Cách Viết Chùm 3 Trong Encore

I.1 số phím tắt thông dụng

File Menu

Nội dung chính Show
  • I.1 số phím tắt thông dụng
  • II. Thao tác chép nhạc cơ bản trên encore
  • III. Các ứng dụng cơ bản của phần mềm Encore
Mở một bản nhạc mới [Ctrl]+[N]
Mở một file nhạc [Ctrl]+[O]
Đóng chương trình [Ctrl]+[W]
Lưu bản nhạc [Ctrl]+[S]
In bản nhạc [Ctrl]+[P]
Edit Menu
Undo (hoàn lại thao tác trước đó) [Ctrl]+[Z]
Cut [Ctrl]+[X]
Copy [Ctrl]+[C]
Paste [Ctrl]+[V]
Clear (Xóa phần chọn) [Delete] hoặc [Backspace]
Select All (Chọn tất cả) [Ctrl]+[A]
Chuyển dịch nốt sang trái một nấc [Ctrl]+[ [ ]
Chuyển dịch nốt sang phải một nấc [Ctrl]+[ ] ]
Tăng nốt nhạc lên nửa cung [Ctrl]+[=] hoặc [Ctrl]+[Gray +]
Hạ nốt nhạc xuống nửa cung [Ctrl]+[-] hoặc [Ctrl]+[Gray -]
Notes Menu
Mở thuộc tính của nốt nhạc được chọn [Ctrl]+[I]
Đặt giọng hát 1 [Ctrl]+[1]
Đặt giọng hát 2 [Ctrl]+[2]
Đặt giọng hát 3 [Ctrl]+[3]
Đặt giọng hát 4 [Ctrl]+[4]
Đặt giọng hát 5 [Ctrl]+[5]
Đặt giọng hát 6 [Ctrl]+[6]
Đặt giọng hát 7 [Ctrl]+[7]
Đặt giọng hát 8 [Ctrl]+[8]
Đặt đuôi nốt nhạc quay lên [Ctrl]+[U]
Đặt đuôi nốt nhạc quay xuống [Ctrl]+[D]
Nối trường độ nốt nhạc [Ctrl]+[T]
Nối trường độ các nốt nhạc cách nhau [Ctrl]+[Shift]+[T]
Luyến nốt nhạc (trên) [Ctrl]+[L]
Luyến nốt nhạc (dưới) [Ctrl]+[Shift]+[L]
Nhóm/ tách nhóm các nốt cùng trường độ [Ctrl]+[M]
Hiển thị/ Ẩn bảng Show/Hide [Ctrl]+[H]
Windows Menu
Chọn loại nhạc cụ tấu cho mỗi khuông nhạc [Ctrl]+[/]
Xếp liền nhau [Shift]+[F4]
Xếp chồng nhau [Shift]+[F5]
Setup Menu
Bật/ tắt tiếng gõ nhịp [Ctrl]+[F]
Thanh công cụ chuẩn
Hiển thị tất cả các giọng voice [V]+[A] hoặc [V]+[-]
Hiển thị voice 1 [V]+[1]
Hiển thị voice 2 [V]+[2]
Hiển thị voice 3 [V]+[3]
Hiển thị voice 4 [V]+[4]
Hiển thị voice 5 [V]+[5]
Hiển thị voice 6 [V]+[6]
Hiển thị voice 7 [V]+[7]
Hiển thị voice 8 [V]+[8]
Nút mũi tên dùng để chọn [A]
Công cụ xóa [E]
Công cụ ghi nốt nhạc (hình viết chì) [P]
Thu nhạc chơi bằng bàn phím (Record) [enter]
Tấu bản nhạc đang có (Play) [Space bar]
Tắt nhạc (Stop) [Space bar]
Nhảy đến trường canh [M]
Phóng đại (Zoom) [Z]
Thu nhỏ lại một nấc [Shift]+[Z]
Phóng đại thêm một nấc [Shift]+[Ctrl]+[Z]
Nút công cụ
Nốt tròn [1]
Nốt trắng [2]
Nốt đen [3]
Nốt móc đơn [4]
Nốt móc đôi [5]
Nốt móc ba [6]
Nốt móc tư [7]
Nốt mốc năm [8]
Chuyển đổi dấu lặng/ nốt [R]
Dấu thăng [S]
Dấu thăng kép [Shift]+[S]
Dấu giáng [F]
Dấu giáng kép [Shift]+[F]
Dấu bình [N]
Dấu móc ngoặc [Shift]+[N]
Dấu chấm nhỏ tăng ½ trường độ [D]
Dấu chấm nhỏ kép [Shift]+[D]
Dấu liên ba [T]
Bàn phím QWERTY
Bật tắt bàn phím Qwerty [Q]
Dấu chấm nhỏ tăng ½ trường độ [.]
Dấu chấm nhỏ kép [Shift]+[.]
Chuyển đổi dấu lặng/ nốt [,]
Dấu liên ba [/]
Nối trường độ nốt nhạc [Shift]+[/]
Tăng lên 1 Octave [=] hoặc [Keypad +]
Hạ xuống 1 Octave [-] hoặc [Keypad -]

II. Thao tác chép nhạc cơ bản trên encore

Chọn một file mới:vào File/New hoặc bấm Ctrl+N, trong bảng Choose Page Layout chọnSingle Staveđể chép ca khúc hoặc các bản nhạc cho 1 nhạc cụ.

+ Stave per System: số khuông trong hệ thống (Đối với ca khúc, chỉ số khuông trùng với hệ thống, chọn số 1)

+ System per Page: số hệ thống trên 1 trang.

+ Measure per System: số ô nhịp trên 1 hệ thống (khuông).

Lựa chọn số chỉ nhịp:bấm chuột vào ô nhịp đầu tiên (có thể bấm phím Home trên bàn phím), vào Measure/Time Signature. Bấm vào biểu tượng chọn đến hết. Lựa chọn số chỉ nhịp cần thiết, OK.

Lựa chọn hóa biểu:bấm chuột vào ô nhịp đầu tiên (có thể bấm phím Home trên bàn phím), vào Measure/Key Signature. Bấm vào biểu tượng chọn đến hết. điều chỉnh số dấu hóa cần thiết, OK.

Căn chỉnh cỡ lề:vào File/Page setup, lựa chọn cỡ lề cần thiết (1/4; 1/3; 3/8.), OK.

Hiện khung lề:bấm Ctrl+H, đánh dấu vào ô Page Margin, OK.

Chọn bảng công cụ:Vào Window/Palette, chọn các bảng cần thiết.

Ẩn hiện các bảng công cụ đã chọn:bấm Ctrl+K

Lưu lại chế độ làm việc:vào Setup/Save Preference

Các thao tác nhập nốt cơ bản:nguyên tắc: chọn độ dài trước, chọn cao độ sau. Có thể chọn độ dài ở bảng Note hoặc bấm các phím số trên bàn phím (tròn=1; trắng=2; đen=3; móc đơn=4.).

Nốt chấm dôi:chọn độ dài chính (VD: đen, trắng) sau đó bấm dấu chấm dôi trên bảng nốt hoặc bấm chữ D trên bàn phím, nhập cao độ.

Dấu hóa bất thường:chọn trên bảng Note hoặc bấm chữ trên bàn phím (S=thăng; F=giáng; N=bình), sau đó bấm chuột vào đầu nốt.

Chùm 3:chọn độ dài chính, sau đó bấm vào nút 3:2 trên thanh công cụNotehoặc bấm chữ T trên bàn phím.

Dấu lặng:chọn trên bảng nốt, hoặc bấm R để chuyển sang chế độ dấu lặng. Bấm R để quay lại chế độ chép note.

Dấu nối:bôi đen các nốt cần nối, bấm Ctrl+T.

Dấu luyến (legato):bôi đen các nốt trong nhóm, bấmCtrl+L. Hoặc dùng công cụ trong bảng Tool.

Kết nhóm (tách nhóm):bôi đen các nốt, bấm Ctrl+M hoặc Ctrl+B

Quay đuôi nốt:bôi đen nốt, bấm Ctrl+U để quay lên; Ctrl+D quay xuống.

Dồn và giãn số lượng ô nhịp trong 1 khuông:Trong các tác phẩm, số lượng ô nhịp trong 1 khuông có thể thay đổi chứ không thống nhất đều như nhau (có khuông 3 có khuông 4 ô nhịp ). Để có thể thay đổi nhanh chóng số lượng ô nhịp ta dùng phím ngoặc vuông trên bàn phím đểDồn hoặc giãnsố lượng ô nhịp. Vị trí nằm chếch phía trên phím

Xóa bỏ các ô nhịp thừa:nhấp chuột vào ô nhịp thừa cần xóa, vào Measures/ Delete measure.

Lấy thêm ô nhịp:Để chuột vào vị trí cần lấy thêm ô nhịp, vào Measures/Add measure, chọn số lượng ô cần thêm trong ô Add, OK. Nếu ô nhịp bị nhảy sang trang 2, ta định dạng lại số ô nhịp trong khuông, vàoScore Measure Per System

Cách viết chùm 3 trong Encore

Căn đều khuông tự động:vào Score/Centre stave

Căn chỉnh khoảng cách giữa các khuông nhạc:bấm chuột vào góc trên của đầu khuông rồi kéo rê. Nếu muốn chỉnh đều luôn cho các dòng sau đó cùng lúc thì bấm giữCtrltrước khi bấm và kéo chuột.

Điều chỉnh lại số khuông trên 1 trang:vào Score/systems per page, nhập số lượng dòng cần thiết, OK.

Thay đổi kiểu vạch nhịp (Dấu nhắc lại, vạch nhịp kết): bấm chuột vào ô nhịp cần thay đổi, vào Measure/Barline Type, chọn kiểu vạch cần thiết. Chú ý: có vạch phải và trái cho mỗi ô.

Các thao tác chép lời:(Điều kiện cần thiết: phải chọn bảng mã của bộ gõ tiếng Việt làUnicodecho font mặc định của chương trình làTime New Roman.

Vào Window/Palette chọn bảng Graphic, bấm chuột vào chữ L. Vào Text/Font để chọn font, bấm chuột vào đầu nốt nhạc và bắt đầu nhập chữ.

Chép tiêu đề và các chữ bổ sung cho bản nhạc:

Bấm vào nút có chữ T trong bảng Graphic, vào Text/Font để chọn font, bấm chuột vào vị trí cần đánh và nhập chữ như đối với Word. Sau khi đánh xong, bấm chuột vào con trỏ (mũi tên), rồi gắp các chữ vào đúng vị trí.

Điều chỉnh lại font cho các chữ đã có: chọn T, bấm vào chữ, bôi đen trong khung, chọn lại font.

Chỉnh khoảng cách giữa dòng lời và khuông nhạc:vào chế độ chép lời (bấm L trong bảng graphic), bấm chuốt vào mũi tên màu vàng ở lề trái, kéo chuột để điều chỉnh. Muốn chỉnh cùng lúc cho các dòng sau, bấm giữ Ctrl trước khi bấm và kéo mũi tên.

Căn chỉnh khoảng cách nốt tự động cho toàn bộ bản nhạc:bôi đen toàn bộ bằng lệnh Ctrl+A, bấm Ctrl+J, đánh dấu vào ô Adjust Measure Widths, OK.

Nốt hoa mỹ:vào setup bỏ các dấu ở 2 mục Auto Nhập nốt hoa mỹ vào cạnh phải của nốt chính. Bôi đen nốt hoa mỹ, vào Note/Make Grace.., đánh dấu vào ô Grace note, OK. Dùng chuột điều chỉnh các nốt đúng vị trí, tạo dấu legato.

(Chỉ nên làm nốt hoa mỹ sau khi đã căn chỉnh xong toàn bộ các nốt chính)

Xóa các trang thừa:bấm chuột vào số trang, vào Score/Delete page, OK. Nếu xóa đến hết, chọn biểu tượng hết, OK.

Tạo khung thay đổi:bấm chuột vào vị trí cần thiết, vào Measure/Ending, chọn mục cần thiết, OK.

Lưu lại bản nhạc:vào File/Save (Ctrl+S), đặt tên file, chọn địa chỉ lưu trữ, bấm Save.

Xuất Encor sang Word, PowerPoint:Việc này đơn giản là xuất bản nhạc Encor sang định dạng ảnh để có thể chèn vào word hoặc Powerpoint.

- B1: Mở bản nhạc muốn chèn

- B2: Vào File / Print hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl + P. Trong hộp thoạiPrint,chọnMicrosoft Office Document Image Writer,tiếp theo chọnPreferences,vào TabAdvanced,chọnTiffvà300 Dpi,cuối cùng ấnOkđể xác nhận. Trở lại hộp thoạiPrint,ta ấn vào nútPrint.Một hộp thoạiSave Ashiện ra hỏi chúng ta nơi lưu file ảnh, ta chọn Desktop ngay bên trái, viết tên cho file và nhấnSave

- B3: Sau khi đã xuất file ảnh ta vào Word hoặc PowerPoint và chọn lệnh Insert để chèn file ảnh vừa tạo ngoài Desktop

Trường hợp ta cần 1 đoạn nhỏ của tác phẩm hoặc muốn loại bỏ phần giấy thừa khi chèn vào Word, ta sử dụng công cụCroptrong thanh công cụPicture(để lấy thanh công cụ này ta nháy chuột phải vào khoảng trống trên thanh Menu và chọn Picture)

III. Các ứng dụng cơ bản của phần mềm Encore

Chép nhạc: Phần mềm Encore với chức năng chính là chép nhạc, chương trình này đặc biệt hữu dụng cho việc chép ca khúc, các thao tác hết sức đơn giản và giao diện thân thiện. Người dùng có thể nhập liệu bằng chuột, bàn phím máy tính hoặc bằng các thiết bị MIDI (Music Instrument Digital Interface) như các loại đàn phím điên tử

Xử lý, thu âm theo định dạng MIDI: Đây là một tính năng không chuyên của chương trình Encore. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể dùng để phối âm phối khí một cách đơn giản.

Chương trình có thể mở các file MIDI (.mid) 1 loại file thông dụng trong các loại đàn phím điện tử, khi đó ta sẽ có 1 bản nhạc bằng nốt hoàn chỉnh và có thể tùy ý sửa chữa.

Từ khóa » Cách đánh Liên 3 đen