Cách Vẽ Sơ đồ điện Nhà Cấp 4 đơn Giản đúng Kỹ Thuật

Vẽ sơ đồ mạch điện nhà cấp 4 là thao tác quan trọng trong việc thi công xây dựng nhà ở. Nhờ bản vẽ này, bạn sẽ biết cách lắp điện nhà cấp 4 một cách chính xác. Hiểu được điều này, Thiết bị chuyên dụng sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4 đơn giản nhưng vẫn đảm bảo đúng kỹ thuật. 

Xem nhanh ẩn
  1. 1. Sơ đồ điện nhà cấp 4 là gì?
  2. 2. Các thành phần trong sơ đồ mạch điện nhà cấp 4
  3. 3. Các sơ đồ điện nhà cấp 4 phổ biến hiện nay
  4. 4. Cách vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà cấp 4
  5. 5. Những lưu ý khi vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4

Sơ đồ điện nhà cấp 4 là gì?

Nhà cấp 4 là ngôi nhà có chiều cao xây dựng từ 6m trở xuống, thường có 1 tầng. Nhà được xây trên tổng diện tích sàn nhỏ hơn 1000m2, nhịp kết cấu bé hơn 15m. Nhà cấp 4 tuy nhỏ nhưng vẫn có đầy đủ chức năng, thời gian thi công nhanh chóng và chi phí thấp. 

Mô hình nhà cấp 4

Mô hình nhà cấp 4

Đây là bản vẽ bao quát các chi tiết, vị trí của các thiết bị dùng điện trong gia đình. Bản vẽ này còn được gọi là sơ đồ đấu điện nhà cấp 4 giúp bạn biết cách đấu điện nhà cấp 4. Chúng được kiến trúc sư tính toán rất chi tiết, tỉ mỉ. Các thợ điện sẽ dựa vào nó để biết cách đi điện nhà cấp 4, từ đó tiến hành lắp đặt hệ thống điện nước cho căn nhà. 

Các thành phần trong sơ đồ mạch điện nhà cấp 4

Trong hệ thống điện nhà cấp 4, có các thành phần chính như: thiết bị đóng mở mạch điện, hộp phân phối, ổ điện, công tơ, thiết bị dùng điện,… Khi vẽ sơ đồ đi điện nhà cấp 4, bạn cần lưu ý đến những bộ phận này. 

Thiết bị đóng ngắt mạch điện

Thiết bị đóng ngắt mạch điện là: aptomat tổng, aptomat nhánh, công tắc, cầu chì,… Chúng có vai trò đóng ngắt mạch điện, bảo vệ hệ thống điện và các thiết bị khi bị quá tải điện. Hạn chế tối đa những sự cố về điện như chập cháy, giật điện,… 

aptomat

Aptomat

Hộp phân phối

Hộp phân phối điện là nơi để các mối hàng cáp quang. Chúng có công dụng bảo vệ các mối hàn khỏi những ảnh hưởng từ ngoại lực như môi trường, động vật gây hại,… Ngoài ra, nó còn có tác dụng phân phối các kết nối quang đến các thiết bị điện trong gia đình. 

Thiết bị dùng điện

Đây là những đồ dùng cần có nguồn điện để hoạt động. Ví dụ như: bóng đèn, quạt điện, tủ lạnh, tivi,… Số lượng đồ dùng điện sẽ không cố định mà phụ thuộc vào nhu cầu của từng gia đình. 

Ổ điện

Đây là thiết bị không thể thiếu trong sơ đồ điện trong nhà cấp 4. Chúng có tác dụng nối nguồn điện với các thiết bị dùng điện, Giúp mạch điện hoạt động ổn định và hiệu quả. Bạn nên chọn các ổ điện có chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người dùng. 

Ổ cắm và phích cắm điện

Ổ điện và phích cắm điện

Công tơ điện

Đây là thiết bị dùng để đo lường số lượng điện năng đã tiêu thụ. Căn cứ vào đó, người dùng sẽ chi trả số tiền điện cho đơn vị cung cấp điện. Ngoài ra, bạn còn dựa vào công tơ điện để theo dõi số lượng điện năng mà mình đã dùng, từ đó điều chỉnh lượng điện tiêu thụ cho phù hợp. 

Các sơ đồ điện nhà cấp 4 phổ biến hiện nay

Hiện nay, bản vẽ mạch điện trong nhà cấp 4 có hai dạng chính. Đó là sơ đồ điện âm tường và sơ đồ mạch điện nổi nhà cấp bốn. 

Sơ đồ điện âm tường nhà cấp 4

Sơ đồ điện âm tường nhà cấp 4 bao gồm các phần dây chìm được đặt bên trong tường để truyền tải điện năng. Bản vẽ giúp bạn biết cách đi dây điện âm tường nhà cấp 4. Bản vẽ này cần phải thiết kế ngay lúc đầu khi thi công. Và việc lắp đặt điện nước cũng được thực hiện trước khi trát vữa và sơn tường.

đi dây điện âm tường nhà cấp 4

Đi dây điện âm tường nhà cấp 4

Cách đi dây điện âm tường cho nhà cấp 4 khá phức tạp, cần phải dùng máy khoan tường để đưa dây vào sâu bên trong tường. Hiện nay, người ta thường dùng hệ thống điện âm tường bởi nó có nhiều ưu điểm:

  • Không gây mất thẩm mỹ do hệ thống điện nằm sâu trong tường.
  • Giúp tiết kiệm không gian, diện tích cho căn nhà.
  • Hạn chế tình trạng mất an toàn khi tiếp xúc với những tác nhân bên ngoài. 

Tuy nhiên, sơ đồ đi dây điện nhà cấp 4 cũng có những nhược điểm cần lưu ý: 

  • Khi lắp đặt, cần tuyệt đối tuân thủ theo bản vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4
  • Cần chuẩn bị sơ đồ thật kỹ trước khi thi công. Hạn chế tối đa những sai sót có thể gặp phải trong quá trình lắp đặt. 
  • Chi phí thực hiện cao. Thời gian lắp đặt kéo dài. 
  • Người thợ thực hiện đi dây điện nhà cấp 4 phải là người có kỹ thuật cao, kinh nghiệm lâu năm. Nếu là thợ mới làm cần được thợ cũ hướng dẫn đi điện nhà cấp 4 cẩn thận và kỹ càng. 
  • Trong quá trình sử dụng, nếu hệ thống mạch điện âm tường gặp sự cố, rất khó sửa chữa và khắc phục. 

Xem thêm:

  • Cách lắp điện cầu thang chi tiết kèm sơ đồ an toàn, dễ thực hiện
  • Cách lắp ổ điện âm tường chống giật cho nhà ở nhanh và đúng kỹ thuật

Sơ đồ mạch điện nổi nhà cấp 4

Hệ thống mạch điện nổi sẽ thực hiện bằng cách đi trực tiếp nẹp điện trên tường vách. Dây điện sẽ được đưa vào trong hệ thống ống dẫn.

"<yoastmark

Mạch điện nổi có nhiều ưu điểm:

  • Không nhất thiết phải có bản vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4 để thi công lắp đặt.
  • Cách đi dây điện nhà cấp 4 dạng mạch điện nổi đơn giản, người thợ không cần phải có tay nghề cao.
  • Thời gian thi công nhanh chóng.
  • Bạn có thể tùy ý thay đổi mạng điện theo ý muốn mà không cần để ý đến bản vẽ sơ đồ điện.
  • Chi phí lắp đặt thấp. Khi xảy ra các sự cố điện, dễ dàng sửa chữa và thay thế.

Bên cạnh đó, hệ thống mạch điện nổi có nhiều nhược điểm. Bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định lựa chọn. 

  • Vì hệ thống dây điện được nẹp trên các vách tường nên không đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà. 
  • Bạn cần cân nhắc thật kỹ để bố trí mạch điện. Để vừa đảm bảo an toàn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình. 
  • Nếu hệ thống dây nối không được lựa chọn kỹ, hay ổ điện hở không được che chắn cẩn thận dễ gây mất an toàn.
  • Vì dây điện để bên ngoài nên bạn cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống dây điện.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng rò điện, bạn cần trang bị các loại thiết bị đo và kiểm tra điện như ampe kìm, đồng hồ vạn năng hay bút thử điện… với các thương hiệu nổi tiếng hiện nay có thể kể đến hiện nay như thiết bị đo Hioki, thiết bị đo điện Kyoritsu,…

Cách vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà cấp 4

Cách vẽ sơ đồ điện trong nhà khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị giấy A4, bút chì, thước kẻ và cục tẩy gôm. Cụ thể, cách vẽ sơ đồ điện trong nhà cấp 4 có những bước sau:

  • Bước 1: Phân tích hệ thống điện ở trong nhà cấp 4.

Bạn cần xác định vị trí cần lắp đặt cho từng phòng, từng khu vực trong ngôi nhà. Sau đó, xác định sơ đồ đường đi bằng các ký hiệu trên giấy. 

  • Bước 2: Phân tích mối quan hệ trong hệ thống điện

Hệ thống điện gồm có: công tắc, thiết bị tự động ngắt điện, thiết bị dùng điện,… Bạn cần biết mối quan hệ giữa chúng để biết cách lắp cho đúng.

Vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà

Vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà

  • Bước 3: Tiến hành vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4. 

Mạch điện nằm ngang. Nhớ vẽ vị trí các thiết bị đóng ngắt, tách nguồn bằng ký hiệu tiêu chuẩn. Chú ý tuân thủ vẽ đúng các ký hiệu, tránh sai lệch. 

Những lưu ý khi vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4

Khi vẽ sơ đồ điện trong nhà cấp 4, bạn cần nhớ những vấn đề sau:

  • Nên dùng các dây điện có màu khác nhau để biểu thị chức năng riêng biệt của chúng. Như vậy, bạn sẽ không bị nối sai mạch điện.
  • Với bản vẽ điện âm tường, bạn nên đi dây điện nhà cấp 4 nằm ngang hoặc nằm dọc. Không đi dây chéo nhau. 
  • Nếu chưa có đủ kiến thức về mạch điện, đầu nối dây, bạn nên tham khảo thêm các ý kiến của thợ kỹ thuật, những người có chuyên môn cao. 
  • Nên dùng mạch điện nhánh thay vì mạch điện tổng. Điều này sẽ hạn chế rủi ro khi dùng điện. Hơn nữa, mạch điện nhánh cũng dễ sửa chữa hơn mạch điện tổng. 
  • Nên dùng các thiết bị điện có công suất nhỏ sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng. 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về cũng như cách vẽ sơ đồ điện nhà cấp 4. Hy vọng kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu bạn đang mong muốn mua các thiết bị đo điện chính hãng từ các thương hiệu lớn trên thị trường với chế độ bảo hành tốt thì bạn nên đến những địa chỉ uy tín như maydochuyendung.com, hiokivn.com, kyoritsuvietnam.net . Đây đều là những địa chỉ hoạt động lâu năm trên thị trường, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn dịch vụ và sản phẩm tốt nhất.

Từ khóa » Cách Bắt điện âm Tường Nhà Cấp 4