Cách Vẽ Một Bài Tĩnh Vật Chì - DO ART

DO ART Học vẽ Tĩnh vật chì là một loại hình nghệ thuật giúp chúng ta tăng khả năng quan sát và nhẫn nại. Tĩnh vật là những sự vật gần gũi, đơn giản, dễ hiểu, cấu trúc không quá phức tạp, dễ thực hiện. Trong bài vẽ này DO ART sẽ hướng dẫn các bạn vẽ tĩnh vật bằng bút chì. Bài vẽ gồm những vật thông dụng dễ tìm như bình sứ, tách cà phê và một chùm nho.

Điều đầu tiên cần quan sát thật kỹ tĩnh vật, đặc điểm cấu trúc, quy các hình về những hình học cơ bản, phác họa sơ trong đầu các bước cần làm.

Bước 1: Phần đầu tiên cũng là phần quan trọng nhất, nếu bạn phác hình sai thì những bước sau sẽ sai theo đấy!

cach-ve-tinh-vat-chi-doart-phac-thao

Cần dựng khung hình chung xác định diện tích của ba vật thể đặt chúng ở giữa tờ giấy, sau đó chia các tỉ lệ của từng vật, cần đo tỉ lệ chính xác của các vật vẽ các đường phác, đường kỷ hà với nét chì nhạt cho dễ dàng chỉnh sửa.

Lưu ý:

+ Nên sử dụng bút chì HB để dựng hình, tránh những đường nét quá đậm và in hằng lên giấy.

+ Với cái bình và tách cà phê cần vẽ trục giữa, vẽ đối xứng để tránh bị lệch.

Bước 2: Vẽ cấu trúc của tĩnh vật.

cach-ve-tinh-vat-chi-doart-dung-hinh

Cần vẽ những những vật ở xa trước rồi mới bắt đầu vẽ tiếp vật ở gần hơn. Như trong bài vẽ này: chúng ta sẽ vẽ bình sứ trước, sau đó là tách cà phê và cuối cùng là chùm nho.

Bước 3: Lên sáng tối cho bài vẽ nhé!

cach-ve-tinh-vat-chi-doart-sang-toi

Xác định nguồn sáng, lên sáng tối, lên chì theo thứ tự HB, 2B,4B,6B,... vẽ tĩnh vật nên chú ý chất liệu và tả sáng tối, bóng đổ. Quan sát mẫu và tăng chì bên tối nhiều hơn. Thêm chi tiết cho các tĩnh vật rồi tả các nếp vải để chạy mảng tối xuống nền làm cho bài vẽ được hài hòa hơn.

Bước 4: Thêm một số chi tiết cho bài dần hoàn thiện hơn bạn nhé!

cach-ve-tinh-vat-chi-doart

Bước này bạn phải thật cẩn thận khi đặt nhấc bút chì vì bút sa là gà chết đấy! Đây là bước cần tăng độ đậm nhất và sáng nhất thêm cho bài vẽ. Cắt gôm tạo thành gốc thật nhọn lấy sáng cho những quả nho, gôm chữ coffee và lấy độ bóng cho bình sứ. Dùng bút chì 6B để vẽ độ đậm nhất cho các vật. Nhấn độ đậm phần nền và phần vải để bức tranh hài hòa hơn về sáng tối.

DoArt xin chia sẽ thêm một số lưu ý nhỏ cho các bạn:

+ Nên sử dụng bút chì đậm B để tả được độ đậm của từng chất liệu.

+ Thường xuyên chuốt chì nhọn để thấy được nét vẽ.

+ Độ sáng trong tối phải tối hơn độ sáng ở ngoài sáng và ngược lại.

DoArt chúc các bạn thực hiện bài vẽ tĩnh vật thành công.

hoc-ve-tinh-vat-luyen-thi-kien-truc-khoi-v

Từ khóa » Bài Vẽ Tĩnh Vật Chì