trước từ dưới lên. Đại lượng thứ ba vẽ từ trênxuống, Không phải vẽ đại lượng thứ 2. Tạo thành ba miền.- Vẽ biểu đồ Cột chồng:Đây cũng là một dạng của biểu đồ miền. nên khi vẽ biểu đồ này, nếu số liệulà số tự nhiên thì dứt khoát phải xử lí số liệu để quy ra phần trăm (Như cách tínhcơ cấu tỉ trọng) – Trang 9Sau đó tiến hành vẽ, kẻ trục tung bằng 2/3 trục hoành, trên trục tung lấy tròn100%, trên trục hoành theo số năm trong đầu bài với khoảng cách khác nhau tươngứng với số năm trong từng giai đoạn.Sau đó vẽ tất cả các năm mỗi năm một cột bằng 100%. (độ rộng của cột bằngkhoảng 1cm.) Rồi chia các cột đó ra các phần theo tỉ lệ đã tính.Chú ý: Đại lượng đầu tiên vẽ trước từ dưới lên. Đại lượng cuối cùng vẽ từ trênxuống tạo thành các phần.Dạng 3: Vẽ biểu đồ Đường:Cần phải xử lí số liệu quy tất cả ra phần trăm bằng cách đặt các số liệu củanăm đầu tiên bằng 100%. Sau đó lần lượt lấy các số liệu của năm sau chia cho nămđầu tiên nhân với 100%. Khi vẽ thì cần phải vẽ trục tung bằng 2/3 trục hoành. Trụctung điền đơn vị phần trăm, trục hoành điền số năm và dựa vào các số liệu đã xử lívẽ biểu đồ đường cùng xuất phát từ vị trí 100%.* Chú ý: Năm đầu tiên bằng 100% và nằm trên trục tọa độ.Dạng 4: Vẽ biểu đồ Kết hợpVới dạng vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ hình cột và biểu đồ đường với 2trục tung chung một trục hoành. Trục tung bên trái biểu thị đơn vị hình cột. Trụctung bên phải biểu thị đơn vị đường biểu diễn. (hình cột có thể là cột đơn nếu nhưtrong đầu bài chỉ có một chỉ tiêu. Có thể là cột ghép nếu như trong đầu bài có 2 chỉtiêu cùng đơn vị, hoặc có thể là cột chồng nếu như trong đầu bài có 2 chỉ tiêu cùngđơn vị, nhưng 1 chỉ tiêu này nằm trong chỉ tiêu khác). Còn 1 chỉ tiêu có đơn vịkhác (thứ hai) thì thể hiện bằng biểu đồ đường.* Chú ý: Không cần phải xử lý số liệu.Dạng 5: Vẽ biểu đồ Cột đơn hoặc cột ghép.Kẻ trục tung bằng 2/3 trục hoành, trên trục tung lấy đơn vị cao nhất đã chotrên bảng số liệu rồi chia đều thành 10 hay 15 phần tùy ý. Trên trục hoành theo sốnăm trong đầu bài với khoảng cách khác nhau tương ứng với số năm trong từnggiai đoạn.Sau đó vẽ mỗi năm một cột bằng tỉ lệ đã cho. (độ rộng của cột bằng khoảng1cm).* Chú ý: Không cần phải xử lý số liệu.Dạng 6: Vẽ biểu đồ thanh ngangBiểu đồ thanh ngang thực chất là dạng biến thể của biểu đồ cột, Khi trục đứngvà trục ngang đổi chỗ cho nhau mà thôi. Ta chỉ vẽ biểu đồ thanh ngang khi đề yêucầu hoặc dạng biểu đồ cột đơn, cột ghép nhưng tên các vùng kinh tế hoặc cácngành kinh tế dài thì ta vẽ thanh ngang cho phù hợp.4

Tài liệu liên quan

  • Cách vẽ biểu đồ nhanh chóng bằng gói xy_ pic Cách vẽ biểu đồ nhanh chóng bằng gói xy_ pic
    • 2
    • 7
    • 25
  • cách vẽ biếu đồ tròn cách vẽ biếu đồ tròn
    • 11
    • 6
    • 12
  • CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ
    • 4
    • 3
    • 14
  • SKKN xac dinh cach ve bieu do dia 9 SKKN xac dinh cach ve bieu do dia 9
    • 10
    • 1
    • 17
  • Cách vẽ biểu đồ Cách vẽ biểu đồ
    • 5
    • 2
    • 13
  • Cách vẽ biểu đồ trên Word, Excel... Cách vẽ biểu đồ trên Word, Excel...
    • 17
    • 7
    • 15
  • cách vẽ biểu đồ trên Word, Excel.. cách vẽ biểu đồ trên Word, Excel..
    • 17
    • 2
    • 8
  • Cách vẽ biểu đồ địa lý Cách vẽ biểu đồ địa lý
    • 5
    • 6
    • 64
  • CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG EXCEL CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ TRONG EXCEL
    • 18
    • 4
    • 32
  • CACH VE BIEU DO CACH VE BIEU DO
    • 16
    • 711
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(50 KB - 4 trang) - CACH VẼ BIỂU ĐỒ CÁC LOẠI Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cách Xử Lí Bảng Số Liệu Biểu đồ Tròn