Cách Viết Bản Tường Trình Nhận Lỗi Chi Tiết Dành Cho Người Lao động

1. Khái quát về bản tường trình nhận lỗi

Bản tường trình nhận lỗi là văn bản biểu mẫu cần thiết được sử dụng khi có ai đó hoặc một nhóm phạm lỗi, vi phạm quy định hoặc nội quy đã đặt ra và gây ra hậu quả cho tập thể. Tìm hiểu ngay để biết thông tin và cách viết bản tưởng trình nhận lỗi.

1.1. Hiểu rõ hơn về tường trình nhận lỗi

Bản tường trình nhận lỗi được viết khi có sự việc xảy ra gây ra hậu quả xấu cho tập thể
Bản tường trình nhận lỗi được viết khi có sự việc xảy ra gây ra hậu quả xấu cho tập thể

Bản tường trình nhận lỗi là mẫu biên bản mà những người mắc lỗi, vi phạm các quy định, thủ tục hành chính của tập thể cần phải viết ra để trình bày cũng như là báo cáo lại những sự việc vi phạm lỗi một cách rõ ràng, chi tiết đối với một tổ chức tập thể nào đó.

Những người làm bản tường trình nhận lỗi có thể là một cá nhân cụ thể hoặc là một nhóm người thực hiện để có thể gửi tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với lỗi vi phạm của cá nhân/tập thể đó.

Xem thêm: Bản kiểm điểm quá trình công tác

1.2. Ý nghĩa của bản tường trình nhận lỗi

Khi soạn thảo văn bản tường trình, bản chất của việc viết và trình bày mẫu biên bản giải trình, tường trình nhận lỗi không phải là vạch tội của bất cứ ai khi họ phạm phải sai lầm, vi phạm quy định... mà là để cho người vi phạm có cơ hội nhìn nhận lại những điều mà họ đã làm, những điều chưa đúng và để cá nhân/nhóm đó có thể rút được những kinh nghiệm để đời để không tái phạm lại những vấn đề đó trong quá trình làm việc.

Tìm hiểu về ý nghĩa của bản tường trình nhận lỗi
Tìm hiểu về ý nghĩa của bản tường trình nhận lỗi

Thực chất, bản tường trình nhận lỗi khi được viết ra và gửi lên cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền để xử lý về bản chất nó giống như là một bản kiểm điểm có giá trị về mặt tinh thần cho thấy người mắc lỗi đã có động thái hối lỗi và mong muốn có cơ hội để sửa lỗi.

Xem thêm: Hàng triệu tin tuyển dụng việc làm mới nhất

1.3. Những nội dung cơ bản trong mẫu bản tường trình nhận lỗi

Khi một ai đó hay một nhóm cá nhân nào đó mắc phải lỗi lầm, vi phạm nội quy chung của một tập thể thì đồng nghĩa với việc họ đang làm trái với một hoặc nhiều nguyên tắc mà tập thể/tổ chức đặt ra.

Điều này sẽ dẫn tới hậu quả rất không ổn đối với tập thể, có thể tạo ra những ảnh hưởng xấu tới hướng đi của tập thể đó, cho dù lỗi lầm mà người/nhóm cá nhân vi phạm là cố ý hay là vô tình thì hậu quả xấu vẫn là như nhau.

Những nội dung cơ bản trong mẫu bản tường trình nhận lỗi
Những nội dung cơ bản trong mẫu bản tường trình nhận lỗi

Vì vậy, tổ chức yêu cầu cá nhân/nhóm phải tưởng trình rõ ràng những nội dung cơ bản cần thiết để có thể trình bày lại tất cả những diễn biến và tính chất của sự việc, trình bày những nguyên nhân dẫn tới việc vi phạm nội quy.

Đó là những yếu tố chính cần thiết để người trình bày có thể đưa ra những vấn đề cốt lỗi, từ các vấn đề này mà người mắc lỗi mới có thể định hình rõ ràng cùng với những cách thức để rút kinh nghiệm không tái phạm lại những vấn đề và nguyên nhận đó nữa.

Bên cạnh đó, ngoài việc trình bày nguyên nhân và diễn tiến của sự việc mắc lỗi thì người phạm lỗi cần phải trình bày những phương hướng để giải quyết, lời hứa sẽ không vi phạm lại những vấn đề mà họ đã mắc phải. Điều này là rất quan trọng và cần thiết trong bản tường trình nhận lỗi. Do đó các bạn khi chẳng may vi phạm các lỗi thì các bạn cần nêu đầy đủ các thông tin trong bản tường trình nhận lỗi của mình.

Cần phải trình bày đầy đủ các nội dung trong bản tường trình nhận lỗi
Cần phải trình bày đầy đủ các nội dung trong bản tường trình nhận lỗi

Để có thể hiểu rõ hơn về mẫu bản tường trình nhận lỗi thì chúng ta hãy tìm hiểu tới những phần tiếp theo rất quan trọng giúp các bạn lập ra bản tường trình nhận lỗi phù hợp và đúng chuẩn, dễ đàng soạn thảo ngay khi bạn hay nhóm cần phải thực hiện viết bản tường trình nhận lỗi.

CV xin việc

2. Hướng dẫn chi tiết cách viết bản tường trình nhận lỗi

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên đây thì bản tường trình nhận lỗi được lập ra khi mà một cá nhân nhân viên văn phòng hay nhóm bộ phận chuyên ngành nào đó gây ra những hậu quả xấu, có ảnh hưởng tới tập thể và người gây ra lỗi cần phải có trách nhiệm nhìn nhận lại những lỗi của mình gây ra, cách thức mà họ gây ra lỗi, đồng thời người có trách nhiệm/thẩm quyền xem xét lại tính chất sự việc, những cá nhân gây ra lỗi và mức độ trách nhiệm của cá nhân đó/từng cá nhân trong nhóm gây ra lỗi.

Để viết một bản tường trình nhận lỗi chất lượng, mỗi người, dù đã hay chưa mắc lỗi, cần tìm hiểu kỹ về cách viết và các yếu tố quan trọng để tạo ra bản tường trình hoàn chỉnh và chuẩn mực. Điều này giúp bạn viết tường trình nhận lỗi mỗi khi cần thiết.

Hướng dẫn chi tiết cách viết bản tường trình nhận lỗi
Hướng dẫn chi tiết cách viết bản tường trình nhận lỗi

2.1. Trong bản tường trình nhận lỗi có những thông tin gì?

Trong bất kỳ bản tường trình nào, không chỉ riêng bản tường trình nhận lỗi thì các bạn đều phải đảm bảo tuân thủ đưa vào đó các thông tin về cá nhân của người viết, thời gian cũng như là nguyên nhân diễn biến của sự việc mắc lỗi đó trong mẫu bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra một cách đầy đủ.

Ngoài ra thì các bạn bắt buộc phải có những thông tin liên quan như sau để tạo nên bản tường trình đầy đủ:

- Thể thức buộc phải đảm bảo gồm: có Quốc hiệu và Tiêu ngữ rõ ràng.

- Thời gian, địa điểm cá nhân/nhóm mắc lỗi/vi phạm nội quy.

- Diễn biến của sự việc mắc lỗi theo đúng trình tự.

- Nêu rõ nguyên nhân đễ dẫn tới sự việc.

- Nêu rõ tính chất cũng như là mức độ xảy ra sự việc.

- Nêu rõ trách nhiệm của cá nhân/nhóm đối với sự việc diễn ra.

- Nêu rõ những đề nghị từ phía người mắc lỗi.

Những thông tin cơ bản trong bản tường trình nhận lỗi
Những thông tin cơ bản trong bản tường trình nhận lỗi

2.2. Trình bày chi tiết thể thức của bản tường trình nhận lỗi

Trên đây chúng ta đã nghiên cứu về nội dung chi tiết cần có của bản tường trình nhận lỗi, tiếp theo chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ về hình thức trình bày của bản tường trình nhận lỗi.

- Đối với dòng quốc hiệu và dòng tiêu ngữ thì các bạn cần phải viết đúng chuẩn theo quy định: Quốc hiệu thì cần phải viết bằng chữ in hoa, còn dòng tiêu ngữ thì được viết hoa đầu mỗi cụm từ và được cách nhau bởi dấu gạch ngang. Dòng Tiêu ngữ sẽ luôn to hơn dòng Quốc hiệu một cỡ chữ, cả hai dòng này đều được viết in đậm và được căn giữa, đặt ở phía trên cùng của bản tường trình.

- Về nội dung trình bày địa điểm cũng như là thời gian của bản tường trình thì các bạn cần ghi ở trên góc phía bên phải của bản tường trình, phía dưới của dòng Quốc hiệu và dòng Tiêu ngữ.

Cách viết thể thức của bản tường trình nhận lỗi
Cách viết thể thức của bản tường trình nhận lỗi

- Tên của bản tưởng trình thì được viết bằng chữ in hoa và bôi đậm, được căn ở chính giữa của văn bản tường trình. Thể thức được ghi như sau:

TƯỜNG TRÌNH

(vv: Nhận lỗi/Vi phạm nội quy)

- Phía dưới của bản tường trình bao gồm tên của người/cơ quan/tổ chức có thẩm quyền nhận và giải quyết sự việc vi phạm của người mắc lỗi.

- Nội dung cụ thể, chi tiết của bản tường trình, diễn biến của sự việc.

- Phần cuối cùng của bản tường trình nhận lỗi là phần trình bày đề nghị của người mắc lỗi, cam kết không tái phạm lỗi, chữ ký và họ tên của người mắc lỗi.

Đó là những hướng dẫn chi tiết để các bạn có thể viết được bản tường trình mắc lỗi khi bạn mắc lỗi hay vi phạm nội quy của tập thể/tổ chức. Tiếp theo, để có thể tạo nên bản tường trình hoàn hảo thì bạn cần phải có những lưu ý hết sức thiết thực.

Đọc thêm: Hình thức kỷ luật cảnh cáo là gì

3. Những lưu ý khi viết tường trình nhận lỗi

Những lưu ý khi viết tường trình nhận lỗi
Những lưu ý cần thiết trong cách viết bản tường trình nhận lỗi

Trong quá trình viết tường trình về việc nhận lỗi thì buộc người viết phải đảm bảo trình bày đủ nội dung và đảm bảo về mặt thể thức của bản tường trình. Những nội dung được viết trong bản tường trình cần phải chính xác, thực tế và người viết sẽ là người chịu trách nhiệm về những thông tin mà họ cung cấp trong tường trình nhận lỗi.

Đối với bản tường trình nhận lỗi thì được áp dụng tại các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp, corporate, jsc tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Bản tường trình không chỉ là một hình thức để người viết nhận lỗi và hứa không tái phạm mà đây còn là một trong những căn cứ để người có thẩm quyền xử lý sự việc tiến hành lập biên bản xử phạt người mắc lỗi.

Nếu bạn chưa đủ tự tin để soạn thảo ra một văn bản tường trình về việc nhận lỗi đối với hành vi vi phạm của mình gây ảnh hưởng tới tập thể thì bạn có thể tham khảo mẫu tường trình nhận lỗi được timviec365.vn cung cấp ngay bên dưới đây. Hãy click vào biểu mẫu, biểu mẫu sẽ tự động được tải về máy của bạn để bạn có thể dễ dàng sử dụng một cách yên tâm.

=> Tải ngay mẫu bản tường trình nhận lỗi:

mau-ban-tuong-trinh-ve-viec-vi-pham-noi-quy.doc

MẪU BẢN TƯỜNG TRÌNH NHẬN LỖI.doc

mau-ban-tuong-trinh-ve-viec-vi-pham-noi-quy.doc.pdf

MẪU BẢN TƯỜNG TRÌNH NHẬN LỖI.doc.pdf

Với những gì mà timviec365.vn chia sẻ về cách viết tường trình nhận lỗi trên đây, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản tường trình nhận lỗi, nội dung của bản tường trình nhận lỗi và những lưu ý trong quá trình viết tường trình nhận lỗi để đảm bảo đúng quy chuẩn đã đề ra.

Từ khóa » Cách Viết Bản Tường Trình Nhận Lỗi