Cách Viết CV ấn Tượng, Tạo CV Xin Việc Cho Người Mới Bắt đầu

Cách viết CV hay cách tạo CV xin việc ấn tượng là một trong câu hỏi chung của rất nhiều bạn. Bởi lẽ việc thiết kế một CV đẹp, đúng chuẩn sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng. Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu đúng về các quy chuẩn trong quá trình viết CV xin việc. Trong bài viết này Tuhocdohoa.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu quy trình, cách tạo Cv xin việc ấn tượng. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi viết CV mà bạn cần biết khi viết CV cho người mới bắt đầu.

Tổng quan về CV xin việc ấn tượng.

Để có thể viết CV xin việc đẹp ấn tượng không phải việc đơn giản. CV có vai trò quyết định đến lựa chọn công việc và nghề nghiệp tương lai của bạn. Vì vậy CV không phải là viết mà bạn cần nghiên cứu, phân tích và thiết kế nó. Có như vậy CV xin việc của bạn mới đạt được hiệu quả trong việc chinh phục nhà tuyển dụng, và cả việc đàm phán lương sau này. Vậy những điểm tổng quan nhất về CV xin việc là gì?

CV xin việc là gì?

CV xin việc hay còn gọi là CV là viết tắt của “Curriculum Vitae” tạm dịch là “hồ sơ ứng tuyển”. Là một bản khai thông tin cá nhân gắn gọn bao gồm các thông tin cơ bản như: Thông tin liên hệ, quá trình học tập, sở thích, mục tiêu, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, giải thưởng… Một bản CV xin việc thường có nội dung ngắn gọn từ 1 đến 2 trang giấy, CV đẹp nhất là CV có độ dài 1 trang. CV xin việc là một trong những cơ sở giúp nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chọn ứng viên vào vòng phỏng vấn.

Tại sao ở phần tiêu đề tôi viết là CV xin việc mà tạm dịch lại là hồ sơ ứng tuyển. Bởi lẽ CV xin việc là từ mà hầu hết các bạn sử dụng để tìm kiếm. Trong khi đó bản chất của quá trình “xin việc” là một hoạt động trao đổi thông tin và thương lượng. Quyền và vị thế của nhà tuyển dụng và ứng viên là như nhau, tại sao lại có khái niệm “Xin”. Nhà tuyển dụng có quyền chọn còn bạn có quyền chọn nơi mình sẽ cống hiến. Trong khi đó nhà tuyển dụng có quyền đưa ra các yêu cầu về kinh nghiêm…, bạn có quyền đưa ra yêu cầu về lương và chế độ đãi ngộ. Vậy tại sao lại là “xin cho”? Hãy thay đổi tư duy này nhé, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn đấy.

Đặc điểm, vai trò CV xin việc là gì?

Trước khi hiểu về cách tạo CV xin việc bạn cần nắm được các đặc điểm chung của CV. Từ đó mới có thể sáng tạo một bản VC ấn tượng và thu hút. Các đặc điểm, vai trò cơ bản của một CV bao gồm:

Cv là một bản giới thiệu ngắn.

Đặc điểm đầu tiên cũng là cơ bản nhất của CV xin việc và các loại hồ sơ khác đó là tính ngắn gọn. Mỗi một CV lại có một cách thiết kế và bố cục khác nhau. Nhưng CV xin việc thường được thiết kế, sắp xếp thông tin vừa vặn vào một trang giấy A4. Trong một mặt giấy hầu hết các thông tin của bạn đều được thể hiện. Rất hiếm khi người ta trình bày một Cv sang tờ giấy thứ 2.

Nếu bạn có quá nhiều thông tin cần chia sẻ, bạn hãy chọn những thông tin quan trọng nhất cho vào CV. Các thông tin các được thiết kế vào một file riêng, file này được gọi là Profile cá nhân. Ưu điểm của Profile cá nhân là một file đính kèm với độ dài không giới hạn. Chính vì vậy đừng quá tham lam khi cho mọi thông tin vào một bản CV. Việc làm này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng phân loại và đánh giá năng lực của ứng viên hơn.

Cv đại diện cho con người bạn.

CV xin việc không chỉ là một tờ giấy, nó là đại diện cho con người bạn. Cách tạo CV xin việc của bạn, cách bạn nói về bản thân, nó thể hiện một cách chính xác bạn là ai. Chính vì tầm quan trọng của CV như vậy mà nó là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Để bạn có thể hiểu hơn về cách mà người khác nhìn về bạn trong Cv như thế nào tôi sẽ lấy 2 ví dụ như sau:

      • Ảnh đại diện: cho phép nhận diện bạn, qua thần thái, trang phục… Nhà tuyển dụng sẽ đoán được tính cách của bạn.
      • Bố cục của CV: Cho phép nhà tuyển dụng nhận định về tác phong làm việc, sắp xếp, tổ chức công việc của bạn.

Cv là công cụ giúp sàng lọc ứng viên.

Cùng với email, Cv là một công cụ giúp nhà tuyển dụng đánh giá một cách sơ bộ về mức độ phù hợp của ứng viên. Thông qua CV nhà tuyển dụng sẽ mời bạn dự các buổi phỏng vấn tiếp theo hoặc từ chối bạn. CV xin việc không đơn thuần là một chiếc chìa khoá giúp bạn “qua vòng gửi xe”. Có những Cv tạo ra thiện cảm ngay lần đầu, cả những vòng phỏng vấn tiếp theo, và công việc của bạn sau này. Nó cho phép nhà tuyển dụng đưa ra những ưu ái như chế độ đãi ngộ, cách phỏng vấn và rất nhiều những lợi thế khác mà bạn không ngờ tới.

Cv là căn cứ để nhà tuyển dụng đặt câu hỏi.

Thông qua Cv của bạn, nhà tuyển dụng sẽ định hình được bạn là ai. Sau đó họ sẽ tìm hiểu và đưa ra những câu hỏi hoặc thắc mắc dựa trên nội dung trong CV của bạn. Nếu bạn đã từng phỏng vấn thì bạn sẽ thường xuyên gặp phải những câu hỏi như: Trong CV tôi thấy em… Theo những gì em mô tả trong CV tôi có cảm nhận… Đọc CV tôi thấy rằng… Như vậy hãy cố gắng chú ý một cách kỹ lưỡng về những thông tin mà bạn đưa ra trong CV. Đồng thời hãy chuẩn bị sẵn sàng cho những câu hỏi liên quan đến thông tin mà bạn đã nêu ra trong CV

3. Thế nào là một CV xin việc ấn tượng?

Cách viết CV ấn tượng không hề dễ dàng, vậy như thế nào được xem là một CV ấn tượng? Thông thường một CV xin việc được xem là ấn tượng khi nó đảm bảo 2 yếu tố: Hình thức và nội dung cung cấp.

Hình thức của một CV xin việc ấn tượng.

Yếu tố hình thức của một CV quyết định đến cảm xúc của người đọc. Nếu một CV được thiết kế với hình thức thiếu thu hút sẽ gây cảm giác khó chịu. Lúc này việc thu nạp và phân tích thông tin của nhà tuyển dụng giảm xuống. Bạn sẽ tự đánh mất đi một phần cơ hội của mình chỉ với một chiếc CV có hình thức không thu hút. Các yếu tố về hình thức của một cv cần đảm bảo như sau:

      • Ảnh đại diện nghiêm túc: Hình ảnh trong CV là hình ảnh nghiêm túc cận mặt và rõ ràng. Những người mới thường có xu hướng chọn hình ảnh kun ngầu, gợi cảm… nhưng đây là điều cấm kỵ
      • Bố cục gọn gàng: CV của bạn cần được thiết kế một cách gọn gàng sạch sẽ, từng phần được bố trí một cách hợp lý. Có 2 loại bố cục mà chúng ta thường sử dụng để tạo CV xin việc gồm: Bố cục toàn phần, và bố cục 1/3. Mỗi phần khác nhau trong Cv cần được phân cách nhau một cách cụ thể rõ ràng không được phép viết liên tục.
      • Màu sắc hợp lý: Việc lựa chọn màu sắc trong Thiết kế CV cực kì quan trọng. Hãy chọn những màu trang nhã lịch sự. Nếu ban không thực sự hiểu về màu hãy sử dụng màu đen trắng trong thiết kế CV.

Nội dung của một CV xin việc.

Nội dung của một CV xin việc đạt chuẩn cần đảm bảo ngắn gọn, xúc tích, và đầy đủ thông tin. Có nghĩa rằng bạn cần phô bày ra cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng, phong cách của bản thân phù hợp với công việc mà công ty đang cần. Tuy vậy các thông tin đưa ra nhất định phải ngắn gọn, dễ đọc và dễ ghi nhớ. Tốt nhất bạn nên kèm các số liệu khi đưa ra một thông tin nào đó. Ví dụ: Thay vì: Tôi là nhân viên xuất sắc của công ty A; thì hãy ghi Tôi là nhân viên xuất sắc của công ty A khi mang về doanh số 1 tỷ mỗi tháng.

Cố gắng trong quá trình tạo CV xin việc bạn hãy đọc lại nhiều lần để chắc chắn rằng mình không viết sai chính tả. Trong nội dung bài viết như tôi đang soạn thảo hoặc quá trình trò chuyện qua tin nhắn bạn có thể viết sai. Nhưng trong CV thì bạn không được phép để xảy ra việc này. Ngoài ra bạn cũng không được viết tắt, sử dụng từ ngữ địa phương hay tiếng lóng trong CV của mình.

Thế nào là một CV xin việc ấn tượng - Cách viết CV

Cách viết CV đẹp, ấn tượng.

Cách viết Cv đẹp ấn tượng là điều không dễ dàng. Không phải loại CV nào cũng giống nhau, và không phải CV nào cũng phù hợp với mọi loại công việc. Khi chọn thiết kế một CV bạn không chỉ làm thoả mãn chính bạn mà bạn cần làm thoả mãn nhà tuyển dụng. Nhớ rằng bạn thấy đẹp thì chưa chắc người khác cũng thấy như vậy. Hãy chắc chắn bạn đã sử dụng đúng loại CV cho tính chất và yêu cầu công việc mà bạn ứng tuyển. Ở đây tôi chia sẻ cho bạn cách viết CV cho 3 trường hợp khá nhau bao gồm: Cách viết CV đúng chuẩn chung nhất; Cách viết CV cho người mới bắt đầu; Cách viết CV cho người có kinh nghiệm

1. Cách viết CV đúng chuẩn chung nhất

Như đã chia sẻ ở trên mỗi một CV khác nhau sẽ có các phần, và nội dung khác nhau. Trong quá thực thực hiện các cách viết CV bạn có thể sử dụng hoặc loại bỏ một số phần không cần thiết trong các yếu tố mà tôi sẽ trình bày dưới đây. Về cơ bản các viết CV đúng chuẩn cần đủ 9 phần, mỗi phần sẽ có một ý nghĩa riêng với nhà tuyển dụng.

1.1 Cách viết tiêu đề của CV

Rất nhiều bạn gặp phải lỗi cơ bản không viết tiêu đề của các loại văn bản nói chung và CV nói riêng. Khi cầm 1 tờ giấy trên tay mà bạn không biết nó là gì cảm giác của bạn sẽ thế nào. Như vậy điều đầu tiên bạn cần phải nhớ trong cách viết CV đó là tiêu đề của CV. Tiêu đề của CV được viết trên cùng với cỡ chữ lớn nêu rõ: CV xin việc ứng tuyển vị trí… hoặc Hồ sơ ứng tuyển vị trí…

1.2 Chèn ảnh trong CV xin việc.

Hình ảnh là thứ đại diện cho bạn, nhà tuyển dụng hình dung về bạn, nhận diện ra bạn thông qua bức ảnh mà bạn cung cấp. Chính vì vậy cách tạo CV xin việc đúng là lựa chọn một bức ảnh trang trọng dễ nhìn và nghiêm túc. Bức ảnh của bạn cần nhìn rõ mặt thay vì một bức ảnh toàn thân hoặc bức ảnh chụp quá xa. Hình ảnh của bạn cần sự nghiêm túc nhưng không phải kiểu “ảnh thờ”. Bởi lẽ bức ảnh cần thể hiện phong thái của bạn, nét tính cách phù hợp của bạn với công việc. Tất nhiên mỗi một công việc sẽ có đặc thù riêng và phong cách mà bạn thể hiện qua bức ảnh cũng khác nhau. Nhưng tuyệt đối tránh việc sử dụng ảnh quay lưng, che mặt, chụp quá xa…

1.3 Cách viết Cv phần Thông tin cá nhân.

Cách viết CV ở phần thông tin cá nhân đúng cần đầy đủ các thông tin cơ bản mà một người thường có. Các thông tin bạn cần đề cập đến như: Họ tên, ngày sinh, Số điện thoại, Email, địa chỉ liên lạc. Nếu có hãy thêm 1 dòng website cá nhân hoặc Profile. Các lưu ý mà bạn cần phải nhớ khi khai báo phần thông tin cá nhân trong CV như sau:

      • Viết họ tên đầy đủ: Họ tên của bạn cần ghi một cách chính xác và đầy đủ Họ + Tên lót + Tên. Bạn không nên sử dụng các tên viết tắt, tên thường gọi hoặc tên thay thế. Trong nhiều trường hợp ứng viên có xu hướng bỏ đi các chữ không đẹp trong tên. Điều này là không nên thực hiện, việc khai báo thiếu tên có thể gây hiểu nhầm, và cũng là biểu hiện của sự thiếu tin tưởng vào bản thân.
      • Sử dụng email nghiêm túc: Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm CV xin việc thì hãy nhớ tạo một Email nghiêm túc. Tuyệt đối không được sử dụng những Email “trẻ con”, “cute”, như: Bebongdang yeu@gmail.com, yeuemnhieu123@gmail.com. Bởi đây là làm việc chứ không phải chơi đùa. Thông thường bạn nên sử dụng một Email theo cấu trúc: Tên + viết tắt của Họ + viết tắt của Tên lót + một vài số nào đó. Ví dụ: Hieunm2707@gmail.com, trong đó: Hieunm là: Ngô Minh Hiếu, 2707 là ngày tháng sinh.
      • Số điện thoại: Số điện thoại mà bạn sử dụng là số mà nhà tuyển dụng có thể gọi và liên lạc với bạn bất cứ lúc nào.

Cách viết Cv phần Thông tin cá nhân

1.4 Cách viết Cv phần Mục tiêu nghề nghiệp.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là phần đặc biệt quan trọng cho thấy tầm nhìn, định hướng của ứng viên. Không ai muốn tuyển dụng một người sống không định hướng không mục đích. Vì vậy hãy xác định một mục tiêu đủ lớn hợp với định hướng phát triển của công ty mà bạn định tham gia ứng tuyển. Mục tiêu nghề nghiệp mà bạn đặt ra cần rõ ràng, chi tiết, và có thời gian hoàn thành.

Một mục tiêu đủ lớn là mục tiêu đáng để bạn phấn đấu nỗ lực. Tất nhiên mục tiêu mà bạn đặt ra phải không được quá dễ dàng chạm tới, nó cũng không được quá xa vời. Quan trọng hơn bạn nên đặt ra các mục tiêu phù hợp với định hướng của công ty mà bạn tham gia. Bởi lẽ nếu bạn làm việc ở một doanh nghiệp mà mục tiêu bạn không nằm trong doanh nghiệp thì điều này quả thật không tốt. Thông thường mục tiêu mà các ứng viên hay lựa chọn khi viết CV bao gồm: Vị trí mà bạn hướng tới trong tương lai, mục tiêu về doanh số; mục tiêu về mở rộng thị trường, tập khách hàng…

Trong mục tiêu bạn tuyệt đối không được nêu ra các mục tiêu chung chung như: Môi trường năng động, được học hỏi, được cống hiến… Trong CV bạn cũng không được thể hiện những mục tiêu không gắn liên với công ty. Ví dụ, 5 năm tới em muốn mở một công ty… Những mục tiêu này sẽ tạo ra sự nghi ngại về việc bạn có trung thành với doanh nghiệp của họ không.

Cách viết Cv phần Mục tiêu nghề nghiệp

1.5 Cách viết CV xin việc phần Học vấn.

Cách viết Cv xin việc đúng cho phần học vấn đó là tóm tắt quá trình học tập và rèn luyện của bạn. Bạn nên sử dụng quá trình học tập liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm. Cố gắng loại bỏ những thông tin về học vấn không cần thiết hoặc bất kì ai cũng có Ví dụ: Quá trình học mấu giáo, cấp 1, cấp 2. Bạn cũng nên cung cấp cho nhà tuyển dụng thấy những con số cụ thể nào đó như: Học bổng 3 năm liên tiếp, trung bình môn 9,2..

Bạn cần tập trung vào quá trình học tập rèn luyện giúp bạn phát triển năng lực bản thân như: Đại học, Cao đẳng, nghề… Quá trình rèn luyện mà bạn nên đề cập tới nếu bạn sở hữu như: Đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, các khoá học phá triển bản thân… Bạn cần nên rõ tên trường, ngành học, thời gian tốt nghiệp… Hãy sắp xếp chúng theo một trình tự thời gian hợp lý từ gần đến xa hơn.

1.6 Cách viết CV phần Kinh nghiệm làm việc.

Kinh nghiệp làm việc là những gì bạn đã trải qua ở các vị trí khác nhau trong các công ty trước đó. Kinh nghiệm làm việc của một người chủ yếu gồm 2 phần bao gồm: Doanh nghiệp bạn từng làm việc, và vị trí, dự án bạn đảm nhiệm. Cách viết CV phần kinh nghiệm làm việc đúng cần đảm bảo ngắn gọn, súc tích, nhưng đầy đủ. Thứ tự các công việc sắp xếp theo trật tự gần nhất đến xa dần.

Hãy đưa vào CV xin việc của bạn những thông tin  về thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã đạt được ở các doanh nghiệp trước đó. Quá trình làm việc của bạn cần được đảm bảo bằng các bằng chứng và con số xác thực. Hãy nêu bật những công việc mà bạn cảm thấy nó có liên quan tới vị trí mà bạn ứng tuyển.

Bạn cần tuyệt đối loại bỏ những thông tin dư thừa và dài dòng. Hãy nhớ 2 từ khoá chính trong phần mục tiêu nghề nghiệp của CV bao gồm: Ngắn gọn, và liên quan. Những công việc vặt, những việc không liên quan bạn không nên đưa vào CV của mình như: Từng phát tờ rơi, trông quán nét, rửa bát thuê… Những công việc có thời gian gắn bó ngắn bạn cũng cần loại bỏ nó khỏi CV của mình.

1.7 Cách viết CV phần Kỹ năng.

Cách viết CV đúng là cách viết Cv với các phần nội dung nhưng có sự liên quan tới nhau. Ít nhất rằng các phần nội dung được chia sẻ phải có thể giải thích được mỗi liên hệ. Với phần kỹ năng mềm, kỹ năng công cụ cũng vậy. Thông qua việc xem xét các kỹ năng của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ cái nhìn khách quan hơn. Bởi lẽ một nhân sự không chỉ có năng lực phù hợp, mà còn phải có kỹ năng và văn hoá phù hợp nữa. Không phải bạn cứ giỏi là sẽ được nhận, trong đó kỹ năng là một yếu tố đặc biệt quan trọng. Ví dụ bạn là Design thì kỹ năng làm việc nhóm là cần thiết…

Các kỹ năng của bạn cần có đối tượng để tham chiếu, không nên chia sẻ một cách chung chung. Ví dụ kỹ năng làm việc nhóm (làm như thế nào làm với ai). Kỹ năng chia sẻ (bạn từng chia sẻ gì, chia sẻ như thế nào). Nếu có thể hãy để người người có thể liên hệ để đối chiếu vào CV.

1.8 Cách viết Cv phần Sở thích.

Những sở thích của bạn cho thấy tính cách vào con người bên trong của bạn. Nếu bạn không có sở thích nào đặc biệt hãy loại bỏ phần này khỏi CV xin việc của bạn. Những sở thích mà bạn nêu trong CV cần có sự liên quan đến công việc hoặc phát triển bản thân. Những sở thích vô bổ tốt nhất hãy loại bỏ nó. Đồng thời hãy thêm vào các con số chứng minh sở thích của bạn là có thật. Ví dụ: Đọc sách: Đã đọc 500 cuối trong 5 năm. Xem các khoá học phát triển bản thân mỗi tối….

1.9 Cách viết CV phần Hoạt động ngoại khoá

Các hoạt động ngoại khoá cho thấy năng lực làm việc đa nhiệm. Nhớ rằng khi viết CV xin việc bạn chỉ nêu ra những hoạt động ngoại khoá có tính cộng đồng, và thiện nguyện. Tuyệt đối không được sử dụng các hoạt động vui chơi, giải trí mang tính cá nhân. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có khả năng cân đối thời gian, công việc, nhiệt tình năng động. Những hoạt động mà bạn nêu ra cũng cần thể hiện rõ vai trò, vị trí và đóng góp của bạn. Một số hoạt động mà bạn có thể thêm vào như: Thiện nguyện, tình nguyện, cứu trợ… Cách viết CV đúng chuẩn

2. Cách viết CV cho người mới bắt đầu.

Cách viết CV cho người mới bắt đầu hay đúng hơn là cách Viết CV cho người chưa có kinh nghiệm. Đây chủ yếu là các bạn học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp các khoá học hoặc các bạn lần đầu đi làm. Đặc điểm của nhóm người này là chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc lẫn các kinh nghiệm liên quan kể cả viết CV. Ngoài ra nhiều người còn không có cả những kỹ năng cơ bản nhất như: Viết Email, sử dụng tin học văn phòng…

Tôi thực sự buồn khi một bạn sinh viên học 4, 5 năm đại học, ra trường lại không có chút kinh nghiệm nào. Tôi cũng từng là sinh viên, khi tôi ra trường tôi đã có tới 4 năm kinh nghiệm. Và nó không chỉ ở 1 ngành, 1 lĩnh vực và tất nhiên nó là tự thân không ai giúp đỡ cả. Bạn có thể tham khảo bài Khủng hoảng tuổi 20 để biết thêm về tôi. Nhưng bây giờ nói điều này là hơi muộn, dù gì bạn cũng chuẩn bị đi làm rồi. Những người mới ra trường không kinh nghiệm nhưng không phải là hoàn toàn bất lợi. Hãy tìm cách viết CV làm sao tận dụng được những điểm mạnh đó của bản thân. Cụ thể như sau:

1. Tập trung vào năng lượng, nhiệt huyết.

Năng lượng, nhiệt huyết và tinh thần dám dấn thân vào khó khăn thử thách là điều mà người lâu năm không có được. Có những công việc đòi hỏi bạn phải có tố chất này. Có thể kinh nghiệm bạn không có nhiều, nhưng bù lại bạn sẵn sàng học hỏi sẵn sàng thay đổi. Ngoài ra chế độ đãi ngộ bạn sẽ thấp hơn điều này tạo ra sự khác biệt khiến nhà tuyển dụng phải phân vân.

Hãy nhắm vào những mong muốn cháy bỏng được cống hiến được làm việc của bạn. Khi bạn chưa có kinh nghiệm đừng đặt nặng vấn đề thu nhập. Hãy đánh vào tiềm năng mà nhà tuyển dụng có thể khai thác được từ bạn. Ví dụ: Hãy bóc lột em đi, em có thể làm cu ly từ sáng đến đêm mà lương chỉ bằng 1 tô phở. Em sẵn sàng chấp nhận húp cháo để chiến dự án này với anh, hãy cho em cơ hội. Nhưng khi em chứng minh được anh phải trả lại cho em những gì xứng đáng. Hay như: Em chưa có kinh nghiệm, nhưng em thích cái này, em sẽ dành thời gian cho nó gấp đôi người khác…

2. Nghiên cứu công ty để đưa ra điểm mạnh phù hợp.

Trong các hướng dẫn về cách viết CV rất ít người nói đến việc nghiên cứu công ty để đưa ra nội dung phù hợp. Thông thường bạn sẽ làm 1 cái Cv và giải ở rất nhiều công ty khác nhau. Ở đây nôi muốn đưa ra cho bạn một góc nhìn mới. Nó là tương lai của bạn đấy, bạn dành 4 năm học đại học không lẽ bạn không dành nổi 1 đêm viết CV. Cùng một nghề, cùng 1 công việc doanh nghiệp nào cũng tồn tại những khe hở. Hãy chứng minh cho doanh nghiệp thấy bạn là một mảnh gỗ vừa vặn vào vị trí đó.

Hãy nghiên cứu thật kỹ mô hình của công ty, tìm ra điểm mạnh; điểm chưa tốt của công ty mà bạn có thể hỗ trợ được. Tất nhiên điều này là không dễ dàng, nhưng hãy thử làm điều đó. Ví dụ bạn học marketing ngành truyền thôn, bạn nhận ra rằng công ty này truyền thông nội bộ rất kém; hệ thống chia sẻ thông tin của công ty chưa tốt. Vậy tại sao bạn không nhắm vào nó, ví dụ em từng làm truyền thông cho công lạc bộ… của trường.

3. Tập trung khả năng học hỏi nhanh, sáng tạo.

Lợi thế của một bạn trẻ đó là khả năng học hỏi rất nhanh và sáng tạo. Và gần như công ty nào cũng cần điều này, hãy phô bày tất cả những năng lực mà bạn cho rằng bạn hơn người khác. Tất nhiên không phải bằng câu “khả năng học hỏi nhanh, và sáng tạo”. Mọi thứ bạn nêu ra đều cần có dẫn chứng cụ thể, đừng để nhà tuyển dụng đánh giá bạn là 1 người giỏi chém gió.

Tham khảo thêm các khoá học online ở mọi chủ đề với ưu đãi từ 40 ->70% trên Tự Học Đồ Hoạ ngay hôm nay nhé. Cơ hội nghề nghiệp của bạn có thể được cải thiện đấy. 

3. Cách viết CV cho người có kinh nghiệm.

Cách viết CV cho người có kinh nghiệm không quá khó khăn. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào từ vị trí và tuỳ từng người. Ví dụ 1 người 30 tuổi mà chỉ có kinh nghiệp chạy ads thông thường thì chắc viết Cv sẽ hơi khó. Bởi lẽ người có kinh nghiệm sẽ có những yêu cầu riêng và công ty cũng có yêu cầu với họ riêng. Vậy những biết quyết để viết Cv cho người có kinh nghiệm cũng khác biệt rất nhiều. Cùng theo dõi nhé.

1. Viết CV Tập trung vào kỹ năng làm việc

Điểm mạnh thường được khai thác trong quá trình viết CV xin việc của người có kinh nghiệm là kỹ năng làm việc. Bạn là người từng trải chắc chắn bạn biết kỹ năng nào là cần thiết cho công ty bạn ứng tuyển. Chính vì vậy hãy tập trung vào khai thác nó. Nhưng hãy nhớ rằng những kỹ năng mà bạn đưa ra phải phù hợp với môi trường và văn hoá doanh nghiệp. Những kỹ năng nào không cần thiết cho vị trí của bạn hãy loại bỏ nó. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích cho những nội dung khác.

2. Viết CV nhấn vào thành tích và đóng góp

Đối với các viết Cv cho người có kinh nghiệm thành tích và kinh nghiệm làm việc là thứ bắt buộc phải có. Nhưng bạn phải nhớ rất rõ 2 điều gồm: Thời gian cống hiến >6 tháng, và đóng góp phải thể hiện bằng con số. Nếu bạn chưa có được 2 điều này thì bạn sẽ mất đi rất nhiều cơ hội. Vậy thì lần sau khi được nhận vào 1 công ty nào đó hãy cố gắng có đươc 2 điều này.

Kinh nghiệm làm việc không phải là việc bạn đã làm ở công ty nào mà là bạn đã đóng góp gì cho công ty đó. Bạn đã tham gia bao nhiêu dự án; giúp cải thiện được gì cho công ty bạn tham gia; những thành tích nào bạn đã đạt được; hay bạn có gì vượt trội so với những người cùng vị trí với bạn. Hãy nhớ rằng những gì bạn nêu ra phải đi liều với các con số; tôi muốn nhắc đi nhắc lại điều này vì nó đặc biệt quan trọng.

3. Viết CV Khai thác mục tiêu và hoài bão.

Cách viết Cv đúng cho người có kinh nghiệp đúng cho người có kinh nghiệm là tập trung vào mục tiêu trong tương lai. Là một người đã đi làm bạn buộc phải thể hiện được mong muốn hoài bão của mình. Khi là sinh viên nhà tuyển dụng có thể chấp nhận bạn không có định hướng. Nhưng bạn đã đi làm, là người trưởng thành bạn không thể nói tôi không có mục tiêu sống. Vì vậy hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có hoài bão có mục tiêu sống rõ ràng. Mục tiêu gồm 2 loại, mục tiêu cho bản thân và mục tiêu cho công ty bạn ứng tuyển.

Thế nhưng mục tiêu hoài bão của bạn phải gắn với vị trí công việc bạn ứng tuyển, và định hướng của công ty. Những mục tiêu bên ngoài khác của riêng bạn, bạn không nên đề cập tới. Ở đây không phải là nói dối, bạn chỉ đang lựa chọn thông tin mà bạn muốn cung cấp mà thôi. Mục tiêu hoài bão của bạn phải thể hiện được tầm nhìn, khát vọng và năng lực của bạn. Đồng thời giấc mơ đó, mục tiêu đó phải giúp được công ty bạn ứng tuyển phát triển. Có như vậy Cv xin việc của bạn mới thực sự hấp dẫn nhà tuyển dụng.

4. Khai thác những việc có thể giải quyết cho công ty.

Thêm một kinh nghiệm nữa trong cách viết CV cho người có kinh nghiệm là hãy đưa ra những việc bạn có thể hỗ trợ công ty. Ở đây không phải việc bạn ghi vào CV tôi sẽ giúp công ty làm được việc A, việc B. Bạn hãy tìm hiểu về công ty bạn ứng tuyển, sau đó nêu bật phần năng lực mà bạn nghĩ bạn sẽ giúp được công ty. Ví dụ tôi thấy công ty A chưa làm kinh doanh online, tôi sẽ ghi vào CV rằng; Tôi đã đã xây dựng phòng kinh doanh online từ con số 0 đạt doanh số 24 tỉ/năm trong 1,5 năm.

Việc đưa ra năng lực giúp giải quyết vấn đề của công ty sẽ đánh đúng vào nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó bạn sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và lợi thế cạnh tranh vượt trội so với những người khác. Và vẫn như mọi khi hãy đưa vấn đề kèm với những con số chứng minh.

4. Những lưu ý khi viết CV xin việc

Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về cách viết CV xin việc cho nhiều trường hợp khác nhau. Bạn có thể đã hình dung ra được phần nào về những gì bạn cần đưa vào CV. Tuy vậy để phát huy được chức năng của CV xin việc một cách tối đa.  Tôi sẽ chia sẻ cho bạn thêm một số lưu ý trong cách viết CV thường bị quả qua. Vậy những lưu ý trong khi thiết kế CV xin việc bạn cần biết là gì?

Lưu ý 1: Không được sai lỗi chính tả

Lỗi chính là là một trong những lỗi không thể chấp nhận được trong một bản CV. Cho dù bạn dùng quen từ địa phương, nói ngọng hay bất cứ một lý do nào cũng không thể bào chữa. Việc để sảy ra lỗi chính tả thể hiện sự cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp và không coi trọng việc bạn đang làm.

Hãy rà soát một cách kỹ lưỡng từng câu từng từng mà bạn sử dụng. Đọc đi đọc lại và có thể nhờ người khác kiểm tra hộ. Những từ nào bạn không chắc chắn về cách viết hãy tìm kiếm chúng trên google để đảm bảo không có sai sót. Tôi từng quen rất nhiều nhà tuyển dụng kỹ tính, họ ngay lập tức loại bỏ CV chỉ vì lỗi sai chính tả.

Lưu ý 2: Chú ý đến căn lề và bố cục

Lưu ý thứ 2 mà bạn không được phép mắc sai lầm là căn lề và bố cục của CV xin việc. Nhiều bạn không hiểu bằng cách nào đó viết liên tục không ngắt nghỉ không chia đoạn. Nhiều bạn lại mắc phải lỗi không căn lề 2 bên. Bạn hình dung bộ phận nhân sự nhận được hàng trăm thậm chí hàng nghìn CV mỗi ngày. Nếu CV của bạn làm họ khó chịu thì không lý do gì họ phải mất thời gian để xem nội dung bên trong cả. Hãy đảm bảo rằng mọi đoạn văn được căn chỉnh một cách hợp lý, giãn dòng, font chữ, cỡ chữa và căn lề hết sức cẩn thận.

Lưu ý 2: Từ ngữ chân thành khiêm tốn.

Mục tiêu của CV là phô bày ra những thành tích, năng lực cá nhân của bạn. Cách viết CV đúng là sử dụng câu từ khiêm tốn đúng mực. Không quá phô trương nhưng phải lột tả một cách đầy đủ và việc rất khó. Bạn phải tránh những từ có tính khoe mẽ quá mức như: Tôi làm được những việc không ai làm; Tôi lã xuất sắc làm được; Tôi đã làm rất tốt;… Những điều này thường gây cho nhà tuyển dụng cảm giác khó chịu. Vì bản chất con người rộng lượng đến mấy cũng không thích những người luôn cho mình ở trên mọi người.

Lưu ý 3: Nội dung cần có liên kết dẫn chứng.

Trong phần cách viết CV xin việc tôi luôn nhắc đi nhắc lại về việc dẫn chứng các con số. Và đây cũng là lưu ý mà bạn cần phải nhớ để thêm vào CV. Công việc yêu cầu kế hoạch làm việc, có quá trình và đánh giá. Không ai muốn nhận một nhân viên mà không đánh giá được những gì mình nói và mình làm. Vì vậy hãy để cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người luôn kiểm soát được mọi thông tin.

Lưu ý 4: Viết CV Không được gian dối.

Trong mọi hướng dẫn về cách viết CV tôi luôn đề cập đến tính trung thực. Trung thực là đức tính tối thiểu bạn cần có trong một môi trường tập thể. Bạn hãy ghi đúng những gì bạn có ban trải qua vào CV của mình. Nhưng như đã chia sẻ, trung thực không phải cái gì cũng phô bày. Trung thực là việc nói đúng sự thật, còn việc chọn lọc thông tin nào để chia sẻ trong CV xin việc là quyền của bạn.

Lưu ý 5: Viết CV không được lan man.

Lưu ý cuối cùng trong cách viết CV xin việc là nội dung phải ngắn gọn, xúc tích và logic. CV là cách mô tả ngắn gọn về con người và quá trình làm việc của bạn. CV tuyệt đối không được là bản kể lể cuộc đời bạn. Ngoài ra tính thống nhất của Cv cũng vô cùng quan trọng, mọi thông tin đều cần logic liên quan. Ít nhất bạn cũng nên tạo ra một câu chuyện, sợi dây liên kết giữa các thông tin mà bạn đưa ra. Ví dụ Tính cách là 1 người năng động, hoà đồng. Thì kinh hoạt động ngoại khoá cũng phải liên quan, và công việc của bạn cũng phải liên quan đến tính cách này.

5. Những trang tạo CV Online.

Có rất nhiều cách tạo CV khác nhau, bạn có thể thiết kế cv bằng các phần mềm thiết kế đồ hoạ, word, hay các trang online. Trong đó 80 người tìm việc sử dụng các trang tạo CV online, 15% sử dụng word và 5% sử dụng các công cụ khác. Nếu bạn không thể tự thiết kế được một bản Cv cho riêng mình thì có thể sử dụng các trang web. Dưới đây là một vài trang giúp tạo CV online mà bạn có thể tham khảo.

1. Trang tạo xin việc CV Timviec365.vn

Trong top 1 tìm ở hầu hết các từ khoá tiếng Việt timviec365.vn là lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể chọn các mẫu CV xin việc có sẵn, hoặc tự thiết kế một mẫu CV như ý. timviec365 có giao diện thân thiện, dễ dàng thao tác. Điều quan trọng cũng là điểm nhấn đặc biệt của trang web này là hỗ trợ đa ngôn ngữ. Hàng nghìn mẫu CV khá nhau ở nhiều lĩnh vực được thiết kế với phong cách riêng độc đáo.

2. Trang tạo CV xin việc – TopCv

Ai đã từng làm CV online chắc chắn không thể biết tới Top CV. Đây là một trang web cung cấp dịch vụ tạo CV online vô cùng nổi tiếng. Với giao diện thân thiện nhiều tính năng thông minh dễ dàng thao tác. Tốc độ phản hồi của trang cũng rất nhanh giúp người dùng dễ dàng thiết kế bản CV độc lạ và ấn tượng. Ngoài ra điều mà nhiều người thích Topcv đó là kho mẫu CV vô cùng lớn đáp ứng hầu hết nhu cầu của người dùng.

3. Trang tạo CV xin việc – CV marker

Nếu bạn là người giỏi tiếng anh và muốn tạo một Cv xin việc bằng tiếng anh đẹp thì dây là một lựa chọn tốt. CVmaker cung cấp nhiều lựa chọn đặt biệt về tính năng và cách thức sử dụng; CVmaker nhận được nhiều phản hồi tích cực. Các mẫu thiết kế của CVmaker tập trung vào sự động đáo và ấn tượng cá nhân. Như đã nói ở trên CVmaker hướng tới đối tượng sử dụng tốt ngôn ngữ tiếng anh. Vì vậy nếu bạn không thực sự thành thạo thì việc tạo một Cv xin việc trên trang này lại không dễ dàng.

4. Trang tạo CV xin việc – Vietnamwork.

Trên thực tế Vietnamwork không phải một trang chuyên hỗ trợ tạo CV xin việc. Vietnamwork được sinh ra với mục đích kết nối giữ nhà tuyển dụng và người tìm việc. Chính vì thết Vietnamwork không chuyên về CV nhưng nó lại được biết đến khá nhiều. Đặc điểm của CV tạo bởi trang web này là sự chuyên nghiệp, ấn tượng và dành riêng. Có nghĩa rằng CV trên trang hướng tới những người dùng riêng, kén chọn chứ không phổ biết cho tất cả mọi người. Vì vậy số lượng mẫu CV trên trang không quá nhiều, nhưng rất đẹp.

Cách viết Cv xin việc trên trang Vietnamwork

5. Trang tạo CV xin việc – Online CV

Cái tên thứ 5 trong danh sác mà tôi muốn chia sẻ cho bạn là OlineCv. Đây là một trang web được tạo ra với mục đích cạnh tranh trực tiếp với các ông lớn. Vì vậy tính năng và số lượng các mẫu CV có trên trang web là vô cùng ấn tượng. Trang web cho phép bạn tạo ra những mẫu CV cơ ngoài ra chúng cho phép lữu trữ quản lý Cv một cách độc đáo. Nếu như các trang web tạo CV khác không thoả mãn được bạn thì Online CV là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn

Trên đây chỉ là 5 trong số hàng chục trang giúp bạn tạo CV khác nhau. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng với khuôn khổ của một bài viết về chủ đề cách viết CV xin việc thì như vậy là đủ dùng. Nếu như những trang tạo CV online mà tôi vừa giới thiệu chưa làm bạn hài lòng, bạn có thể tìm kiếm thêm các trang khác trên mạng. Trong trường hợp bạn muốn tự tay thiết kế kế và học cách viết Cv của riêng bạn bạn có thể học thiết kế bằng photoshop hoặc ác phần mềm đồ hoạ khác nhé.

Pass Giải Nén: 26072016

Tạm kết về cách viết CV xin việc.

Như vậy Tuhocdohoa.vn vừa cùng các bạn tìm hiểu một cách cơ bản về Cách viết CV hay cách tạo CV xin việc ấn tượng. Có thể bạn thấy rằng nội dung về chủ đề cách viết Cv xin việc này chúng tôi trình bày quá dài. Tuy vậy tôi nghĩ rằng nó cần thiết. Với từng đó nội dung chúng tôi chia sẻ tôi vẫn cảm thấy là chưa đủ, vì thực sự Cv như là tấm vé của cuộc đời bạn vậy. Hãy cố gắng nghiên cứu để tạo ra một bản CV xin việc ấn tượng và xuất sắc.

Mong rằng với chủ đề Cách viết CV xin việc có thể làm hài lòng các bạn một phần nào đó. Trong quá trình tham khảo nội dung bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi nào hãy để lại ở phần bình luận bên dưới bài viết. Tự Học Đồ Hoạ sẽ giải đáp ngay lập tức tất cả các thắc mắc đó của các bạn.

Từ khóa » Cách Viết Cv đơn Giản