Cách Vẽ Biểu Đồ Môn Địa Lý Nhanh Và Chuẩn Xác Nhất - Gia Sư
Có thể bạn quan tâm
Bài tập vẽ biểu đồ trong môn Địa lý thường chiếm khoảng 3 điểm, đây là dạng bài tập khá dễ giúp các em gỡ điểm. Vì vậy, cần phải nhận biết đúng loại biểu đồ và vẽ chúng thật chính xác để lấy trọn điểm trong bài thi. Sau đây gia sư Hà Nội sẽ chia sẻ các nhận biết các dạng biểu đồ và cách vẽ biểu đồ môn Địa lý.
Nhận biết chính xác và cách vẽ biểu đồ môn Địa lý
Nhận biết những loại biểu đồ thông qua những từ khóa mà đề bài giao cho các em có thể giải quyết dạng bài tập vẽ biểu đồ nhanh chóng và đơn giản. Cùng tham khảo ngay cách nhận biết và cách vẽ biểu đồ môn Địa lý dưới đây.
Biểu đồ tròn
Cách nhận biết: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu hoặc tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể thì chắc chắn các em phải vẽ biểu đồ tròn để thể hiện. Đồng thời nhìn vào bảng số liệu, ít nhất phải có số liệu ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian và có nhiều thành phần.
Cách vẽ biểu đồ tròn
– Xử lý số liệu: Để vẽ được biểu đồ hình tròn chắc chắn bạn phải xử lý số liệu, chúng ta cần phải xử lý số liệu thô về dạng %.
-Xác định bán kính: Vẽ các biểu đồ hình tròn thể hiện cho các mốc thời gian có thể cùng bán kính hoặc khác bán kính. Nếu vẽ biểu đồ khác bán kính thì cần phải thực hiện tính bán kính cho biểu đồ. Lưu ý, lựa chọn bán kính của biểu đồ phù hợp với khổ giấy để thể hiện tính thẩm mỹ.
– Chia hình tròn thành từng nan quạt, mỗi nan tương ứng với số liệu đã đề ra. Nên chia từng phần theo chiều kim đồng hồ và bắt đầu từ kim chỉ 12h. Thể hiện thứ tự các thành phần giống nhau ở các biểu đồ để dễ so sánh.
– Hoàn thiện biểu đồ: Ghi số liệu và có ký hiệu riêng để phân biệt từng thành phần của biểu đồ. Sau đó phải lập bảng ghi chú và đặt tên cho biểu đồ đó.
Biểu đồ đường
Cách nhận biết: Với những đề bài thể hiện tiến trình và động thái phát triển của một nhóm đối tượng quan thời gian này nên lựa chọn biểu đồ đường.
Dạng biểu đồ đường
Cách vẽ biểu đồ đường
-Kẻ hệ trục tọa độ. Trục tung thể hiện đơn vị của những đại lượng địa lý, còn trục hoành thể hiện mốc thời gian. Nếu có 2 đơn vị thì cần phải kẻ 2 trục tung, mỗi bên thể hiện một đơn vị.
– Xác định tỷ lệ thích hợp ở 2 trục và đánh dấu thành tọa độ. Khoảng cánh giữa mốc thời gian cần phải có sự tương quan với độ cao của trục tung, độ dài của trục hoành để đảm bảo tính thẩm mỹ.
– Hoàn thiện biểu đồ: ghi số liệu vào các tọa độ đã xác định ở biểu đổ. Nếu có ký hiệu thì cần phải lập bảng chú thích và nhớ ghi tên cho biểu đồ.
Biểu đồ cột
Cách nhận biết: Dạng biểu đồ này cũng thể hiện sự phát triển nhưng lại có sự so sánh tương quan về độ lớn giữa những đại lượng hoặc cơ cấu thành phần của 1 tổng thể.
Cách vẽ biểu đồ
– Xác định tỷ lệ thích hợp trên mặt giấy
– Kẻ hệ trục vuông góc, trong đó trục tung thể hiện đơn vị của những đại lượng và trục hoành thể hiện mốc thời gian hoặc những đối tượng khác nhau.
– Lần lượt vẽ các cột tương ứng với những đối tượng.
Chú ý: Phải vẽ bề ngang các cột bằng nhau và khoảng cách giữa các cột phải bằng nhau nếu biểu thị các đối tượng. Còn phải chia theo đúng tỷ lệ phù hợp nếu là mốc thời gian.
– Hoàn thiện biểu đồ, điền số liệu tương ứng trên đầu mỗi cột hoặc bên trong cột. Lập chú thích và ghi tên biểu đồ.
Biểu đồ miền
Cách nhận biết: Dạng biểu đồ này cũng dùng để thể hiện cơ cấu, tỉ lệ. Số liệu thể hiện trên 3 mốc thời gian (ít hơn hoặc bằng 3 mốc thời gian thì vẽ biểu đồ tròn, nhưng từ 3 mốc thời gian trở đi thì phải vẽ biểu đồ miền).
Cách vẽ biểu đồ miền
– Vẽ khung tổng quát cho biểu đồ. Khung của biểu đồ này là một hình chữ nhật và mỗi đối tượng là mỗi miền khác nhau, được xếp chồng lên nhau. Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện các thành phần, chiều dài thường thể hiện mốc thời gian. Thời điểm đầu tiên phải đặt ở bên trái còn điểm cuối cùng phải trùng với cạnh phải của biểu đồ.
– Vẽ lần lượt từng miền dựa trên số liệu. Lưu ý: số liệu của miền thứ 2 phải cộng tổng với miền thứ nhất để chồng lên.
– Hoàn thiện biểu đồ. Viết ký hiệu cho từng miền, lập chú thích và ghi tên biểu đồ.
Biểu đồ kết hợp
Cách nhận biết: Đây là dạng biểu đồ dùng để thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đề bài thường có 2 số liệu khác nhau nhưng cần phải thể hiện trên cùng một biểu đồ.
Dạng biểu đồ kết hợp
Thường sẽ kết hợp biểu đồ cột và biểu đồ đường hoặc biểu đồ miền và biểu đồ đường.
Cách vẽ: thực hiện lần lượt như cách vẽ các biểu đồ ở trên.
Trên đây là cách để nhận biết các dạng biểu đồ thông qua từ khóa của đề bài và cách vẽ biểu đồ môn Địa lý chuẩn xác nhất mà gia sư Hà Nội chia sẻ. Đây là bài tập dễ ghi điểm vì vậy hãy thực hiện nó một cách chính xác nhất. Quý vị muốn tìm gia sư môn Địa dậy kèm tại nhà hãy liên hệ ngay với gia sư Hà Nội để được tư vấn tìm gia sư cho con.
Từ khóa » Cách Vẽ Bđ Cột
-
Hướng Dẫn Vẽ Biểu đồ Cột (địa Lý)
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Biểu đồ Cột Địa Lí Hay, Chi Tiết
-
Cách Vẽ Biểu đồ Cột địa Lý Hay Nhất - TopLoigiai
-
Cách Vẽ Biểu đồ Cột
-
Vẽ Biểu đồ Cột P.2 - Cột Ghép - YouTube
-
Cách Vẽ Biểu đồ Cột Ghép. Bài Tập 3 Trang 133 Sách Giáo Khoa địa Lý ...
-
Cách Vẽ Biểu Đồ Cột Trong Word Và Excel Cực Nhanh 2021
-
Cách Vẽ Biểu đồ Cột đơn Giản Trong Môn Địa Lí
-
Cách Nhận Xét Và Vẽ Biểu đồ Trong Môn Thi Địa Lý
-
Cách Vẽ Biểu đồ Cột Chồng Lop 9
-
Vẽ Biểu đồ Cột Chồng Thể Hiện Dân Số Thành Thị Và Nông Thôn ở TP ...
-
Cách Vẽ Biểu đồ Môn Địa Lý - Thủ Thuật
-
Cách Nhận Biết để Biểu đồ Trong địa Lý THPT