CÁCH VIẾT BẢN MÔ TẢ THIẾT KẾ MOBILE APP | CO-WELL Asia

Với 3.2 tỉ thiết bị thông minh trên toàn cầu  – smartphone đang dần trở thành một phần cuộc sống của những con người 4.0. Để phục vụ những thiết bị này, cho đến nay, trên 2 triệu ứng dụng di dộng IOS và 3 triệu ứng dụng Android đã ra đời. Ứng dụng di động (mobile app) được ước tính đạt doanh thu 935 tỉ USD cho đến năm 2023.

Nếu bạn đã sẵn sàng để tham gia vào thị trường đang rộng mở này và đang lên kế hoạch cho một mobile app của chính mình, hãy bắt đầu bằng việc tìm đối tác phần mềm và gửi cho họ một Bản mô tả Thiết kế Mobile App (brief). Vậy Bản mô tả Thiết kế Mobile App có quan trọng không? Có những gì cần lưu ý khi viết loại tài liệu này?

Cùng đọc bài viết sau của CO-WELL Asia để có cái nhìn tổng quát nhất nhé!

Đọc thêm: TOP 5 WEB-APP CÓ THIẾT KẾ ẤN TƯỢNG NĂM 2020

I. Tại sao Bản mô tả thiết kế Mobile App lại quan trọng?

Bản mô tả thiết kế Mobile app (product requirements document (PRD) – hay ngắn gọn hơn – là brief), định nghĩa đầy đủ mục đích, giá trị, tính năng của một mobile app để gửi cho đội ngũ lập trình. Tài liệu này là nền tảng cho một sản phẩm thành công, bằng việc đưa ra các đầu mục ngắn gọn nhưng chi tiết, logic về các đặc điểm, tính năng yêu cầu, giúp quá trình biến ý tưởng thành hiện thực của đội lập trình được thực hiện nhanh, chính xác và suôn sẻ hơn.

Mục đích quan trọng nhất của việc phải viết ra Bản Mô tả Thiết kế Mobile App là: tạo ra đúng sản phẩm như yêu cầu. Để làm được điều đó, “yêu cầu” cần được đưa ra một cách kỹ càng và chính xác thông qua tài liệu này. Có nhiều trường hợp mâu thuẫn xảy ra chỉ do không có tài liệu nào để định nghĩa sản phẩm cần tạo ra giữa khách hàng và bộ phận phát triển mobile app. Brief sẽ giúp lập trình viên hiểu được đúng và tường tận ý tưởng của bạn ngay từ khi bắt tay vào dự án, tránh những sai khác có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

close up woman using laptop
Hands of an office woman typing

Một bản mô tả thiết kế Mobile app còn giúp team lập trình đưa ra những tư vấn, feedback kịp thời, đúng hướng cho khách hàng (là bạn) khi bạn gặp khó khăn ở một công đoạn, lựa chọn nào đó. Và bản thân team lập trình cũng sẽ có cái nhìn tổng quát để đưa quyết định về nền tảng, công nghệ, cách thức thực hiện dự án… nhờ vào thông tin mà bạn chia sẻ.

Khi thực hiện tài liệu này, các đối tác, đồng nghiệp thậm chí không có chuyên môn trong lĩnh vực phần mềm cũng có thể hiểu được ý tưởng dự án của bạn.

Vậy, những thông tin gì phải và cần phải được đề cập trong loại tài liệu này? Cùng điểm qua các đầu mục đó trong phần dưới đây!

II. Những thông tin nào cần có trong Bản mô tả thiết kế Mobile App?

1. Thông tin liên hệ

Với một tài liệu có tác dụng trung gian liên lạc giữa khách hàng và đội phát triển, thì việc cung cấp thông tin về tên, số điện thoại, email, website công ty, cá nhân phụ trách để liên hệ ngay từ đầu là tối cần thiết. Hơn thế nữa, nếu bạn có nhiều hơn một mobile app cần thực hiện, thì việc “giới thiệu” bản brief bằng các thông tin trên, cùng tên dự án, leader dự án, quy mô… cũng sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc lưu trữ và tìm kiếm tài liệu sau này.

2. Mục đích của dự án Mobile App

Mỗi sản phẩm ra đời đều cần mục đích, và đó là điều cần làm rõ để đội phát triển không đi nhầm hướng. Bạn cần nêu rõ trong bản brief rằng: sản phẩm mobile app của bạn có thể giải quyết được vấn đề gì của người dùng cuối (end user)? Hay mobile app này sẽ giúp người dùng đạt được mục đích gì? Lời khuyên dành cho bạn là: để “ra lò” bản demo đầu tiên, hãy cố gắng cô đọng mục đích này hết sức có thể để team phát triển hiểu được cốt lõi sản phẩm một cách cơ bản nhất.

Một số mobile app chỉ phục vụ một chiến dịch, dịp lễ hay quảng bá một thời gian, nhưng có nhiều app thì phức tạp và dài hơi hơn, một số app miễn phí còn có những app thu phí… Có những app là để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, nhưng có app là cửa hàng online, app book dịch vụ, hay app để đưa thông tin… Những mục đích khác nhau thế này cũng sẽ dẫn đến cách tiếp cận khác nhau, và xác định chúng từ đầu sẽ khiến quá trình hợp tác thuận lợi và đơn giản hơn.

Ngoài ra, cũng cần cho lập trình viên biết mục đích của app là phục vụ đối tượng người dùng app nào bằng những phân tích, số liệu, thậm chí các thông tin về nhân khẩu học, ước tính số lượng người dùng… Tất cả các yếu tố này cũng sẽ góp phần tạo ra giao diện phù hợp với người dùng hơn.

3. Yếu tố kỹ thuật

Sản phẩm app của bạn sẽ được sử dụng trên smartphone, tablet, hay tất cả các loại thiết bị?

Sản phẩm sử dụng platform nào? Android hay IOS hay cả hai?

Sản phẩm có triển khai nhiều loại ngôn ngữ không? Là những ngôn ngữ nào?

Ví dụ: nếu app của bạn dành cho nội bộ công ty, thì nếu là Android app, chỉ cần gửi link cài đặt (APK) tới các nhân viên; nhưng nếu đó là iOS app, thì bạn cần đăng ký vào Apple Developer Enterprise Program mới có thể phân phối app đến đội ngũ nhân viên.

Những lựa chọn trên sẽ dẫn đến những cách phát triển khác nhau và gây bối rối cho đội phát triển nếu không nêu rõ.Bởi vậy hãy đưa cho họ quyết định từ đầu, hoặc khi chưa đưa ra lựa chọn, hãy nhờ đội ngũ có kinh nghiệm tư vấn giúp bạn, vì họ là chuyên gia trong mảng này và đã thực hiện hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm mobile app khác.

4. Các tính năng cần thực hiện

Với “mục đích”, bạn cần tóm tắt nhất có thể thì tại phần “tính năng” hãy đào sâu và đưa thông tin càng chi tiết càng tốt. Lời khuyên cho bạn khi brief mục này là là chia nhỏ app thành các tính năng chính, và mô tả từng tính năng một. Khi đã mô tả chi tiết và riêng biệt từng tính năng xong, hãy nối tính năng lại với nhau thành một hệ cấu trúc hoàn chỉnh và điều đó giúp giải thích mối quan hệ giữa các tính năng với nhau.

Đồng thời, đội ngũ lập trình cũng tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu bạn cho biết:

  • Độ ưu tiên của các tính năng theo thứ tự giảm dần
  • Tính năng nào sẵn có/ mua của bên thứ ba (ví dụ: giao hàng, thanh toán…)
  • Có cần xác thực người dùng không?
  • App có hoạt động offline không?
  • Các tính năng tùy chỉnh khác: bluetooth, AR-VR, game…?

5. Mô tả Mobile App bằng User Flow – hành trình người dùng

Trong bản mô tả thiết kế mobile app, bạn cũng cần ghi rõ hành trình người dùng từ lúc đăng nhập -> thực hiện các thao tác trong ứng dụng -> đăng xuất. Việc mô tả rõ các bước thao tác của người dùng theo một quy trình trước – sau sẽ giúp đội ngũ phát triển nhanh chóng thực hiện được các tính năng cần thiết để tạo ra hành trình đó.

3759390

Thêm vào đó, nếu app có phân loại đối tượng sử dụng (admin, user bình thường, khách) thì cũng cần hành trình riêng được định nghĩa cho từng đối tượng.

Một cách khác để mô tả app của bạn là vẽ chúng dưới dạng bản đồ (map) để hình dung chúng theo cấu trúc tuần tự. Cách này dễ dàng và nhanh thực hiện hơn, đồng thời khiến đội phát triển nhìn được bao quát sản phẩm hơn.

6. Giao diện của mobile app

Dĩ nhiên, để ngay từ trong những bản mô tả thiết kế mobile app đầu tiên thì khó có thể định nghĩa ngay một giao diện cụ thể nào, nhưng những yếu tố như style, màu sắc, nhận diện… thì bạn có thể cho đội phát triển các gợi ý.

Ví dụ, về style (phong cách), bạn muốn app của mình trông sang trọng, lịch sự, hay phá cách, trẻ trung, độc đáo? Về nhận diện, bạn muốn đưa logo vào những trang nào, ở vị trí nào, hay font chữ, hình ảnh thương hiệu sẽ được sử dụng ra sao? Về màu sắc, có đặc biệt phải sử dụng tone màu nào không, màu nào thì nên tránh v.v…?

Đọc thêm: TOP 5 WEB-APP CÓ THIẾT KẾ ẤN TƯỢNG NĂM 2020

7. Ví dụ tham khảo

Nếu được, hãy cung cấp một số app có tính năng/ tính chất tương tự sản phẩm của bạn. Bạn có thể gửi kèm link website, hoặc link App store/ Google Play. Trong brief, bạn cần nêu rõ những điểm được và chưa được từ những app này để rút kinh nghiệm cho sản phẩm của mình; ngoài ra, bạn có thể chỉ ra điểm khác biệt của sản phẩm so với đối thủ trên thị trường.

8. Các thông tin bổ sung (thời gian timeline, kinh phí…)

Một khi bắt tay vào làm bất kỳ dự án nào, luôn cần có kế hoạch, và thời gian triển khai là một phần quan trọng của kế hoạch đó. Với các dự án phần mềm, mỗi giai đoạn được gọi là một phase, và tương ứng với mỗi phase, khách hàng và bên phát triển cùng thảo luận xem sản phẩm đưa ra sau phase đó có thể là gì. Nếu không có timeline thực hiện, dự án sẽ dễ mất phương hướng và chính khách hàng (là bạn) cũng khó nắm bắt được tiến độ.

Triển khai một mobile app chắc chắn sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Chính vì vậy, hãy đưa ra con số cụ thể về kinh phí trong bản brief, chia nhỏ thành các phần cho từng giai đoạn triển khai. Con số này cần được bàn bạc nhiều lần để đi đến thống nhất với đội ngũ phát triển, bởi số tiền có thể bị ảnh hưởng bởi quy mô dự án, timeline triển khai, đội ngũ nhân sự, thay đổi các tính năng nếu có…

III. Các lỗi sai cần tránh khi viết Bản Mô tả thiết kế Mobile App

Ở phần này, CO-WELL Asia sẽ chỉ ra một số lỗi có thể xảy ra trong quá trình viết brief cho dự án. Những lỗi sai này có thể gây cản trở quá trình thực hiện sản phẩm, gây tốn thời gian, công số do những hiểu nhầm, sai sót từ khâu “ra đề” của bạn.

1. Thiếu đội ngũ tư vấn

Công việc viết brief không phải là dành cho một người. Đây là công đoạn quan trọng có tác động lớn đến sự thành công của sản phẩm, bởi vậy, bạn cần lập trình viên, tester, designer cùng tham gia vào quá trình soạn thảo và đưa ra những tư vấn phù hợp ngay từ ban đầu.

2. Quá tham tính năng

Smartphone tiện lợi, nhưng khi nói về màn hình, nó không thể cạnh tranh với desktop hay laptop. Chính vì vậy, khi tạo ra các sản phẩm mobile app, hãy chú trọng và tập trung vào một số tính năng thay vì làm nó tràn lan, gây những trải nghiệm người dùng không tốt cho end user.

3. Thiếu tương tác từ các bên tham gia

Dù người phụ trách chính trong quá trình phát triển là các lập trình viên, tuy nhiên, đội ngũ lập trình cũng cần các leaders để là trung gian giải đáp các thắc mắc nếu có trong quá trình thực hiện, đảm bảo công việc được suôn sẻ. Đồng thời, chính bạn – người đưa đề bài cũng có trách nhiệm phản hồi kịp thời để đảm bảo tiến độ thực hiện, tránh các sai sót có thể xảy ra.

4. Định dạng của bản brief có nhiều lỗi sai

Khi viết các loại văn bản thì soát lỗi, hiệu đính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong ngành Công nghệ thông tin khi các thông tin cần được trình bày logic, chính xác. Đặc biệt hơn, việc sử dụng đúng định dạng, không có lỗi sai chính tả, ngữ pháp hay thể hiện lời lẽ khoa học, dễ hiểu cũng để lại ấn tượng tốt đẹp về một doanh nghiệp chỉn chu, chuyên nghiệp.

Vậy là, thông qua bài viết này, bạn cũng có thể hiểu được vai trò của Bản mô tả thiết kế Mobile App và các thông tin cần thiết phải trả lời được trong loại văn bản này để đưa tới một ứng dụng hoàn chỉnh và đúng ý nhất phải không?

Nếu bạn đã có trong tay ý tưởng, CO-WELL Asia sẵn sàng giúp bạn biến ý tưởng đó thành hiện thực. Sở hữu đội ngũ lập trình với hơn 10 năm kinh nghiệm trong phát triển phần mềm, chúng tôi sẽ tư vấn, triển khai, kiểm thử và bàn giao cho bạn những sản phẩm tuyệt vời nhất. Liên hệ ngay CO-WELL để tham gia vào thị trường CNTT toàn cầu!

Tags: bản mô tả thiết kế mobile app, brief, mobile app, PRD

Từ khóa » Cách Vẽ App Mobile