Cách Vẽ Trang Trí Màu - MyThuatMS
Cách vẽ trang trí màu
1. Lên bố cục:
a. Điểm cộng và trừ của các loại bố cục:
* Bố cục đối xứng:
- Cộng: Tạo ra nhịp điệu trong bài, dễ lên màu.
- Trừ: Đối xứng thường phải chia các mảng chính phụ nhỏ để vừa khổ giấy, khiến bài tô lâu, dễ bị vụn.
* Bố cục hàng lối:
- Cộng: Tạo ra nhịp điệu trong bài, dễ lên màu, phù hợp với một số dạng đề nhất định.
- Trừ: Chia mảng nhỏ khiến bài tô lâu, dễ bị vụn, không thấy rõ chính phụ.
* Bố cục tự do:
- Cộng: Phù hợp với hầu hết dạng đề, mang tính sáng tạo, hiện đại.
- Trừ: Là một dạng bố cục khá khó với các bạn mới học vì không biết tiết chế mảng hoặc chia mảng quá ít, lệch điểm vàng…
Bố cục tự do được đánh giá cao vì nó thể hiện được tính sáng tạo, không gò bó trong bài. Đặc biệt một nét đặc trưng của bố cục tự do là chính phụ được chia rất rõ ràng, trực quan, họa tiết được chia mảng lớn hơn. Nếu đề bài không yêu cầu bố cục cụ thể, hãy ưu tiên bố cục tự do.
b. Các câu hỏi thường gặp về bố cục:
* Bài bố cục tự do nên sắp xếp chính phụ như nào?
Thành phần nằm trong trường thị giác được xác định theo quy tắc chia 3.
* Bố cục có chữ thì nên vẽ như thế nào?
Nên ưu tiên một vị trí rộng rãi và thu hút ánh nhìn cho phần chữ (nhưng không nổi bật bằng phần họa tiết chính). Đặt dòng chữ ở 2 điểm vàng phía trên giúp chữ được chú ý tốt.
* Bài bố cục tự do nên có bao nhiêu họa tiết phụ?
Bài tự do cần có ít nhất 1 họa tiết phụ, trong bài có thể có từ 1-3 họa tiết phụ.
* Lỗi bố cục bao gồm những gì?
Là khi bạn nhét họa tiết chính vào những góc khiến giám khảo khó chịu: chạm cạnh, góc chết, họa tiết bị cắt.
2. Cách điệu:
a. Tạo hình cho linh hồn của bản vẽ:
Khi cách điệu, bạn nên giữ lại những đặc điểm tiêu biểu của sự vật, đảm bảo nhận biết được hình tượng mà bạn đang cách điệu trong bài. Nói ngắn gọn, bạn vẽ con chuột, người khác phải nhìn ra được con chuột, vẽ con chó, phải nhìn ra con chó.
Hãy ưu tiên cách điệu đơn giản, chia mảng vừa phải (tránh chia mảng bị đều hoặc mảng quá vụn), sử dụng đường nét kỷ hà, họa tiết càng gọn gàng chắt lọc càng tốt. Đừng tả quá thực nhé và cách duy nhất để bạn cách điệu đẹp hơn là cầm bút và luyện tập thật nhiều. Nhớ chú ý dành thời gian cách điệu động vật, hoa quả, cây cối càng nhiều càng tốt.
Không bắt buộc họa tiết phụ phải giống hoàn toàn họa tiết chính, nhưng phải có một chút sự lặp lại về màu hoặc sự lặp lại về loại. Hãy xem các ví dụ:
Những bài này lặp lại về màu ở chính và phụ (chính sáng hơn), họa tiết cách điệu cùng về một loài vật để có sự liên kết.
Lưu ý, họa tiết chính và phụ nên quay đầu về phía nhau để tạo cảm giác tình cảm, dáng của họa tiết chính và phụ nên khác nhau.
Các bạn nên tham khảo những bài đẹp, cách điệu ấn tượng, rồi tập cách điệu những hình tượng sinh động, gần gũi xung quanh mình. Hãy cách điệu rồi lên màu một cách nghiêm túc, tổng hợp đầy đủ.
3. Màu sắc:
a. Luyện tập về sắc độ:
Bài luyện về sắc độ nên là một bài có bố cục đối xứng. Bạn chia bài vẽ ra làm 2 hoặc 4 phần rồi lên sắc độ một phần, những phần còn lại lên màu bình thường.
b. Luyện tập về màu sắc:
Ghi nhớ quy luật bánh xe màu sắc là một cách giúp các bạn mới học không bị bí màu. Dần dần trong quá trình luyện tập quan sát quan sát màu sắc sẽ giúp bạn hình thành một gu màu cố định, có cho mình gam màu chủ lực để làm bài. Không phải ngẫu nhiên mà bài tập bánh xe màu sắc luôn là bài học vỡ lòng của môn Trang trí màu đâu.
Bài luyện về màu thì hãy chia một ô vuông lớn, sau đó chia nhỏ ô vuống đó ra, rồi chọn 2 hàng cố định, vẽ các màu nguyên vào đó rồi chuyển màu dần sáng các ô lân cận. Hãy xem một màu sắc là một điểm sáng và xem thử ảnh hưởng của màu đó lên các màu lân cận như thế nào.
Một chia sẻ khác để giúp bạn phối màu tốt hơn, đó là chơi Blendoku khi rảnh. Game này giúp não của bạn nhớ được cách chuyển màu, linh hoạt khi chọn 2-3 màu kết hợp. Rảnh thì thử pha mấy gam màu đẹp trong game thử nhé.
c. Các gợi ý pha màu đẹp:
- Mua màu pha sẵn: Rất có ích vì nó giúp bạn tiết kiệm thời gian khi pha màu, ngoài ra còn giúp màu pha ra không bị dơ khi pha màu đó (nếu pha quá nhiều thì màu sẽ dễ bị dơ).
- Thay nước rửa cọ thường xuyên: Tất nhiên, vì nó đảm bảo màu không bị dơ, bị dính một màu bẩn nào đó trên cây cọ chưa được rửa sạch của bạn.
- Dùng bay để lấy màu: Hãy cố gắng dùng bay để giữ lọ màu của bạn được trong sáng hơn nhé.
- Hãy lấy nhiều màu: Vì nếu pha nhiều nước ít màu bài vẽ lên nhìn loang lổ.
Gam màu nhiệt đới (hợp với chủ đề thiên nhiên, cây cối…)
Gam màu trầm (không khuyến khích nếu thi KT)
Đây là một gam màu an toàn, dễ pha, tuy nhiên nó sử dụng rất nhiều màu tím hay gọi là gam màu mắm tôm. Khi sử dụng bạn nên sử dụng nhiều vàng, tím để tăng độ mạnh cho cặp màu tương phản này, tiết chế màu hồng.
Gam hiện đại (gam này hơi khô)
Đây là một gam màu khá khó sử dụng đối với các bạn mới học, cần phải điều tiết độ sáng của màu xanh ngọc và màu đỏ của họa tiết chính để phần phụ không bị lấn át (sáng hơn) phần chính. Lưu ý không nên đổi thứ tự màu dùng cho họa tiết chính và phụ vì màu đỏ dù khó nhấn sáng nhưng vẫn mạnh hơn xanh ngọc rất nhiều.
Gam màu tương đồng
Bạn nhớ đem cả những màu trung gian như tím, hồng vào bài để khiến bài trông thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.
4. Các lưu ý để tránh mắc lỗi trong bài:
a. Lỗi về bố cục:
- Không vẽ chạm cạnh, phạm góc chết, họa tiết bị cắt.
- Không vẽ mảng thừa, mảng vụn không cần thiết.
- Đọc kỹ yêu cầu đề.
- Không vẽ các bong bóng, mảng tròn nhỏ trong bài.
- Không vẽ các họa tiết gây rối bài, mảng càng tối giản, chắt lọc càng tốt.
- Luôn áp dụng nguyên tắc chia ba.
- Không chia mảng nền xẻ bài làm hai.
- Họa tiết hướng đầu vào nhau hoặc hướng về điểm sáng của bài.
b. Lỗi về màu:
- Vẽ màu nền trước khi vẽ màu họa tiết.
- Vẽ màu nền xong, không vẽ các mảng chuyển hoặc màu họa tiết phụ mà lên màu họa tiết chính (nhớ rửa sạch cọ để màu không bị dơ).
- Màu mảng chuyển có thể lấy màu họa tiết chính cộng màu nền (và cộng một màu trung gian khác). Cuối cùng mới vẽ họa tiết phụ, có thể lấy lại gam của họa tiết chính nhưng giảm sáng một bậc. Làm theo các bước trên sẽ giúp khắc phục lỗi tranh chấp chính phụ, giúp bạn tiết chế được màu họa tiết phụ.
Có rất nhiều bạn khi lên màu thường lên màu họa tiết phụ trước khi vẽ họa tiết chính và khi vẽ họa tiết phụ sử dụng màu rất sáng và trong, khiến cho khi vẽ họa tiết chính lại bị bí màu hoặc làm thành phần chính bị chìm.
- Tuyệt đối không dùng các màu neon, màu nhũ trong bài.
- Không pha quá nhiều màu lại với nhau.
- Không dùng quá 4-5 màu chính trong bài.
- Nếu mắc phải lỗi trùng độ, bạn có thể dùng mẹo sau đây để khắc phục:
Khi bị trùng độ, bạn vẽ thêm một mảng tối vào để tách phần họa tiết bị trùng độ ra. Động tác này vừa xử lý lỗi, vừa tạo ra chiều sâu cho bài.
5. Xử lý chữ:
a. Đối với những đề bài yêu cầu chữ:
- Nên chọn font chữ dày, chắc chắn.
- Nên vẽ tất cả chữ in hoa để dễ nhìn, bài mang tính poster.
- Khi vẽ chữ nên để chữ ngay ngắn trên 1-2 hàng, thẳng và đều chữ, khi vẽ có thể kẻ khung để vẽ chữ được đúng và thẳng hơn.
- Nên vẽ thêm mảng đổ bóng chữ, tạo khối chữ.
Không nên vẽ chữ có chân, có nhiều nét cong, nét thanh nét đậm vì khi lên màu sẽ khó ke nét, dễ làm lem bài và chữ.
- Theo Lê Minh Hằng -
>>> Đồ án trang trí màu - Sưu tầm
>>> Nét, mảng và màu sắc trong nghệ thuật trang trí
>>> Tính thống nhất trong trang trí nội thất
Từ khóa » Bài Vẽ Màu Là Gì
-
LUYỆN THI MÔN VẼ TRANG TRÍ MÀU - Jolla Art
-
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TRANG TRÍ MÀU
-
Trang Trí Màu | Dành Cho Bạn Học Vẽ Cơ Bản Luyện Thi đại Học Khối H
-
Học Vẽ Trang Trí Màu Online - Những điều Bạn Cần Biết - HT ARCH
-
Cách Tô “màu Trong” Khi Vẽ Trang Trí Màu - MyThuatMS
-
6 Cách Phối Màu Vẽ Cơ Bản Trong Hội Họa - ART TREE
-
LUYỆN THI VẼ TRANG TRÍ MÀU VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
-
Học Vẽ Trang Trí Màu Cần Mua Những Dụng Cụ Gì? - PICS Studio
-
Thế Nào Là Vẽ Hình Họa Mẫu Người
-
Trang Trí Màu - Khối H, H1, H2, H6 - Kĩ Năng Nền Tảng Ngành TK đồ ...
-
Bố Cục Trang Trí Màu Là Gì
-
Giới Thiệu Bài Thi Năng Khiếu Mỹ Thuật | Tuyển Sinh
-
Làm Thế Nào để Có Bài Vẽ Trang Trí Màu đẹp. - Ngày Thử Lửa