Cách Vẽ Mũ Bảo Hiểm đẹp độc đáo Mà Bạn Nên Biết - 123GoGo

Mũ bảo hiểm bị trầy xước lớp sơn làm giảm đi tính thẩm mỹ, thời trang của sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cảm thấy chất lượng mũ vẫn tốt và không nỡ vứt đi. Yên tâm rằng, 123GoGo sẽ hướng dẫn bạn vẽ mũ bảo hiểm cực kỳ đẹp như mới. Hãy cùng khai phá tài năng hội họa bên trong bạn qua bài chia sẻ sau nhé!

  1. Vẽ mũ bảo hiểm có công dụng gì?
  2. Hướng dẫn vẽ mũ bảo hiểm đẹp tại nhà
    1. Phác thảo ý tưởng vẽ
    2. Chuẩn bị dụng cụ
    3. Chà nhám
    4. Tạo lớp sơn cho mũ 
    5. Vẽ họa tiết nền
    6. Phủ bóng cho mũ
  3. Các cách làm đẹp mũ bảo hiểm khác
    1. Dán sticker nhãn lên mũ
    2. Phun sơn màu mũ bảo hiểm
    3. Related

Vẽ mũ bảo hiểm có công dụng gì?

Mũ bảo hiểm là người bạn đồng hành đáng tin cậy của chúng ta trong mỗi chuyến đi. Nhưng sản phẩm có chất lượng cao cấp đến bao nhiêu thì cũng bị trầy xước sau thời gian dài sử dụng. Thay vì bỏ đi, bạn có rất nhiều cách làm chiếc mũ trông trở nên mới lạ và đẹp mắt hơn. Và vẽ mũ bảo hiểm là một trong những cách “hồi phục” diện mạo sản phẩm được nhiều người ưa dùng.

>>Xem thêm các mẫu mũ bảo hiểm đẹp nhất tại đây

ve-mua-bao-hiem

  • Thứ nhất, những nét vẽ sẽ giúp che đi các vết trầy xước, hoen vàng trên lớp sơn mũ.
  • Thứ hai, vẽ mũ bảo hiểm còn thể hiện được cá tính, phong cách của người sở hữu.
  • Thứ ba, một chiếc mũ có những đường nét, hình ảnh sáng tạo, gam màu độc đáo chắc chắn sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm.

Hướng dẫn vẽ mũ bảo hiểm đẹp tại nhà

Với các bạn có hoa tay và năng khiếu nghệ thuật, vẽ mũ bảo hiểm là cơ hội để thể hiện tài năng của mình. Nhiều bạn trẻ sẽ rất thích thú vì được sáng tạo, thiết kế ra chiếc mũ mang đậm dấu ấn cá nhân. Các bước vẽ có thể được thực hiện ngay tại nhà theo các bước hướng dẫn sau:

Phác thảo ý tưởng vẽ

Để không làm hỏng chiếc mũ, gợi ý cho bạn là hãy phác thảo trước ý tưởng ra trang giấy. Mỗi người có một gu thẩm mỹ riêng nên cách thể hiện chắc chắn sẽ khác nhau. Các bạn đam mê tốc độ thì vẽ mũ bảo hiểm bằng các họa tiết mạnh mẽ, các gam màu đậm tính thể thao. Người yêu sự nhẹ nhàng lại hướng đến các đường nét mềm mại, màu sắc tinh tế. Người chuộng phong cách vintage thì tô vẽ bằng các gam màu cổ điển, hình ảnh đơn giản. Thế nên, việc vẽ lên giấy giúp bạn xác định được ý tưởng, bố cục và vị trí các chi tiết.

ve-mua-bao-hiem

Nếu bạn chưa biết vẽ gì lên mũ bảo hiểm thì hãy xem mũ mình thuộc kiểu nào. Với mũ bảo hiểm 3/4 hay mũ fullface, bạn hãy hướng đến phong cách cá tính, tươi trẻ, năng động. Ngược lại, mũ bảo hiểm nửa đầu thích hợp với những chi tiết nhỏ bé, đơn sắc. Hiểu được đặc điểm kiểu dáng của sản phẩm, bạn sẽ vẽ mũ bảo hiểm nhanh và đẹp hơn.

  • Mũ bảo hiểm fullface: https://123gogo.vn/danh-muc/mu-bao-hiem-fullface
  • Mũ bảo hiểm 3/4: https://123gogo.vn/danh-muc/mu-bao-hiem-3-4

Chuẩn bị dụng cụ

Khi đã có ý tưởng, bước tiếp theo cần thực hiện là chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Một bức tranh đẹp không thể thiếu đi các gam màu rực rỡ. Các vật dụng cần có như:

  • Loại bỏ lớp sơn cũ bằng dùng giấy nhám thô và giấy nhám mịn.
  • Chọn một bình sơn màu dạng xịt theo ý muốn, sở thích của bản thân.
  • Thêm một bình sơn bóng và bình sơn có độ dính cao.
  • Chọn các màu vẽ của Acrylics vì nhanh khô và có độ bám lâu hơn.
  • Các hình ảnh, vật dụng trang trí để tạo hình trên mũ bảo hiểm.
  • Các đồ dùng hỗ trợ: băng dính, kéo, giấy báo, kìm, tua vít,…

Nếu thiết các vật dụng cơ bản, bạn khó lòng có thể hoàn thành việc vẽ mũ bảo hiểm. Vì vậy, bạn nhớ chuẩn bị tất cả trước khi vẽ, đặc biệt lưu tâm đến phần chọn màu tô.

ve-mua-bao-hiem

Chà nhám

Bước tiếp theo, bạn tháo rời các bộ phận của mũ như lớp lót, lớp xốp chống xung động, kính chắn gió, quai cài,… Một số phụ kiện cần băng dính bọc ngoài để bảo vệ nếu không thể tháo rời. Với các tem nhãn cũ, bạn dùng máy sấy để gỡ khỏi vỏ mũ.

Để việc vẽ mũ bảo hiểm dễ lên màu, các họa tiết sắc nét, bạn cần loại bỏ lớp sơn cũ. Bạn dùng giấy nhám thô chà lên bề mặt vỏ, rồi dùng giấy nhám mịn để làm mũ trở nên nhẵn hơn. Bạn nên chà kỹ ở vùng góc cạnh, lỗ thông để mọi bề mặt được đồng đều. Sau khi chà nhám hoàn tất, bạn hãy vệ sinh mũ thật sạch bằng dầu gội để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.

Tạo lớp sơn cho mũ 

Tiếp đến, bạn phủ sơn cho nó sau khi mũ đã được lau khô, sạch sẽ. Màu sơn sẽ chuẩn và đẹp hơn khi bạn phủ từ 2 đến 3 lớp sơn màu. Thời gian sơn khô trên mũ khoảng từ 2 đến 3 giờ. Nếu sơn bị lem thì vẽ mũ bảo hiểm xem như bị hỏng vì khó khắc phục. Do đó, bạn nên cẩn thận và chú bao thật kỹ các lỗ trên nón. Vì đây là các vị trí sơn dễ dính và ảnh hưởng đến phần mút xốp trong nón.

ve-mua-bao-hiem

Sau khi đã sơn phủ, bạn bắt đầu chọn màu sơn yêu thích và làm nên cho toàn bộ chiếc mũ. Màu nền nên có sự tương phản so với màu họa tiết. Nếu họa tiết có màu sáng thì màu nền mũ đậm và ngược lại. Một lưu ý nhỏ là mùi sơn rất độc hại nên bạn cần đứng ở xa và đeo khẩu trang khi vẽ mũ bảo hiểm.

Vẽ họa tiết nền

Trong khoảng từ 2 đến 3 tiếng, sơn sẽ khô để bạn bắt đầu trang trí các họa tiết. Một số hình ảnh khó tạo hình, bạn có thể dùng đến các vật dụng trang trí. Tùy theo chủ đề đã phác thảo, bạn vẽ mũ bảo hiểm sao cho phù hợp với ý tưởng chủ đạo. Bạn dùng các gam màu đã chuẩn bị cho các họa tiết chính để nổi bật hình ảnh hướng đến. Còn các chi tiết nhỏ, bạn nên vẽ phân bổ đều khắp vỏ nón và chọn màu tối hơn.

Phủ bóng cho mũ

Bước cuối cùng nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng là bước phủ bóng. Khi mũ bảo hiểm đã khô hoàn toàn, bạn phủ lên từ 2 đến 3 lớp sơn bóng hoặc lớp phủ mờ. Bạn đem mũ phơi khô ở nơi ít bụi bẩn để tránh bám vào bề mặt mũ.

Như vậy, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản đã có một chiếc mũ bảo hiểm mới hoàn toàn đẹp như ý. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy khác biệt và tự tin khi đội chiếc mũ do chính tay mình làm ra.

Các cách làm đẹp mũ bảo hiểm khác

Với các bạn không có hoa tay thì việc vẽ mũ bảo hiểm khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn còn có một cách khác để tân trang lại chiếc mũ cũ: dán các sticker ngộ nghĩnh hoặc phun sơn màu.

Dán sticker nhãn lên mũ

Cách dán sticker, tem nhãn đang rất thịnh hành và được các bạn trẻ yêu thích. Vật dụng cần chuẩn bị gồm: các hình dán siêu độc đáo, kéo, hộp quẹt ga, khăn sạch và máy sấy tóc. Bạn có thể tìm kiếm các sticker trên mạng rồi đem in ra hoặc mua trực tiếp tại các cửa hàng dán decal, phụ kiện.

ve-mua-bao-hiem

Khác với vẽ mũ bảo hiểm, mỗi chiếc mũ tùy theo kích cỡ sẽ cần một lượng sticker, tem nhãn tương ứng:

  • Mũ bảo hiểm 1/2 cần: 40 – 50 miếng dán
  • Mũ bảo hiểm 3/4 cần: 60 -70 miếng dán
  • Mũ bảo hiểm fullface đầu cần: 100 – 150 miếng dán

Đầu tiên, bạn hãy dùng khăn mềm lau sạch toàn bộ mũ từ bên trong đến bên ngoài. Bạn ưu tiên chọn các sticker to dán lên mũ. Khi dán xong, bạn dùng quẹt lửa hơ nóng để tăng chất kết dính miếng dán hơn. Còn các loại sticker nhỏ dán tại các chỗ trống trên nón và hơ lửa tương tự. Để tăng tính nghệ thuật cho sản phẩm, bạn hãy chọn các hình ảnh ấn tượng, theo xu hướng và dán một cách cân đối.

Phun sơn màu mũ bảo hiểm

Một cách khác để làm đẹp mũ bảo hiểm là phun sơn màu mà không cần vẽ mũ bảo hiểm. Cách này dành cho các bạn không có năng khiếu hội họa và có ít thời gian. Tương tự như vẽ lên mũ, bạn cũng dùng giấy nhám để loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ.

ve-mua-bao-hiem

Khi bề mặt nhẵn mịn, bạn thực hiện phun sơn màu, sơn bóng từ 2 đến 3 lớp lên mũ. Cách này thích hợp cho các loại mũ nửa đầu, mũ bảo hiểm 3/4. Vì cơ bản, đây là các kiểu mũ cần sự đơn giản, hướng đến các gam màu đơn sắc. Do đó, điều bạn cần chú trọng là chọn màu sơn xịn để đem lại cảm giác cao cấp cho sản phẩm.

Như vậy, bạn có thể tân trang cho chiếc mũ bảo hiểm một diện mạo với ba cách thực hiện trên. Nếu bạn muốn sở hữu những sản phẩm có nét vẽ mũ bảo hiểm ấn tượng thì hãy liên hệ 123GoGo. Đội ngũ nhân viên sẽ tư vấn nhiệt tình để bạn có được  những chiếc mũ có màu sắc và họa tiết bắt mắt nhé!

Đánh giá bài viết!

Từ khóa » Cách Vẽ Lên Nón Bảo Hiểm