Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Ngữ Văn đơn Giản Mà Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, có rất nhiều phương pháp học giúp các bạn học sinh nhớ bài nhanh hơn. Một trong số đó không thể không nhắc đến đó là sơ đồ tư duy. Đối với các bộ môn toán, lý, hóa thì sơ đồ tư duy không còn xa lạ gì. Nhưng với môn ngữ văn thì sao? Cùng tìm hiểu ngay cách vẽ sơ đồ tư duy môn ngữ văn đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
1. Ý nghĩa của sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc và sắp xếp khoa học trong không gian. Nó giúp học sinh hiểu bài sâu hơn, nhớ bài nhanh hơn và khai triển ý chính trong bài dễ dàng hơn. Sơ đồ tư duy giúp học sinh tăng khả năng tư duy, phân tích và lập luận.
Bạn có thể hình dung sơ đồ tư duy giống như một cái cây. Cây có cành to, cành nhỏ, trong cành nhỏ lại có nhiều nhánh nhỏ khác. Sơ đồ tư duy môn văn cũng vậy sẽ có những ý chính, trong mỗi ý chính lại có những ý phụ…
Bạn thử tưởng tượng giữa việc học một bài văn nhìn từ đầu tới cuối toàn chữ là chữ với một sơ đồ tư duy có chữ, có hình ảnh, có màu sắc thì cách nào sẽ dễ học hơn.
Đó là lý do vì sao mà sơ đồ tư duy ngày càng được yêu thích và vận dụng nhiều vào trong học tập, điển hình là ôn thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn.
2. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn ngữ văn
a. Tạo ý tưởng chính làm trung tâm
Bước đầu tiên khi bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy đó là tạo ý chính cho bài văn, là trọng tâm của sơ đồ. Đây được coi là điểm khởi đầu giống như bộ não điều khiển cho cả một sơ đồ. Vị trí của ý chính này là ở chính giữa trang giấy. Bạn hãy sử dụng hình ảnh gần với bài văn nhất để vẽ sẽ giúp dễ nhớ hơn. Chẳng hạn bạn muốn vẽ sơ đồ hình cây thì ý chính này giống như thân cây. Và từ thân cây sẽ phát triển ra các cành cây to, nhỏ khác nhau tạo nên một sự gắn kết chặt chẽ.
b. Vẽ nhánh cho sơ đồ tư duy
Từ ý tưởng chính bạn hãy vẽ các nhánh lớn xung quanh nối trực tiếp từ hình ảnh thể hiện ý trọng tâm của bài văn. Sau đó, từ các ý chính bạn lại vẽ các nhánh nhỏ hơn nối từ các ý chính đó. Mỗi ý chính sẽ có nhiều ý nhỏ khác nhau. Bạn cần lưu ý vẽ làm sao cho khoa học, dễ nhìn, như thế bạn mới có thể nhớ nhanh và nhớ lâu được.
Khi vẽ nhánh và viết lên hình ảnh đó bạn lưu ý chỉ viết từ khóa trọng tâm, không nên viết câu dài, viết dài dòng sẽ khiến bạn càng bị rối hơn.
Đừng quên thêm hình ảnh vào sơ đồ tư duy bởi vì hình ảnh sẽ giúp bạn liên tưởng tới nội dung nhanh hơn. Hình ảnh giúp kích thích thị giác và khiến não bộ tiếp nhận thông tin nhanh hơn.
Bạn cũng nên sử dụng cả màu sắc để tô điểm cho các ý chính, ý phụ trong bài văn. Nhìn vào một sơ đồ tư duy vừa có hình ảnh vừa có màu sắc sẽ khiến bạn có hứng thú học hơn.
Việc vẽ sơ đồ tư duy môn ngữ văn tuy đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả, giúp các bạn học sinh nhớ bài nhanh hơn, có hứng thú học văn hơn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ tạo ra được nhiều sơ đồ tư duy trong mỗi bài học của mình.
Mời bạn tham khảo thêm:
Tổng hợp sơ đồ tư duy tác phẩm văn học.
4 điều cần nhớ để đạt điểm văn cao.
Từ khóa » Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn Hiệu Quả Nhất
-
Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn? 5+ Mẫu Sơ đồ Tư Duy đẹp - GiaiNgo
-
Sử Dụng Bản đồ Tư Duy để Học Văn Tốt Hơn - Gia Sư Thăng Long
-
Sơ Đồ Tư Duy Môn Văn Hiệu Quả Nhất, Vẽ Sơ Đồ Tư ...
-
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM SƠ ĐỒ TƯ DUY MÔN NGỮ VĂN ĐƠN ...
-
Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Ngữ Văn 6 - Hàng Hiệu
-
Học Văn Bằng Vẽ Sơ đồ Tư Duy độc đáo - Tuyển Sinh 2020 - Pinterest
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Ngữ Văn Lớp 6 - 123doc
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Bằng Tay đơn Giản, Sáng Tạo
-
Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn Trên Phần Mềm
-
Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn? Các Mẫu Sơ đồ Tư Duy đẹp Cho Môn ...
-
Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn? 5+ Mẫu Sơ đồ Tư Duy đẹp
-
Vẽ Sơ đồ Tư Duy Môn Văn - Vozz